- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Giải phẫu sinh lý của bài tiết dịch mật
Giải phẫu sinh lý của bài tiết dịch mật
Thành phần của dịch mật ban đầu khi được bài tiết bởi gan và sau khi được cô đặc trong túi mật. Phần lớn chất được bài tiết bên trong dịch mật là muối mật, chiếm khoảng một nửa trong tổng số các chất được hòa tan trong dịch mật.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Một trong nhiều hoạt động của gan là bài tiết dịch mật, bình thường vào khoảng 600 đến 1000 ml/ngày. Dịch mật phục vụ 2 hoạt động quan trọng:
Đầu tiên, dịch mật có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa và hấp thu chất béo, không phải do bất kỳ enzyme nào trong dịch mật gây ra sự tiêu hóa chất béo, mà là do các acid mật trong dich mật thực hiện 2 hoạt động: (1) Chúng nhũ tương hóa các phần mỡ lớn trong thức ăn thành nhiều phần cực nhỏ, do đó bề mặt của chúng mới có thể bị tấn công bởi các enzyme lipase có trong dịch tụy, (2) chúng tăng cường khả năng hấp thu các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của chất béo thông qua màng niêm mạc ruột.
Thứ hai, dịch mật hoạt động nhằm bài tiết một vài sản phẩm phân hủy quan trọng từ máu. Những sản phẩm thải này bao gồm billirubin- một sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của sự phân hủy hemoglobin, và cholesterol dư thừa.
Dịch mật được bài tiết từ gan qua 2 giai đoạn:
1. Phần đầu tiên của sự bài tiết được thực hiện nhờ các đơn vị chức năng cơ bản của gan, là các tế bào gan, dịch bài tiết ban đầu chứa một lượng lớn acid mật, cholesterol và những thành phần hữu cơ khác. Chúng được bài tiết vào trong các vi quản mật bắt nguồn từ giữa các tế bào gan.
2. Tiếp theo, dịch mật chảy trong các vi quản mật tới vách ngăn giữa các tiểu thùy, nơi mà dịch trong vi quản mật được đổ vào các ống mật gian tiểu thùy, dần dần sau đó tới các ống mật lớn hơn, cuối cùng đổ vào các ống gan và ống mật chung. Từ các ống này, dịch mật được đổ trực tiếp vào trong tá tràng hoặc được chuyển sang túi mật trong khoảng vài phút cho tới vài giờ thông qua ống túi mật.
Hình. Bài tiết của gan và làm rỗng túi mật.
Trong quá trình qua các ống mật, thành phần thứ hai của dịch bài tiết từ gan được thêm vào dịch mật ban đầu. Dịch bài tiết bổ sung này là một dung dịch tan trong nước gồm ion Na+ và HCO3- được bài tiết bởi các tế bào nội mô lót trong thành các ống nhỏ và ống lớn. Dịch bài tiết thứ phát này đôi khi làm tăng tổng lượng dịch mật lên 100%. Dịch bài tiết thứ phát này được kích thích đặc hiệu bởi Secretin, gây ra sự giải phóng một lượng bổ sung HCO3- vào tổng lượng bải tiết ion bicacbonat trong dich tụy (để trung hòa lượng acid được đổ từ dạ dày vào tá tràng).
Chứa đựng và cô đặc dịch mật trong túi mật
Dịch mật được bài tiết liên tục bởi các tế bào gan, nhưng phần lớn trong số chúng sẽ được chứa trong túi mật cho đến khi cần được sử dụng ở tá tràng. Thể tích tối đa mà túi mật có thể chứa đựng chỉ khoảng 30 - 60 ml. Tuy nhiên, sự bài tiết dịch mật trong vòng 12h (vào khoảng 450 ml) có thể đựng hoàn toàn trong túi mật do nước, Cl -, và những điện giải nhỏ khác được liên tục tái hấp thu qua niêm mạc của túi mật, cô đặc các thành phần còn lại của dịch mật bao gồm muối mật, cholesterol, lecithin, và bilirubin.
Phần lớn sự tái hấp thu của túi mật được tạo ra bởi sự vận chuyển chủ động ion Na+ vào trong biểu mô của túi mật và sự vận chuyển này kéo theo sự tái hấp thu thứ phát ion Cl-, nước và các thành phần có khả năng khuếch tán khác. Dịch mật được cô đặc khoảng 5 lần bằng cách thông thường này, nhưng chúng có thể được cô đặc tối đa khoảng 20 lần.
Thành phần của dịch mật
Thành phần của dịch mật ban đầu khi được bài tiết bởi gan và sau khi được cô đặc trong túi mật. Phần lớn chất được bài tiết bên trong dịch mật là muối mật, chiếm khoảng một nửa trong tổng số các chất được hòa tan trong dịch mật. Bilirubin, cholesterol, lecithin và các điện giài thông thường trong huyết tường cũng được bài tiết hoặc bài xuất với một nồng độ cao.
Trong quá trình cô đặc trong túi mật, nước và một phần lớn điện giải (trừ ion Ca 2+) được tái hấp thu bởi niêm mạc túi mật; về cơ bản tất cả những thành tố khác, đặc biệt là muối mật và các chất lipid như cholesterol và lecithin, không được tái hấp thu và do đó được tập trung với nồng độ cao trong dịch túi mật.
Bảng. Thành phần mật
Cholecystokinin kích thích sự co bóp túi mật
Khi thức ăn bắt đầu được tiêu hóa ở phần trên của đường tiêu hóa, túi mật bắt đầu co bóp, đặc biệt khi thức ăn giàu chất béo đến tá tràng - khoảng 30 phút sau bữa ăn. Cơ chế của sự co bóp túi mật là sự co bóp có nhịp điệu của thành túi mật, nhưng sự làm rỗng túi mật hiệu quả cũng đòi hỏi sự giãn đồng thời của cơ thắt Oddi, vốn có vai trò như một vòng chắn ngăn cản sự thoát của dịch mật vào trong tá tràng.
Yếu tố kích thích có hiệu lực nhất trong việc gây ra sự co bóp của túi mật là hormone CCK. Đây là cùng loại hormone CCK gây ra sự tăng bải tiết các enzyme tiêu hóa ở các tế bào tiểu thùy tuyến tụy như đã được nói ở trên. Sự kích thích CCK từ niêm mạc tá tràng đi vào trong dòng máu chủ yếu là do sự xuất hiện của thức ăn giàu chất béo trong tá tràng.
Túi mật cũng nhận được sự kích thích ít mạnh mẽ hơn của các sợi thần kinh bài tiết acetylcholine, gồm cả sợi thần kinh phế vị và cả hệ thống thần kinh ruột. Chúng là những sợi thần kinh giống với các sợi điều khiển các nhu động và cơ chế bài tiết ở những phần khác của đường tiêu hóa trên. Tóm lại, túi mật đổ dịch mật được cô đặc chứa bên trong nó vào tá tràng chủ yếu là do sứ đáp ứng với kích thích của CCK - do thức ăn giàu chất béo khởi đầu kích thích. Khi không có chất béo trong thức ăn, túi mật đổ rất ít dịch mật, nhưng khi một lượng cần thiết chất béo có mặt, túi mật sẽ đổ hoàn toàn hết trong vòng 1 giờ.
Bài viết cùng chuyên mục
Tế bào: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi trường tập trung của oxygen, glucose, các ion, amino acid, chất béo và các chất cần thiết khác trong một môi trường.
Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi
Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.
Những emzym tiêu hóa của tuyến tụy
Khi ban đầu được tổng hợp trong các tế bào tụy, những enzyme phân giải protein tồn tại ở trạng thái không hoạt động gồm trypsinogen, chymotrypsinogen và procarboxypolypeptidase.
Trao đổi chất qua thành mạch máu: cân bằng starling
Lượng dịch lọc ra bên ngoài từ các đầu mao động mạch của mao mạch gần bằng lượng dịch lọc trở lại lưu thông bằng cách hấp thu. Chênh lệch một lượng dịch rất nhỏ đó về tim bằng con đường bạch huyết.
Sự đào thải các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể
Nhiều cơ quan được liên kết gián tiếp loại bỏ chất thải trao đổi chất, hệ thống bài tiết chỉ các cơ quan được sử dụng để loại bỏ và bài tiết các thành phần phân hủy.
Vai trò của insulin trong chuyển đổi carbohydrate và chuyển hóa lipid
Khi nồng độ glucose máu cao, insulin được kích thích bài tiết và carbohydrate được sử dụng thay thế chất béo. Glucose dư thừa trong máu được dự trữ dưới dạng glycogen và chất béo ở gan, glycogen ở cơ.
Canxi và photphatase trong dịch ngoại bào và huyết tương
Những tế bào dễ bị kích thích rất nhạy cảm với sự thay đổi của nồng độ ion canxi, nếu tăng quá ngưỡng bình thường gây giảm hoạt động của hệ thần kinh; ngược lại, giảm nồng độ canxi trong máu (hạ canxi máu) làm cho các tế bào thần kinh trở nên dễ bị kích thích hơn.
Tăng huyết áp: thất bại của tăng kháng lực ngoại biên khi dịch vào và chức năng thận không thay đổi
Khi tổng kháng ngoại vi tăng mạnh, huyết áp động mạch không tăng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu thận tiếp tục hoạt động bình thường, sự gia tăng cấp tính huyết áp thường không được duy trì.
Các con đường thần kinh để sợi cảm giác đi tới vỏ não vận động
Khi tiếp nhận các thông tin cảm giác, vỏ não vận động hoạt động cùng với nhân nền và tiểu não kích hoạt một chuỗi đáp ứng vận động phù hợp. Các con đường quan trọng để các sợi cảm giác tới vỏ não vận động.
Tăng vận chuyển ô xy đến mô: CO2 và H+ làm thay đổi phân ly oxy-hemoglobin (hiệu ứng bohr)
Khi máu đi qua các mô, CO2 khuếch tán từ tế bào ở mô vào máu, sự khuếch tán này làm tăng PCO2 máu, do đó làm tăng H2CO3 máu (axit cacbonic) và nồng độ ion H+. Hiệu ứng này sẽ làm chuyển dịch đồ thị phân ly oxy- hemoglobin sang bên phải và đi xuống.
Các vùng liên hợp: cảm giác thân thể
Kích thích điện vào vùng liên hợp cảm giác bản thể có thể ngẫu nhiên khiến một người tỉnh dậy để thí nghiệm một cảm nhận thân thể phức tạp, đôi khi, chỉ là “cảm nhận” một vật thể như một con dao hay một quả bóng.
Chức năng của các vùng vỏ não riêng biệt
Bản đồ mô tả một số chức năng vỏ não được xác định từ kích thích điện của vỏ não ở bệnh nhân tỉnh táo hoặc trong quá trình thăm khám bệnh nhân sau khi các vùng vỏ não bị xóa bỏ.
Tác dụng ngoài nhân của Aldosterol và các hormon steroid khác
Tác động ngoài nhân này do gắn với steroid trên reeceptor màng tế bào mà được cùng với các hệ thống truyền tin thứ hai, tương tự như dùng truyền tín hiệu của hormon peptid.
Sinh lý sự trao đổi chất giữa các dịch cơ thể
Các chất từ huyết tương đi qua thành mao mạch bằng phương thức nhập bào vào tế bào nội mô, rồi thì chúng được xuất bào vào dịch kẽ.
Canxi ở huyết tương và dịch nội bào
Nồng độ canxi trong huyết tương chỉ chiếm khoảng 1 nửa tổng. Canxi dạng ion tham gia vào nhiều chức năng ,bao gồm tác dụng của canxi lên tim, hệt thần kinh, sự tạo xương.
Thuốc và vận động viên thể thao
Một vài vận động viên đã được biết đến là chết trong các sự kiện thể thao vì sự tương tác giữa các thuốc đó và norepinephrine, epinephrine được giải phóng bởi hệ thống thần kinh giao cảm trong khi tập luyện.
Các yếu tố gây ra điện thế hoạt động
Sự khởi đầu của điện thế hoạt động cũng làm cho cổng điện thế của kênh kali mở chậm hơn một phần nhỏ của một phần nghìn giây sau khi các kênh natri mở.
Vai trò của vùng dưới đồi điều hòa nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ của cơ thể được điều chỉnh hầu như hoàn toàn bởi cơ chế điều khiển thần kinh, và hầu hết mọi cơ chế này tác dụng thông qua trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi.
Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim
Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.
Điện thế từ một khối hợp bào của cơ tim khử cực: di chuyển dòng điện quanh tim trong suốt chu kỳ tim
Ngay sau khi một vùng hợp bào tim trở thành phân cực, điện tích âm bị rò rỉ ra bên ngoài của các sợi cơ khử cực, làm cho một phần của mặt ngoài mang điện âm.
Hệ thần kinh thực vật chi phối đường tiêu hóa
Sự kích thích hệ giao cảm sẽ ức chế hoạt động của đường tiêu hóa, đối lập với hệ phó giao cảm. Nó tác động theo 2 đường: tác dụng trực tiếp của norepinephrine và do norepinephrine.
Sinh lý tiêu hóa ở ruột già (đại tràng)
Ruột già gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Quá trình tiêu hóa ở ruột già không quan trọng, bởi vì khi xuống đến ruột già, chỉ còn lại những chất cặn bả của thức ăn.
Sinh lý điều hòa hô hấp
Ở những trạng thái khác nhau của cơ thể, hoạt động của trung tâm hô hấp cần phải điều chỉnh để giữ PO2, PCO2, pH máu chỉ thay đổi trong giới hạn hẹp.
Cung lượng tm: sự điều chỉnh thông qua tuần hoàn tĩnh mạch - nguyên lý Frank - starling
Dưới điều kiện sinh lý bình thường, cung lượng tim được kiểm soát bằng các yếu tố ngoại biên, được xác định bởi tuần hoàn tĩnh mạch.
Khả năng duy trì trương lực của mạch máu
Khả năng thay đổi trương lực của tĩnh mạch hệ thống thì gấp khoảng 24 lần so với động mạch tương ứng bởi vì do khả năng co giãn gấp 8 lần và thể tích gấp khoảng 3 lần.