- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sinh lý hoạt động trí nhớ
Sinh lý hoạt động trí nhớ
Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin về môi trường ngoài tác dụng lên cơ thể. Nơi lưu giữ thông tin, chủ yếu là những cấu trúc của não, có tác giả cho rằng ở cả phần dưới cuả hệ thần kinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin về môi trường ngoài tác dụng lên cơ thể. Nơi lưu giữ thông tin, chủ yếu là những cấu trúc của não, có tác giả cho rằng ở cả phần dưới cuả hệ thần kinh.
Có thể so sánh một cách đơn giản, nơi lưu giữ thông tin đó như bộ nhớ của máy tính, hay ngăn kéo hồ sơ lưu giữ tư liệu một cơ quan, đó là “ký ức của ta”.
Sự nhớ lại, hay hồi tưởng lại, là sự tái diễn lại quá trình đạt xung động thần kinh qua xy náp theo phương hướng và trình tự trước đây đã diễn ra do môi trường ngoài đã tác động lên giác quan, nay không còn tác động môi trường ngoài nữa, nhưng quá trình thần kinh đó vẫn tự tái diễn lại trong não.
Phân loại trí nhớ
Theo sự hình thành trí nhớ
Phụ thuộc vào quá trình hình thành và đặc điểm người ta chia trí nhớ thành nhiều loại: trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ ngôn ngữ.
Trí nhớ hình tượng:
Là trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận các kích thích thông qua các giác quan.
Tuỳ theo đối tượng được tiếp nhận và cơ quan phân tích nào tiếp nhận người ta phân trí nhớ hình tượng thành:
Trí nhớ hình tượng thị giác.
Trí nhớ hình tượng thính giác
Trí nhớ hình tượng xúc giác
Trí nhớ hình tượng vị giác.
Trong việc ghi nhớ đối tượng, sự kiện nào đó có sự tham gia không phải một mà nhiều cơ quan phân tích.
Trí nhớ hình tượng được chóng hình thành và bền vững khi có sự tham gia của nhiều cơ quan phân tích. Ví dụ: trong việc học ngoại ngữ vừa nghe, vừa đọc bằng mắt, vừa viết bằng tay và phát âm thành tiếng, thường cho kết quả nhanh hơn và nhớ lâu hơn so với trường hợp chỉ đọc bằng mát.
Trí nhớ vận động:
Được hình thành trên cơ sở thực hiện những động tác cụ thể. Ví dụ như đánh đàn, điều khiển máy móc, tập thể dục dụng cụ, đi xe đạp, cầm đũa ăn cơm v.v...
Trong quá trình lao động, học tập nhờ có trí nhớ vận động mà ta có thể hình thành được kỹ năng, kỷ xảo trong nhiều nghề nghiệp khác nhau.
Trí nhớ cảm xúc:
Được biểu hiện bằng các phản ứng cảm xúc và được hình thành trong những điều kiện cơ thể bị tác động bởi các kích thích có khả năng gây ra các cảm xúc như vui, buồn, bực tức, thoả mãn v.v... Các tác nhân gây ra trí nhớ cảm xúc có thể là các kích thích, các sự kiện cụ thể, có thể là tiếng nói.
Trí nhớ ngôn ngữ - logic:
Được hình thành khi tiếp nhận ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết). Đặc điểm của trí nhớ ngôn ngữ - logic là những tín hiệu tiếp nhận được không phải là những hình tượng cụ thể, không phải là âm thanh, màu sắc mà là những từ, những câu với nội dung chứa đựng trong đó.
Đây là loại trí nhớ chỉ có ở người và cũng là trí nhớ chủ đạo ở người, vì nó thể hiện trong tất cả các loại trí nhớ khác và giữ vai trò chủ yếu trong việc lĩnh hội mọi tri thức và tích luỹ mọi kinh nghiệm của loài người.
Theo thời gian tồn tại
Dựa theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong não và cơ chế hình thành có thể chia trí nhớ thành hai loại: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
Trí nhớ ngắn hạn (Short- term memory):
Là trí nhớ về sự vật, sự kiện chỉ duy trì trong não một thời gian rất ngắn (từ vài giây đến mấy chục phút), sau đó ta không thể nhớ lại được nữa. Ví dụ như nhớ số điện thoại. Đa số người ta có thể dễ dàng nhớ 6 con số cần thiết để quay máy điện thoại, nhưng sau khi gọi xong và không có ý định sử dụng lại nữa, thì sau đó không thể nào nhớ lại được con số đó.
Đặc điểm trí nhớ ngắn hạn dễ bị mất dưới tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp của các nơron. Ví dụ như shock điện, shock insulin, chấn thương sọ não, thuốc gây mê, giảm nhiệt độ não.
Trí nhớ dài hạn:
Là trí nhớ các sự kiện, hiện tượng được duy trì rất lâu trong não, có thể tồn tại suốt đời và lúc nào cần có thể nhớ ngay được. Trí nhớ dài hạn bền vững đối với tác dụng của các yếu tố làm mất trí nhớ ngắn hạn.
Cơ chế của trí nhớ
Theo thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, đường liên lạc tạm thời của vỏ não là cơ sở của sự nhớ ý nghĩa của một tín hiệu gây ra phản xạ. Một khi phản xạ đã thành lập, dù sau đó không tiếp tục củng cố, đường liên lạc tạm thời vẫn tiếp tục tồn tại lâu.
Trí nhớ ngắn hạn
Thuyết tăng tính hưng phấn truyền qua xy náp, do Kandel nghiên cứu trên con sên Aplysia, là cơ chế ngắn hạn.
Tóm tắt hiện tượng như sau:
Nơron bài tiết serotonin.
Serotonin hoạt hoá men adenylcyclaze tạo AMPv.
AMPv hoạt hoá proteinkinase gây ức chế kênh kali.
Do đó làm tăng vọt vận chuyển Ca++ qua màng tế bào nơron, làm tăng tính hưng phấn, tức là tăng xu thế truyền đạt qua xy náp.
Bài tiết serotonin và tăng kênh calci là hai khâu được nhiều tác giả coi là chủ yếu trong thuyết tăng tính hưng phấn (facilitation).
Cơ chế nhớ dài hạn
Do biến đổi cấu trúc chức năng tại xy náp.
Hình thành engram nhớ.
Biến đổi cấu trúc chức năng tại xy náp.
Các biến đổi trong cấu trúc thần kinh quan sát được trong quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn thành dạng ổn định.
Các biến đổi cấu trúc thần kinh quan sát được trong quá trình học tập, quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện gồm:
Có sự tăng số lượng các xy náp mới thay đổi khoảng không gian xy náp.
Có sự tăng số lượng các gai trên các sợi nhánh (dendrit).
Có sự tăng số lượng các nhánh và các tế bào glia (neuroglia).
Có sự tăng khối lượng não, trong đó có cả trọng lượng của vỏ bán cầu đại não.
Các biến đổi ở màng trước xy náp:
Giải phóng các chất truyền đạt thần kinh, các neuropeptit ở các tận cùng của sợi trục:
Tạo ra các nucleic vòng.
Sự phosphoryl hoá các protit và một số lipit màng tế bào.
Tổng hợp hàng loạt protein đặc hiệu và các peptit.
Sự hoạt hoá các proteinase, các peptit dễ bị biến đổi của màng tế bào.
Điều này sẽ làm tăng dẫn truyền qua xy náp.
Các quá trình ở màng sau xy náp:
Các chất truyền đạt thần kinh giải phóng: làm thay đổi dòng ion qua màng tế bào, làm thay đổi điện thế màng, tăng nồng độ K+ ở ngoài và các Ca++ trong tế bào.
Một số tác giả (Lynch và Bawdry 1984) cho rằng sự tăng nồng độ ion Ca++ gần màng sau xy náp có tác dụng hoạt hoá protein phụ thuộc canxi (đó là calpein) làm hoạt hoá receptor glutamat có tác dụng làm tăng thời gian dẫn truyền qua xy náp. Cơ chế này có liên quan đến quá trình học tập và ổn định trí nhớ.
Đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế trí nhớ còn có các neuropeptit, như neuropeptit Y, opiat, somatostatin... Các chất này làm tăng khả năng kết hợp giữa các chất dẫn truyền với các receptor màng sau xy náp ( tăng dẫn truyền.
Hình thành engram nhớ
Thuyết phân tử của sự nhớ dựa trên hàng loạt thí nghiệm.
Đầu tiên thí nghiệm của Mc.Connel (1962) tiến hành trên con đỉa phiến (Planarium turbil) còn gọi là con giun dẹp.
Ông chiếu sáng rồi cho điện giật gây phản ứng co cuộn con giun. Sau một số lần củng cố ánh sáng bằng điện giật, thì phản xạ có điều kiện được thành lập. Sau đó chỉ có ánh sáng con giun đã co cuộn lại.
Ông cắt đôi con giun, hai nửa tái sinh vẫn đều có phản xạ có điều kiện đó. Nghiền giun lấy dịch làm thức ăn cho con giun chưa bị điện giật, thì các con giun mới này đều có phản xạ có điều kiện co cuộn với ánh sáng.
Vậy đường liên lạc tạm thời cơ sở của phản xạ có điều kiện là có ở hai nửa con giun, hơn nữa có ở tất cả các mảnh nhỏ của dịch nghiền con giun đầu tiên đã thành lập phản xạ có điều kiện co cuộn với ánh sáng. Thí nghiệm này gợi ý rằng “đường liên lạc tạm thời” cơ sở của phản xạ có điều kiện co cụm với ánh sáng, là một chất gì đó tan trong khắp cơ thể con giun.
Ungar (1972) thực nghiệm trên chuột. Loài này có bản năng tự nhiên là tránh sáng, thích lẩn vào chỗ tối (sợ mèo bắt, sợ người). Ông cho chuột ở trong môi trường thường xuyên có ánh sáng, và hễ cứ tắt đèn tối om là chuột bị điện giật. Sau một số lần “củng cố” bóng tối bằng điện giật như vậy thì thành lập phản xạ có điều kiện sợ tối ở chuột. Chiết xuất não con chuột đó thu được một peptit 15 gốc axit amin đó là scotophobin tức là chất sợ tối (chữ Hylạp scotos là tối, phobos là sợ).
Những thí nghiệm này gợi ý cho ta là cơ sở vật chất của phản xạ có điều kiện, có thể là một hoá chất, có thể ở não (chuột) hoặc ở khắp cơ thể (giun dẹp), có thể bản chất peptit, hoặc là một phân tử khác.
Nhớ là quá trình thần kinh cao cấp phức tạp. Không nên coi một thuyết nào về cơ chế của sự nhớ là tuyệt đối và vĩnh viễn. Mỗi thuyết được xây dựng từ một loạt thực nghiệm tiến hành trong những điều kiện xác định của thực nghiệm đó, và do đó phản ánh một khía cạnh xác định của sự nhớ. Không nên coi các thuyết khác nhau là bác bỏ lẫn nhau, mà nên coi chúng bổ xung nhau để giúp ta hiểu nhiều cơ chế diễn biến, nhiều khía cạnh thể hiện của sự nhớ trong hệ thần kinh chúng ta.
Bài viết cùng chuyên mục
Vai trò của các nhân não và tiền đình: nâng đỡ cơ thể chống lại trọng lực
Các nhân lưới được chia làm 2 nhóm chính: các nhân lưới ở cầu não, nằm ở phía sau bên của cầu não và kéo dài tới hành não, các nhân lưới ở hành não, kéo dài suốt toàn bộ hành não, nằm ở cạnh đường giữa.
Đại cương sinh lý thận tiết niệu
Chức năng nội tiết: thận bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa Calci
Trao đổi canxi giữa xương và dịch ngoại bào
Một phần nhỏ dạng canxi dễ trao đổi này cũng là dạng canxi được tìm thấy trong tất cả các tế bào mô, đặc biệt là trong các tế bào có tính thấm cao như gan và đường tiêu hóa.
Tầm quan trọng của trung tâm thưởng phạt của hệ limbic đối với hành vi
Trải nghiệm của con vật qua trải nghiệm cảm giác gây ra trạng thái thưởng hay phạt sẽ được ghi nhớ lại. Điện não đồ cho thấy yếu tố trải nghiệm cảm giác luôn luôn kích thích nhiều vùng trên vỏ não.
Vi tuần hoàn não: hệ thống mao mạch não
Thành của các tiểu động mạch nhỏ sát mao mạch trở lên rất dày ở những người có tăng huyết áp, và các tiểu động mạch đó duy trì tình trạng co thắt rõ rệt liên tục nhằm ngăn áp lực cao truyền đến mao mạch.
Cử động định hình của mắt: cử động làm cho mắt tập trung
Vận động chú ý tự ý được điều hòa bởi một vùng vỏ não ở hai bên vùng tiền vận động của thùy trán. Mất chức năng hai bên hoặc tổn thương vùng này gây khó khăn cho việc mở khóa mắt.
Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật
Các bào quan và thể vùi nằm lơ lững trong dịch tế tương. Từ bào tương (cytoplasm) dùng để bao hàm cả dịch tế bào, tất cả các bào quan.
Trao đổi khí ở phổi: vật lý của sự khuếch tán khí và phân áp khí
Áp suất được gây ra bởi tác động của phân tử chuyển động chống lại bề mặt, do đó, áp lực của khí tác động lên bề mặt của đường hô hấp và các phế nang cũng tỷ lệ thuận với lực tác động mà tất cả các phân tử khí ở bề mặt ngoài.
Hệ thống tim mạch trong tập luyện thể thao
Lượng máu chảy trong cơ có thể tăng tối đa khoảng 25 lần trong bài tập vất vả nhất. Hầu hết một nửa mức tăng này là kết quả do giãn mạch gây ra bởi những tác động trực tiếp của việc tăng trao đổi chất trong cơ.
Insulin kích hoạt receptor tế bào đích và những kết quả mang lại
Insulin liên kết với tiểu đơn vị của thụ thể của nó, gây ra quá trình tự phosphoryl hóa thụ thể - tiểu đơn vị, từ đó gây ra hoạt hóa tyrosine kinase.
Nhiệt cơ thể trong tập luyện thể thao
Mức tiêu thụ oxy bởi cơ thể có thể tăng lên đến 20 lần trong vận động viên tập luyện tốt và lượng nhiệt giải phóng trong cơ thể là gần như tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ oxy, một lượng lớn nhiệt được đưa vào nội bộ mô của cơ thể.
Chẩn đoán sinh lý đái tháo đường
Các hiệu ứng cơ bản của tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin đến quá trình chuyển hóa glucose là ngăn chặn sự hấp thu và sử dụng hiệu quả glucose của hầu hết các tế bào của cơ thể, ngoại trừ những tế bào trong não.
Cung lượng tim: mối liên quan với tuần hoàn tĩnh mạch bình thường
Tăng áp lực tâm nhĩ phải nhẹ cũng đủ gây ra giảm tuần hoàn tĩnh mạch đáng kể, vì khi tăng áp lực cản trở dong máu, máu ứ trệ ở ngoại vi thay vì trở về tim.
Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển
Ảnh hưởng quan trọng của hormon tuyến giáp là thúc đẩy trưởng thành và phát triển của não trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau sinh.
Vùng tiền vận động: chức năng vận động của vỏ não và thân não
Vùng tiền vận động nằm trước vùng vận động sơ cấp 1-3 cm. Nó trải dài từ rãnh bên (khe Sylvia) đến khe dọc giữa, nơi nó tiếp giáp với vùng vận động bổ sung (vùng có những chức năng giống với vùng tiền vận động).
Trao đổi chất của cơ tim
ATP này lần lượt đóng vai trò như các băng tải năng lượng cho sự co cơ tim và các chức năng khác của tế bào. Trong thiếu máu mạch vành nặng, ATP làm giảm ADP, AMP và adenosine đầu tiên.
Điều hòa glucose máu
Khi lượng đường trong máu tăng lên đến một nồng độ cao sau bữa ăn và insulin tiết ra cũng tăng lên, hai phần ba lượng đường hấp thu từ ruột là gần như ngay lập tức được lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan.
Giải phẫu chức năng của khu liên hợp vỏ não
Những khu vực liên hợp cũng có phân hóa chuyên môn riêng của nó. Các khu vực liên hợp quan trọng bao gồm: (1) khu liên hợp đỉnh- chẩm, (2) khu liên hợp trước trán, và (3) khu liên hợp hệ viền.
Trí nhớ trung hạn của con người
Bằng cách gián tiếp, mục đích của kích thích cúc tận cùng được thuận hóa ở cùng thời gian cúc tận cùng cảm giác được kích thích gây ra kéo dài tăng độ nhạy của cúc tận cùng cảm giác, thành lập dấu vết trí nhớ.
So sánh tế bào trong cơ thể người với những dạng sống dưới tế bào
Những chất hóa học bên cạnh acid nucleic và những protein đơn giản trở thành những phần của sinh vật, và những chức năng chuyên biệt bắt đầu phát triển ở nhiều phần khác nhau của virus.
Các tế bào tiết nhầy bề mặt dạ dày
Chất nhầy nhớt bao phủ biểu mô của dạ dày dưới dạng một lớp gel thường dày hơn 1 mm, do đó cung cấp lớp vỏ bọc bảo vệ quan trọng cho thành của dạ dày, cũng như góp phần bôi trơn để sự vận chuyển thức ăn được dễ dàng.
Các yếu tố gây ra điện thế hoạt động
Sự khởi đầu của điện thế hoạt động cũng làm cho cổng điện thế của kênh kali mở chậm hơn một phần nhỏ của một phần nghìn giây sau khi các kênh natri mở.
Cấu tạo và chức năng các thành phần của răng
Cấu trúc tinh thể của muối làm cho men răng vô cùng cứng, cứng hơn nhiều so với ngà răng. Ngoài ra, lưới protein đặc biệt, mặc dù chỉ chiếm khoảng 1 phần trăm khối lượng men răng, nhưng làm cho răng có thể kháng axit, enzym.
Những emzym tiêu hóa của tuyến tụy
Khi ban đầu được tổng hợp trong các tế bào tụy, những enzyme phân giải protein tồn tại ở trạng thái không hoạt động gồm trypsinogen, chymotrypsinogen và procarboxypolypeptidase.
Tăng huyết áp: gây ra bởi sự kết hợp của tăng tải khối lượng và co mạch
Tăng huyết áp di truyền tự phát đã được quan sát thấy ở một số chủng động vật, bao gồm các chủng chuột, thỏ và ít nhất một chủng chó.