Sinh lý tiêu hóa ở miệng và thực quản

2013-04-10 08:08 AM

Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền xé thức ăn và trộn đều thức ăn với nước bọt. Nhai là một động tác nửa tự động, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có khi được thực hiện chủ động.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Miệng và thực quản là hai đoạn đầu tiên của ống tiêu hóa, có các chức năng tiêu hóa sau:

Tiếp nhận thức ăn và nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ.

Đưa thức ăn từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản sát ngay phía trên tâm vị của dạ dày.

Phân giải tinh bột chín.

Hoạt động cơ học của miệng và thực quản

Nhai

Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền xé thức ăn và trộn đều thức ăn với nước bọt. Nhai là một động tác nửa tự động, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có khi được thực hiện chủ động.

Nhai tự động:

Khi ăn uống bình thường, đó là một phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích vào niêm mạc miệng tạo nên.

Nhai chủ động:

Khi gặp thức ăn cứng khó nhai hoặc trong ăn uống giao tiếp.

Nuốt

Nuốt là hoạt động cơ học phối hợp giữa miệng và thực quản có tác dụng đẩy thức ăn đi từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản, sát ngay phía trên tâm vị dạ dày.

Động tác nuốt được thực hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu:

Là một động tác nửa tự động, được thực hiện như sau:

Miệng ngậm lại.

Lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng đẩy thức ăn rơi vào họng.

Giai đoạn hai:

Khi thức ăn rơi vào họng thì động tác nuốt chuyển sang giai đoạn hai và từ đây nuốt là 1 phản xạ không điều kiện được gọi là phản xạ ruột.

Phản xạ ruột là một phản xạ đặc biệt của ống tiêu hóa, được thể hiện như sau:

Khi thức ăn kích thích vào một đoạn nào đó của ống tiêu hóa thì đoạn đó và đoạn ở trên sẽ co lại trong khi đoạn dưới giãn ra. Như vậy phản xạ ruột có tác dụng đẩy thức ăn đi tới.

Do phản xạ ruột nên khi thức ăn rơi vào họng, họng sẽ co lại, họng trước (họng miệng) và họng trên (họng mũi) cũng co lại, tiểu thiệt đậy khí thanh quản, trong khi đó phần đầu thực quản giãn ra, kết quả là thức ăn bị đẩy từ họng vào đoạn đầu của thực quản. Ở đây, thức ăn lại kích thích gây ra phản xạ ruột và tiếp tục bị đẩy xuống phía dưới. Cứ thế, thức ăn đi đến đâu, phản xạ ruột xuất hiện ở đó đẩy thức ăn đi dần dần xuống đoạn cuối của thực quản.

Bài tiết nước bọt

Nước bọt là dịch tiêu hóa của miệng có nguồn gốc từ 3 cặp tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và từ một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi...

Nước bọt là dịch tiết hỗn hợp của các tuyến trên. Số lượng khoảng 0,8 - 1 lít/24h.

Thành phần và tác dụng của nước bọt

Nước bọt là một chất lỏng, quánh, có nhiều bọt, pH gần trung tính (khoảng 6,5), gồm các thành phần chính sau đây:

Amylase nước bọt (ptyalin):

Là enzym tiêu hóa glucid, hoạt động trong môi trường trung tính, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường đôi maltose.

Chất nhầy:

Có tác dụng làm các mảnh thức ăn dính vào nhau, trơn và dễ nuốt, đồng thời bảo vệ niêm mạc miệng chống lại các tác nhân có hại trong thức ăn.

Các ion:

Có nhiều loại Na+, K+, Ca2+, Cl-, HCO3-... Trong đó, chỉ có Cl- có tác dụng tiêu hóa thông qua cơ chế làm tăng hoạt tính của amylase nước bọt.

Một vài thành phần đặc biệt:

Nước bọt còn có các bạch cầu và kháng thể, vì vậy nó có tác dụng chống nhiễm trùng.

Kháng nguyên nhóm máu ABO cũng được bài tiết trong nước bọt, vì vậy ta có thể định nhóm máu dựa vào nước bọt.

Một số virus gây ra các bệnh như quai bị, bệnh AIDS... cũng được tìm thấy trong nước bọt ở những bệnh nhân mắc các bệnh này.

Cơ chế bài tiết nước bọt

Nước bọt được bài tiết do thần kinh phó giao cảm chi phối.

Bình thường nước bọt cũng được bài tiết một lượng nhỏ, trừ khi ngủ.

Trong bữa ăn, nước bọt được tăng cường bài tiết do dây phó giao cảm bị kích thích bởi 2 loại phản xạ:

Phản xạ không điều kiện:

Do thức ăn kích thích vào niêm mạc miệng tạo nên. Ngoài thức ăn, một vài tác nhân khác cũng có thể kích thích niêm mạc miệng gây bài tiết nước bọt theo phản xạ không điều kiện, ví dụ: tăng tiết nước bọt ở người viêm răng miệng, ở trẻ mọc răng...

Ngoài ra, kích thích một số nơi khác như ruột, tử cung... cũng tăng tiết nước bọt theo phản xạ không điều kiện, ví dụ: tăng tiết nước bọt ở phụ nữ có thai, ở  người bị nhiễm giun...

Phản xạ có điều kiện:

Do các tác nhân có liên quan đến ăn uống gây ra:

Giờ giấc ăn.

Mùi vị và hình dáng của thức ăn.

Những tiếng động, lời nói, ý nghĩ có liên quan đến ăn uống...

Ở trẻ em, đến 3 - 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ thường tiết ra nhiều do sự kích thích của mầm răng, gọi là chảy nước bọt sinh lý.

Hấp thu ở miệng

Miệng không hấp thu thức ăn nhưng có thể hấp thu một số thuốc như:

Risordan.

Nifedipin...

Các thuốc này có thể ngậm dưới lưỡi để cắt cơn đau thắt ngực hoặc hạ huyết áp.

Bài viết cùng chuyên mục

Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp đến chức năng cụ thể của cơ thể

Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa chất béo, mỡ trong máu và trong gan, nhu cầu vitamin, chuyển hóa cơ sở, trọng lượng cơ thể, dòng máu và lưu lượng tim.

Lượng sợi actin và myosin chồng lên nhau quyết định tăng lực co bóp khi co cơ

Toàn bộ cơ có một lượng lớn của mô liên kết ở trong nó; ngoài ra, các đơn vị co cơ trong các phần khác nhau của cơ không phải luôn luôn co bóp với cùng số lượng.

Đám rối thần kinh cơ ruột và đám rối thần kinh dưới niêm mạc

Đám rối thần kinh cơ ruột không hoàn toàn có tác dụng kích thích vì một số neuron của nó có tác dụng ức chế; tận cùng của các sợi đó tiết ra một chất ức chế dẫn truyền, có thể là “polypeptide hoạt mạch ruột”.

Vấn đề nội tiết ở trẻ sơ sinh

Thông thường, hệ nội tiết của trẻ sơ sinh thường rất phát triển lúc sinh, và đứa trẻ hiếm khi biểu hiện ngay bất cứ bất thường miễn dịch nào. Tuy nhiên, nội tiết của trẻ sơ sinh quan trọng trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Nhĩ thu và thất thu với các sóng: điện tâm đồ bình thường

Trước khi co bóp của cơ có thể xảy ra, sự khử cực phải lan truyền qua cơ. Sóng P xảy ra vào lúc bắt đầu của co bóp của tâm nhĩ, và phức bộ QRS của các sóng xảy ra vào lúc bắt đầu co bóp của tâm thất.

Chức năng dự trữ máu của các tĩnh mạch

Các tĩnh mạch ngoại vi cũng có thể đẩy máu đi bằng cách cũng được gọi là “bơm tĩnh mạch” và chúng thậm chí cũng giúp điều hoà lượng máu ra từ tim.

Thở ô xy toàn phần: tác động lên PO2 ở các độ cao khác nhau

SaO2 ở các độ cao khác nhau trong trường hợp thở oxy toàn phần. Chú ý rằng SaO2 luôn đạt mức trên 90% khi ở độ cao dưới 11900 m, và giảm nhanh xuống 50% ở độ cao 14330 m.

Điều hòa thần kinh của lưu lượng máu ống tiêu hóa

Sự kích thích hệ thần kinh phó giao cảm dẫn truyền tới dạ dày và đại tràng làm tăng lượng máu tại chỗ trong cùng một lúc và làm tăng hoạt động bài tiết của tuyến.

Cơ chế của chất truyền tin thứ hai trong chức năng nội tiết trung gian nội bào

Một trong những cơ chế hormone tác động trong môi trường nội bào là kích thích sự hình thành chất truyền tin thứ hai cAMP phía trong màng tế bào.

Cơ bắp trong tập thể thao: sức mạnh, năng lượng và sức chịu đựng

Người đàn ông được cung cấp đầy đủ testosterone hoặc những người đã tăng cơ bắp của mình thông qua một chương trình tập luyện thể thao sẽ tăng sức mạnh cơ tương ứng.

Rung thất: rối loạn nhịp tim

Rung thất gây ra bởi nhịp phát nhịp trong khối cơ thất, gây ra khử cực toàn cơ thất, tiếp sau đó là 1 nhịp khác, rồi tiếp tục, và cuối cùng điều hòa ngược chính nó để tái khử cưc khối cơ thất liên tục không ngừng.

Sự điều hòa nồng độ canxi cơ thể người

Ngay khi cơ chế canxi dễ trao đổi trong xương kiểm soát nồng độ canxi dịch ngoại bào, cả hệ PTH và calcitonin đều phản ứng. Chỉ trong 3-5 phút sau sự tăng cấp tính của ion canxi, tốc độ tiết PTH giảm.

Loại dịch trong cơ thể người: đo bằng chỉ thị mầu

Dựa trên nguyên tắc bảo toàn vật chất, có nghĩa là tổng lượng vật chất sau khi hòa vào dịch bằng với tổng lượng vật chất trước khi được bơm vào.

Nguyên nhân gây ngoại tâm thu: rối loạn nhịp tim

Ngoại tâm thu thường xuyên gặp trong thông buồng tim, ngoại tâm thu cũng xảy ra khi đứa catheter vào trong buồng thất phải và chén ép nội tâm mạc.

Sự bài tiết ở ruột non và chất nhầy của tuyến brunner ở tá tràng

Hoạt động của chất nhày được bài tiết bởi tuyến Brunner là để bảo vệ thành tá tràng khỏi sự phân giải của dịch vị chứa acid được đưa đến từ dạ dày.

Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa chất béo

Tăng huy động chất béo do cortisol giúp hệ thống chuyển hóa của tế bào sử dụng glucose từ sử dụng acid béo để sinh năng lượng trong khi đói hoăc các căng thẳng khác.

Rung thất: cơ chế phản ứng dây truyền rối loạn nhịp tim

Vòng đầu tiên của kích điện tim gây ra sóng khử cực lan mọi hướng, khiến cho tất cả cơ tim đều ở trạng thái trơ. Sau 25s. một phần của khối cơ này thoát khỏi tình trạng trơ.

Hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non

Hấp thu carbohydrate, hấp thu glucose, hấp thu protein dưới dạng dipeptit, tripeptit hoặc axit amin, hấp thu chất béo và hấp thu các monosaccharide khác.

Các kích thích: sự nhận định cường độ

Nguyên lý Weber-Fechner chỉ chính xác về số lượng cho những cường độ cao hơn của những thí nghiệm cảm giác về thị giác, thính giác và da và kém phù hợp với đa số các loại thí nghiệm cảm giác khác.

Glucagon và tác dụng lên chuyển hóa glucose

Các tác dụng ấn tượng nhất của glucagon là khả năng gây thoái hóa glycogen trong gan, do đó làm tăng nồng độ glucose máu trong vòng vài phút.

Lưu lượng máu qua phổi và phân phối của nó: điều chỉnh phân phối lưu lượng máu phổi

Lưu lượng máu qua phổi cơ bản bằng cung lượng tim. Do đó, các yếu tố kiểm soát chủ yếu cung lượng tim là yếu tố ngoại vi cũng như kiểm soát lưu lượng máu phổi.

Androgen của thượng thận

Androgen thượng thận cũng gây tác dụng nhẹ ở nữ, không chỉ trước tuổi dậy thì mà còn trong suốt cuộc đời, phần lớn sự tăng trưởng của lông mu và nách ở nữ là kết quả hoạt động của các hormon này.

Cử động định hình của mắt: cử động làm cho mắt tập trung

Vận động chú ý tự ý được điều hòa bởi một vùng vỏ não ở hai bên vùng tiền vận động của thùy trán. Mất chức năng hai bên hoặc tổn thương vùng này gây khó khăn cho việc mở khóa mắt.

Đơn vị đo độ khúc xạ của một thấu kính “Diopter”: nguyên lý quang học nhãn khoa

Mức độ bẻ cong các tia sáng của thấu kính được gọi là “độ khúc xạ”. Độ khúc xạ có đơn vị là diopter. Độ khúc xạ của một thấu kính bằng 1m chia cho tiêu cự của nó.

Ảnh hưởng của ion kali và canxi trong hoạt động của tim

Khi có nồng độ cao kali trong dịch ngoại bào sẽ một phần khử cực màng tế bào, làm điện thế màng bớt âm. Khi điện thế màng giảm, cường độ điện thế hoạt đọng cũng giảm, làm cho sự co bóp cơ tim yếu dần.