Lomustin

2011-05-30 01:26 PM

Lomustin (CCNU) là thuốc hóa trị liệu alkyl hóa dùng để chữa ung thư. Các chất chuyển hóa có hoạt tính gắn và ức chế nhiều đích chủ chốt bên trong tế bào.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên quốc tế: Lomustine.

Loại thuốc: Chống ung thư, tác nhân alkyl hóa.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng uống: Nang 10 mg, 40 mg va 100 mg.

Vỉ 2 nang lomustin 10 mg

Vỉ 2 nang lomustin 40 mg

Vỉ 2 nang lomustin 100 mg.

Tác dụng

Lomustin (CCNU) là thuốc hóa trị liệu alkyl hóa dùng để chữa ung thư. Các chất chuyển hóa có hoạt tính gắn và ức chế nhiều đích chủ chốt bên trong tế bào, bao gồm các chặng enzym quyết định cần thiết cho sự phân chia tế bào, DNA - polymerase, tổng hợp RNA và protein.

Chỉ định

Lomustin được dùng phối hợp điều trị u não tiên phát, và di căn u phổi (đặc biệt là ung thư tế bào nhỏ của phổi không phục hồi), u đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư thận. Lomustin có thể được dùng thay thế trong điều trị bệnh Hodgkin lan tỏa ở người bệnh đã kháng với phác đồ điều trị khác. Thuốc cũng có thể dùng điều trị u lympho không Hodgkin.

Chống chỉ định

Không dùng cho người có tiền sử mẫn cảm với lomustin.

Thận trọng

Lomustin là thuốc độc, vì thế phải được dùng dưới sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ có kinh nghiệm trong hóa trị liệu ung thư.

Phải dùng cẩn thận cho người bệnh bị giảm tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu.

Thời kỳ mang thai

Không dùng cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Lomustin là thuốc alkyl hóa rất độc có thể ảnh hưởng tới thai nhi, một số sản phẩm chuyển hóa của lomustin xuất hiện trong sữa, vì vậy không cho con bú trong thời gian điều trị lomustin.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Buồn nôn, nôn, viêm miệng.

Rụng tóc.

Nhiễm độc gan nhất thời với tăng transaminase.

Nhiễm độc thận.

Ít gặp

Mất phương hướng, ngủ lịm, mất điều vận và loạn vận ngôn.

Viêm da, ngứa, đau ở da.

Hiếm gặp

Bầm tím.

Dễ bị chảy máu.

Viêm họng.

Xử trí

Có thể dùng các thuốc chống nôn như metoclopramid để hạn chế các tác dụng không mong muốn ở ống tiêu hóa.

Liều lượng và cách dùng

Liều bình thường của người lớn và thiếu niên.

Khởi đầu dùng một mình lomustin: Uống 100 đến 130 mg/m2 cơ thể và lặp lại thường là 6 tuần 1 lần. Việc lặp lại lomustin chỉ được cho khi các tế bào máu đã trở về ở mức chấp nhận được (tiểu cầu > 100.000/mm3, bạch cầu > 4000/mm3).

Khi dùng phối hợp với các thuốc khác thì phải giảm liều lomustin.

Ở người bệnh có chức năng tuỷ xương suy yếu, thì phải giảm liều xuống còn 100 mg/m2 diện tích cơ thể 6 tuần 1 lần.

Khi lomustin dùng phối hợp với các thuốc ức chế tủy khác thì phải điều chỉnh liều.

Lomustin có thể dùng phối hợp với các chất khác theo nhiều phác đồ khác nhau. Ví dụ:

Lomustin, doxorubicin và vinblastin.

Cyclophosphamid, methotrexat và lomustin.

Methotrexat, doxorubicin, cyclophosphamid và lomustin.

Procarbazin, vincristin, và lomustin.

Tương tác

Sự phối hợp của theophylin và lomustin thường làm tăng nhanh sự giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu vẫn thường xảy ra với tác nhân alkyl hóa này.

Theophylin gây ức chế phosphodiesterase trong chức năng của tiểu cầu.

Bảo quản

Nang lomustin phải được bảo quản kín trong đồ bao gói ở nhiệt độ dưới 40 độ C, tốt nhất từ 15 – 30 độ C.

Nang lomustin bảo quản kín trong đồ bao gói ở nhiệt độ phòng được ổn định ít nhất 2 năm.

Tương kỵ

Không tìm thấy tài liệu.

Quá liều và xử trí

Lomustin là một tác nhân hóa trị liệu gây nhiễm độc thận mạn tính với nhiều mức độ khác nhau.

Quá liều có thể dẫn đến giảm toàn thể huyết cầu.

Ðiều trị quá liều là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Chưa có thuốc giải độc nào được chứng minh là có tác dụng đối với quá liều lomustin.

Quy chế

Thuốc độc bảng A.

Các danh mục

Thuốc gốc và biệt dược theo vần A

Thuốc gốc và biệt dược theo vần B

Thuốc gốc và biệt dược theo vần C

Thuốc gốc và biệt dược theo vần D

Thuốc gốc và biệt dược theo vần E

Thuốc gốc và biệt dược theo vần F

Thuốc gốc và biệt dược theo vần G

Thuốc gốc và biệt dược theo vần H

Thuốc gốc và biệt dược theo vần I, J

Thuốc gốc và biệt dược theo vần K

Thuốc gốc và biệt dược theo vần L

Thuốc gốc và biệt dược theo vần M

Thuốc gốc và biệt dược theo vần N

Thuốc gốc và biệt dược theo vần O

Thuốc gốc và biệt dược theo vần P

Thuốc gốc và biệt dược theo vần Q

Thuốc gốc và biệt dược theo vần R

Thuốc gốc và biệt dược theo vần S

Thuốc gốc và biệt dược theo vần T

Thuốc gốc và biệt dược theo vần U

Thuốc gốc và biệt dược theo vần V

Thuốc gốc và biệt dược theo vần W

Thuốc gốc và biệt dược theo vần X

Thuốc gốc và biệt dược theo vần Z

Một số vấn đề dược lý học

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần A

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần B

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần C

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần D

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần F

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần G

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần H

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần K

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần L

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần M

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần N

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần O

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần P

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần R

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần S

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần T

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần V

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần X

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần Y

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần Z