- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Tăng vận chuyển ô xy đến mô: CO2 và H+ làm thay đổi phân ly oxy-hemoglobin (hiệu ứng bohr)
Tăng vận chuyển ô xy đến mô: CO2 và H+ làm thay đổi phân ly oxy-hemoglobin (hiệu ứng bohr)
Khi máu đi qua các mô, CO2 khuếch tán từ tế bào ở mô vào máu, sự khuếch tán này làm tăng PCO2 máu, do đó làm tăng H2CO3 máu (axit cacbonic) và nồng độ ion H+. Hiệu ứng này sẽ làm chuyển dịch đồ thị phân ly oxy- hemoglobin sang bên phải và đi xuống.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sự chuyển dịch sang phải của đồ thị phân ly Oxy-hemoglobin đáp ứng với sự gia tăng CO2 máu và các ion H+ có một tác động đáng kể làm tăng cường việc giải phóng O2 từ máu vào các mô và tăng cường gắn oxy vào hemoglobin ở phổi. Đây được gọi là hiệu ứng Bohr, có thể giải thích như sau: Khi máu đi qua các mô, CO2 khuếch tán từ tế bào ở mô vào máu, sự khuếch tán này làm tăng PCO2 máu, do đó làm tăng H2CO3 máu (axit cacbonic) và nồng độ ion H+. Hiệu ứng này sẽ làm chuyển dịch đồ thị phân ly oxy- hemoglobin sang bên phải và đi xuống, như thể hiện trong hình, buộc O2 phải ra khỏi hemoglobin và do đó tăng lượng O2 vận chuyển tới các mô.
Hình 41-10. Sự dịch chuyển của đường cong phân ly oxy-hemoglobin sang phải do tăng nồng độ ion hydro (giảm pH). BPG, 2,3-biphosphoglycerate.
Những hiệu ứng ngược lại hoàn toàn xảy ra trong phổi, nơi CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. Sự khuếch tán này làm giảm PCO2 trong máu và làm giảm nồng độ ion H+ sẽ làm chuyển hướng đồ thị phân ly oxy- hemoglobin sang bên trái và đi lên. Do đó, số lượng O2 gắn với hemoglobin ở bất kỳ phân áp oxy nào ở phế nang cũng tăng lên một cách đáng kể, vì vậy cho phép một lượng lớn O2 vận chuyển tới các mô.