Dịch vào ra của cơ thể: cân bằng trong trạng thái ổn định

2020-08-28 12:58 PM

Dịch trong cơ thể rất hằng định, bởi vì nó liên tục được trao đổi với môi trường bên ngoài cũng như với các bộ phận khác trong cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Việc duy trì sự ổn định về thể tích và thành phần các chất là vô cùng cần thiết cho chuyển hóa của cơ thể. Do dó việc rối loạn hệ thống điều hòa dịch cơ thể đã đặt ra nhiều vấn đề mà các nhà lâm sàng cần giải quyết.

Dịch trong cơ thể rất hằng định, bởi vì nó liên tục được trao đổi với môi trường bên ngoài cũng như với các bộ phận khác trong cơ thể. Ví dụ, lượng dịch vào có thể rất khác nhau tùy từng thời điểm nhưng nó luôn luôn tương xứng với lượng dịch thải ra, để tránh tình trạnh thiếu hay thừa dịch.

Lượng dịch vào

Nước cung cấp cho cơ thể từ 2 nguồn chính: (1) Nước được cung cấp qua đường tiêu hóa dưới dạng chất lỏng hay từ các thức ăn hàng ngày, số lượng khoảng 2100 ml một ngày; (2) Nước được tổng hợp từ quá trình oxi hóa cacborhydrat trong cơ thể, cung cấp khoảng 200ml mỗi ngày. Hai con đường này cung cấp cho cơ thể 2300 ml nước/ ngày. Tuy nhiên số lượng trên không hằng định, nó khác nhau giữa từng cá thể, từng ngày, phụ thuộc vào thời tiết, thói quen và hoạt dộng của cơ thể trong ngày.

Lượng dịch thải ra

Mất nước vô hình

Mỗi ngày, trong điều kiện bình thường, khi cơ thể hoạt động sẽ liên tục thải nước ra ngoài thông qua hệ thống hô hấp, qua da, với số lượng khoảng 700 ml/ngày. Sự đào thải này gọi là “mất nước vô hình” bởi vì nó diễn ra liên tục một cách tự nhiên và chúng ta không hề nhận thức được.

Sự mất nước này ở da trung bình khoảng 300 - 400ml/ngày và hoàn toàn khác biệt với việc đổ mồ hôi, nó hiện diện ngay ở những người không có tuyến mồ hôi bẩm sinh. Lớp sừng ở da với đặc tính không thấm nước là một hàng rào hạn chế việc thoát nước ở trên, chính vì vậy ở những người bị bỏng, khi mà lớp sừng của da bị tổn thương mất chức năng của nó, việc mất nước qua da có thể tăng lên gấp 10 lần, tức là 3-4l/ngày. Do đó với những bệnh nhân bị bỏng, việc bù dịch với số lượng lớn, thường qua đường tĩnh mạch là vô cùng quan trọng.

Sự mất nước kiểu này còn diễn ra qua đường hô hấp, số lượng 300-400ml/ngày. Khi hít thở, không khí đi vào hệ thống hô hấp, trở nên bão hòa nước, với áp lực 47mm Hg, trước khi chúng được đưa ra ngoài. Bởi vì áp lực hơi nước trong không khí khi đi vào phổi luôn nhỏ hơn 47 mm Hg, cho nên luôn có một lượng nhất định hơi nước bị mất đi khi không khí bão hòa được đẩy ra, chính điều này làm mất nước cơ thể. Khi thời tiết lạnh, hanh khô, áp lực hơi nước trong không khí gần như bằng 0 thì một lượng lớn nước bị mất mỗi lần hít thở. Đó là lí do vì sao khi trời lạnh, chúng ta lại cảm thấy khô họng.

Mất nước qua mồ hôi

Lượng nước bị mất qua quá trình bài tiết mồ hôi rất khác nhau tùy từng thời điểm, nhiệt độ, thời tiết cũng như hoạt dộng hàng ngày của cơ thể. Trung bình lượng nước mất qua mồ hôi là 100ml/ ngày nhưng khi trời nóng hay khi hoạt động thể lực, lượng nước có thể mất tới 1-2 l/ giờ, làm thiếu hụt trầm trọng dịch cơ thể nếu không được bổ sung kịp thời.

Mất nước qua phân

Chỉ một lượng nhỏ nước bị mất qua phân, khoảng 100ml/ngày, nhưng với những bệnh nhân ỉa chảy, có thể lên tới hàng lít. Chính vì thế, những bệnh nhân ỉa chảy nếu không được bù dịch sẽ rất nguy hiểm.

Nước thải qua thận

Lượng nước đào thải hàng ngày còn được bài tiết qua thận, nơi có nhiều cơ chế giúp nó có khả năng đào thải nước. Và trên thực tế, điều quan trọng nhất là việc cân bằng giữa lượng nước vào và ra, hay sự cân bằng trong việc trao đổi ion, được thực hiện chủ yếu ở thận. Chẳng hạn, thận có thể chỉ bài tiết 0,5 L/ngày hay thậm chí 20L/ngày ở những người uống nhiều nước.

 

Bình thường

Tập thể dục nặng, kéo dài

Lượng dịch vào

 

 

Chất lỏng ăn vào năm 2100?

2100

?

Từ sự trao đổi chất 200 200

200

200

Tổng lượng ăn uống 2300?

2300

?

Lượng dịch thải ra

 

 

Không thể nhìn thấy: da

350

350

Không nhìn thấy được: phổi

350

650

Mồ hôi

100

5000

Phân

100

100

Nước tiểu

1400

500

Tổng lượng thải ra

2300

660

 

Các chất điện giải được cung cấp cho cơ thể cũng rất khác nhau tùy mỗi người. Ở một số người, lượng Na đưa vào hàng ngày có thể rất thấp ,20mEq/ ngày, cũng có thể khá cao 300-500 mEq/ngày. Chính vì vậy, thận có vai trò vô cũng quan trọng giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải, kể cả trong những trường hợp bệnh lý.

Bài viết cùng chuyên mục

Lưu lượng máu mạch vành bình thường

Lưu lượng mạch vành trái giảm trong thời kì tâm thu, khác với lại các mạch khác trong cơ thể. Bởi vì trong thời kì tâm thu, mạch vành bị nén lại mạnh mẽ tho co cơ tim của thất trái.

Hormone tăng trưởng (GH) điều khiển sự phát triển các mô cơ thể

Hormone tăng trưởng GH điều khiển làm tăng kích thước tế bào và tăng nguyên phân, cùng sự tăng sinh mạnh số lượng tế bào của các loại tế bào khác nhau như tạo cốt bào và các tế bào cơ còn non.

Tín hiệu thần kinh: sự hội tụ của các tín hiệu từ các sợi đến khác nhau

Sự hội tụ cho phép tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, và đáp ứng đưa đến là một hiệu quả được tổng hợp từ tất cả các loại thông tin khác nhau.

Sợi thần kinh: sự tương quan về trạng thái

Một số tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương hoạt động liên tục vì ngay cả trạng thái kích thích bình thường cũng trên ngưỡng cho phép.

Sự bài tiết huyết thanh và chất nhầy của nước bọt

Khi chất tiết chảy qua các ống dẫn, 2 quá trình vận chuyển tích cực chủ yếu diễn ra làm thay đổi rõ rệt thành phần ion trong dịch tiết nước bọt.

Thích nghi của trẻ sơ sinh với cuộc sống ngoài tử cung

Sau khi đứa bé ra khỏi người mẹ không được gây mê, đứa bé thường bắt đầu thở trong vài giây và nhịp thở bình thường đạt được trong vòng 1 phút sau khi sinh.

Hệ thống cột tủy sau: giải phẫu dải cảm giác giữa

Các sợi thần kinh đi vào cột tủy sau tiếp tục không bị gián đoạn đi lên hành tủy sau, là nơi chúng tạo synap trong nhân cột sau. Từ đây, các nơ-ron cấp hai bắt chéo ngay sang bên đối diện của thân não và tiếp tục đi lên qua dải cảm giác giữa đến đồi thị.

Quan hệ giữa vỏ não với đồi thị và trung tâm dưới vỏ về giải phẫu và chức năng

Các vùng của vỏ não liên hệ với các khu vực cụ thể của đồi thị. Những liên hệ này hoạt động theo hai chiều, gồm cả hướng từ đồi thị tới vỏ não và cả từ vỏ não trở lại, về cơ bản, cùng một khu vực đồi thị.

Dẫn truyền các tín hiệu vận động từ vỏ não tới các cơ

Sau khi rời vỏ não, bó này đi qua trụ sau của bao trong (giữa nhân đuôi và nhân bèo sẫm của nhân nền) và sau đó đi xuống thân não, tạo nên bó tháp ở hành não.

Giải phẫu và chức năng sinh lý của vỏ não

Cấu trúc mô học điển hình của bề mặt vỏ não, với các lớp liên tiếp các loại tế bào thần kinh khác nhau. Hầu hết các tế bào thần kinh chia làm ba loại: tế bào dạng hạt, tế bào hình thoi, và tế bào hình tháp.

Rung thất: điện tâm đồ điển hình

Vì không có bơm máu trong khi rung thất nên tình trạng này sẽ dẫn đến tử vong nếu không có những liệu pháp mạnh như shock điện ngay lập tức.

Các sợi thần kinh: dẫn truyền các loại tín hiệu khác nhau và phân loại

Các sợi thần kinh đến có kích thước trung bình vào khoảng 0.5 đến 20 micromet; kích thước lớn hơn, tốc độ dẫn truyền cũng lớn hơn. Giới hạn tốc độ dẫn truyền trong khoảng 0.5 đến 120 m/giây.

Nhĩ thu và thất thu với các sóng: điện tâm đồ bình thường

Trước khi co bóp của cơ có thể xảy ra, sự khử cực phải lan truyền qua cơ. Sóng P xảy ra vào lúc bắt đầu của co bóp của tâm nhĩ, và phức bộ QRS của các sóng xảy ra vào lúc bắt đầu co bóp của tâm thất.

Trở kháng thành mạch với dòng máu của hệ tuần hoàn

Trở kháng là sự cản trở với dòng máu trong mạch, không thể đo bằng phương tiện trực tiếp, chỉ được tính từ những công thức, phép đo của dòng máu và sự chênh lệch áp lực giữa 2 điểm trên mạch.

Ngừng tim trong rối loan nhịp tim

Giảm oxy máu khiến cho sợi cơ tim và sợi dẫn truyền mất điện thế màng bình thường và tính dễ kích thích này làm cho nhịp tự động biến mất.

Tự điều chỉnh lưu lượng máu trong quá trình thay đổi áp lực động mạch

Xu hướng trở về bình thường của dòng máu được gọi là sự điều chỉnh tự động. Sau khi trao đổi chất tích cực xảy ra, dòng máu tại chỗ ở hầu hết các mô sẽ liên quan đến áp lực động mạch.

Vai trò của O2 trong điều hòa hô hấp: điều hòa hô hấp bởi thụ thể ngoại vi

Oxygen không có ảnh hưởng trực tiếp tới trung tâm hô hấp của não trong việc điều hòa hô hấp. Thay vào đó, nó tác động gần như hoàn toàn lên các hóa thụ thể ở ngoại vi nằm trong động mạch cảnh và thân động mạch chủ.

Sinh lý cân bằng nước trong cơ thể

Sự mất nước thường xảy ra một thời gian ngắn trước khi cảm thấy khát. Trẻ em, người già, người mất trí có thể không nhận biết được cảm giác khát.

RNA được tổng hợp trong nhân từ khuôn của DNA

Trong tổng hợp RNA, hai sợi của phân tử ADN tách ra tạm thời; một trong hai sợi được sử dụng như là một khuôn mẫu để tổng hợp một phân tử RNA. Các mã bộ ba trong DNA là nguyên nhân của sự hình thành các bộ ba bổ sung trong RNA.

Cảm giác tư thế: cảm giác cảm thụ bản thể

Sự nhận thức về tư thế, gồm cả động và tĩnh, phụ thuộc vào nhận biết về mức độ gập góc của tất cả các khớp trong các mặt phẳng và sự thay đổi tốc độ của chúng.

Đại cương sinh lý học gan mật

Giữa các tế bào gan và lớp tế bào nội mô xoang mạch có một khoảng gọi là khoảng Disse, đây là nơi xuất phát hệ bạch huyết trong gan.

Các vùng liên hợp: cảm giác thân thể

Kích thích điện vào vùng liên hợp cảm giác bản thể có thể ngẫu nhiên khiến một người tỉnh dậy để thí nghiệm một cảm nhận thân thể phức tạp, đôi khi, chỉ là “cảm nhận” một vật thể như một con dao hay một quả bóng.

Sinh lý thần kinh dịch não tủy

Dịch não tủy là một loại dịch ngoại bào đặc biệt lưu thông trong các não thất và trong khoang dưới nhện do các đám rối màng mạch trong các não thất bài tiết.

Tăng huyết áp nguyên phát (essential): sinh lý y học

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp có trọng lượng quá mức, và các nghiên cứu của các quần thể khác nhau cho thấy rằng tăng cân quá mức và béo phì có thể đóng 65-75 phần trăm nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp nguyên phát.

Chức năng tạo nước tiểu sinh lý của thận

Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch, xếp song song, và được bao quanh bởi bao Bowman.