Giai đoạn thể tích và áp lực của tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch

2020-08-11 03:28 PM

Sự duy trì trương lực là một trong những cách hệ tuần hoàn tự động thích nghi trong thời gian khoảng vài phút đến vài giờ nếu lượng máu bị mất sau một xuất huyết nặng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Một cách tiện lợi cho việc biểu diễn mối liên quan giữa áp lực lên thể tích trong một mạch máu hoặc ở trong bất kì phần nào của hệ tuần hoàn là sử dụng đường cong thể tích- áp lực. Đường cong liền màu đỏ trong hình mô tả tương ứng, đường thể tích-áp lực của hệ thống động mạch và tĩnh mạch bình thường, chỉ ra rằng khi hệ thống động mạch của một người lớn trung bình (bao gồm tât cả các động mạch lớn, động mạch bé và các tiểu động mạch) được đổ đầy với khoảng 700ml máu thì áp lực động mạch chính khoảng 100mmHg, khi chúng được đổ đầy chỉ với 400ml máu thì áp lực trở về 0 trong toàn bộ hệ thống tĩnh mạch, thể tích bình thường nằm trong khoảng 2000 đến 3500ml, và sự thay đổi của một vài trăm ml thì chỉ đòi hỏi thay đổi chỉ vài phút mà không hề có sự thay đổi về chức năng của hệ tuần hoàn.

Giai đoạn thể tích áp lực của hệ thống động mạch và tĩnh mạch

Hình. Giai đoạn thể tích-áp lực của hệ thống động mạch và tĩnh mạch, biểu diễn sự kích thích hay ức chế hệ giao cảm tác động lên hệ thống tuần hoàn.

Ảnh hưởng của kích thích và ức chế hệ giao cảm lên mối liên hệ giữa thể tích-huyết áp của hệ thống động mạch và tĩnh mạch

Hình mô tả sự ảnh hưởng lên đường cong thể tích -huyết áp khi hệ giao cảm của mạch bị kích thích hay ức chế. Bằng chứng chỉ ra rằng sự gia tăng sự mềm mại của trương lực cơ thành mạch do kích thích hệ giao cảm sẽ tăng áp lực lên mỗi một thể tích của động mạch hay tĩnh mạch, trong khi ức chế giao cảm sẽ làm giảm áp lực lên mỗi thể tích. Sự điều khiển của các tĩnh mạch theo cách này bằng hệ giao cảm là một cách có giá trị cho việc giảm bớt chiều dài của từng đoạn trong hệ tuần hoàn, như vậy máu truyền cho các đoạn khác. Ví dụ, một sự tăng lên của trương lực mạch trong suốt hệ thống tuần hoàn có thể gây nên một thể tích máu lớn để di chuyển đến tim,là cách chủ yếu mà cơ thể dừng để làm tăng nhịp tim.

Sự điều khiển của hệ giao cảm lên trương lực củ mạch máu cũng rất quan trọng trong quá trình xuất huyết. Sự gia tăng tác động của hệ giao cảm,đặc biệt lên tĩnh mạch, làm co mạch đủ để tuần hoàn duy trì gần như bình thường thậm chí khi mất tối đa 25% tổng lượng máu.

Sự duy trì trương lực của mạch máu

Sự duy trì trương lực nghĩa là một mạch máu biểu hiện sự gia tăng thể tích trong lần đầu thể hiện sựu tăng áp lực lớn, tuy nhiên,sự ngăn cản cơ thành mạch căng giãn mềm mại là cho áp lực trở về mức bình thường trong vòng vài phút đến vài giờ. Sự ảnh hưởng này được biểu diễn ở hình, trong hình này, huyết áp được đo tại một đoạn nhỏ của tĩnh mạch được bịt 2 đầu. Đột ngột thêm vào một lượng máu đến khi huyết áp tăng lên từ 5 đến 12mmHg.

Ảnh hưởng lên huyết áp trong lòng mạch

Hình. Ảnh hưởng lên huyết áp trong lòng mạch khi truyền vào đoạn tĩnh mạch một thể tích máu và sau đó rút ra lượng máu thêm vào để chứng minh nguyên tắc của sự căng trương lực.

Măc dù không rút ra một lượng máu nào sau khi bơm vào nhưng áp lực ngay lập tức giảm xuống gần 9mmHg sau môt vài phút. Nói cách khác, lượng máu thêm vào gây nên sự giãn nở đàn hồi ngay lập tức của tĩnh mạch, nhưng sau đó, các sợi cơ của thành tĩnh mạch băt đầu “rón rén” kéo dài,và sự căng giãn của chúng giảm đi tương ứng. Sự ảnh hưởng này là một đặc điểm của tất cả các mô cơ mềm mại và nó được gọi là sự căng-giãn.

Sự duy trì trương lực là cơ chế đặc biệt làm cho hệ tuần hoàn có thể chứa được lượng máu thêm vào khi cần thiết, ví dụ như trong trường hợp truyền dịch quá tải. Sự duy trì trương lực ngược lại lại là một trong những cách hệ tuần hoàn tự động thích nghi trong thời gian khoảng vài phút đến vài giờ nếu lượng máu bị mất sau một xuất huyết nặng.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị