Điện thế nhận cảm: sự chuyển đối kích thích cảm giác thành xung thần kinh

2021-09-03 11:47 AM

Khi điện thế nhận cảm tăng trên ngưỡng sẽ xuất hiện điện thế hoạt động trong sợi thần kinh gắn với receptor, từ đó, điện thế hoạt động sinh ra.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sự nhận biết của chúng ta về những tín hiệu bên trong cơ thể và từ môi trường xung quanh được thực hiện qua trung gian là hệ thống phức tạp các receptor cảm giác giúp phát hiện các kích thích như đụng chạm, âm thanh, ánh sáng, đau, lạnh và nhiệt.

Tất cả các receptor đều có một đặc điểm chung. Bất kể loại kích thích nào tác động lên receptor, nó sẽ ngay lập tức làm thay đổi điện thế màng tại receptor. Sự thay đổi điện thế này được gọi là điện thế nhận cảm.

Cơ chế của điện thế nhận cảm

Các receptor khác nhau có thể bị kích thích bằng một vài cách để tạo ra điện thế nhận cảm: (1) bằng sự biến dạng cơ học của receptor, làm căng giãn màng receptor và mở các kênh ion; (2) bằng cách gắn một chất hoá học lên màng tế bào, cũng làm mở các kênh ion; (3) bằng cách thay đổi nhiệt độ của vùng màng, làm biến đổi tính thấm của màng; hoặc (4) bằng ảnh hưởng của sóng điện từ, như là ánh sáng tác động lên receptor thị giác ở võng mạc mắt, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp đặc tính của màng receptor và cho phép các ion đi qua các kênh của màng.

Nhìn chung, có 4 cách kích thích các receptor tương ứng với các loại receptor cảm giác khác nhau đã biết. Trong những trường hợp này, nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi điện thế màng là sự thay đổi tính thấm của màng chứa receptor, cho phép các ion khuếch tán nhiều hay ít qua màng, từ đó, làm thay đổi điện thế của màng vận chuyển.

Độ lớn cực đại của điện thế nhận cảm

Độ lớn cực đại của đa số điện thế nhận cảm cảm giác vào khoảng 100 milivon, nhưng nó chỉ xuất hiện khi kích thích cảm giác có cường độ cực đại. Điện thế cực đại này được ghi lại từ điện thế hoạt động và cũng là sự thay đổi điện thế màng khi màng trở nên tăng thấm cực đại với các ion.

Mối liên quan giữa điện thế nhận cảm và điện thế hoạt động

Khi điện thế nhận cảm tăng trên ngưỡng sẽ xuất hiện điện thế hoạt động trong sợi thần kinh gắn với receptor, từ đó, điện thế hoạt động sinh ra. Chú ý rằng điện thế nhận cảm tăng trên ngưỡng càng nhiều thì tần số điện thế hoạt động sẽ càng lớn.

Mối quan hệ giữa điện thế thụ thể và điện thế hoạt động

Hình. Mối quan hệ giữa điện thế thụ thể và điện thế hoạt động khi điện thế thụ thể tăng lên trên mức ngưỡng.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị