- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị sản khoa
- Tình trạng bệnh nội khoa gây biến chứng thai nghén
Tình trạng bệnh nội khoa gây biến chứng thai nghén
Thai nghén đi kèm với sự tăng đề kháng của các mô đối với insulin, dẫn đến tăng insulin trong máu cũng như tăng glucose và triglycerid, những biến đổi này là do lactogen rau thai
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thiếu máu
Trong khi có thai, thể tích huyết tương tăng lên 50% trong khi đó hồng cầu tăng 25%, làm cho các trị số hemoglobin và hematocrit thấp hơn, thay đổi lớn nhất xung quanh tuần thứ 24. Thiếu máu trong khi mang thai thường được xác định khi hemoglobin dưới 10g/dL hoặc hematocrit dưới 30%. Thiếu máu rất hay gặp trong thai nghén làm cho mệt mỏi, chán ăn, khó thở và phù. Phòng ngừa bằng chế độ ăn uống thích hợp, bồi phụ sắt, acid folic là đáng khuyến khích.
Thiếu máu do thiếu sắt
Nhiều phụ nữ bước vào thai nghén với nguồn dự trữ sấp thấp do hành kinh mất nhiều máu, do những lần thai nghén trước, cho con bú, hoặc dinh dưỡng kém. Để đáp ứng nhu cầu về sắt tăng lên qua ăn uống là khó và thiếu máu thường phát triển trừ khi cho sắt bổ sung. Hồng cầu có thể không trở thành nhược sắc và nhỏ cho đến khi hematocrit giảm xuống đáng kể. Khi điều đó xảy ra, mức sắt huyết thanh dưới 40/µg/dL và độ bão hoà transferin dưới 10% gợi ý thiếu máu nhược sắc. Điều trị bao gồm chế độ ăn chứa thức ăn giàu chất sắt và 60mg yếu tố sắt (300 mg sắt sulfat) ba lần mối ngày cùng với bữa ăn. Sắt được hấp thu tốt nhất nếu như uống cùng với nguồn vitamin C (hoa quả nguyên chất và rau tươi, rau quả xanh nấu vừa chín). Tất cả phụ nữ mang thai cần được uông sắt bổ sung hàng ngay.
Thiếu máu do thiếu acid folic
Thiếu máu do thiếu acid folic là nguyên nhân chính của thiếu máu hồng cầu to trong thai nghén, vì thiếu máu thiếu vitamin B12 là hiếm trong thời kỳ có khả năng sinh đẻ. Nhu cầu hàng ngày tăng gấp đôi từ 400µg đến 800µg trong khi có thai. Song thai, nhiễm khuẩn, kém hấp thu và sử dụng thuốc chống co giật như phenytoin có thể dẫn nhanh đến thiếu acid folic. Thiếu máu có thể thấy được trước tiên trong giai đoạn hậu sản do nhu cầu folat tăng lên trong khi cho con bú.
Chẩn đoán được dựa vào tìm thấy hồng cầu to, bạch cầu đa nhân trung tính trong tiêu bản máu. Tuy nhiên, các tiêu bản máu trong khi có thai có thể khó phân tích vì chúng thường cũng cho thấy có những biến đổi thiếu sắt. Bởi vì thiếu giảm là khó chẩn đoán và lượng folat đưa vào là chưa thích hợp trong một số nhóm kinh tế xã hội; 0,8 - 1mg acid folic được đưa vào bổ sung trong khi mang thai, liều lượng trong trường hợp thiếu đã được xác định là 1 - 5 mg/ngày.
Các nguồn folat tốt trong thức ăn là lá rau xanh, nước cam, lạc, đậu. Quá trình nấu nướng và lưu trữ sẽ phá hủy acid folic của thực phẩm. Những người ăn chay nghiêm ngặt không ăn trứng hoặc những sản phẩm của sữa cần dùng thêm vitamin B12 trong khi mang thai và cho con bú.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Những phụ nữ thiếu máu hồng cầu hình liềm thường dễ bị biến chứng nặng trong thai nghén. Thiếu máu có thể trở nên nặng hơn, biến chứng có thể xẩy ra thường xuyên hơn. Những biến chứng bao gồm nhiễm khuẩn, đau xương, nhồi máu phổi, suy tim xung huyết và tiền sản giật, có một tỷ lệ sẩy thai tự nhiên tăng lên và tỷ lệ tử vong mẹ và chu sinh cao hơn. Những phương pháp mới hơn về điều trị nội khoa tích cực tỏ ra có kết quả đối với mẹ và thai. Truyền thường xuyên hồng cầu rửa, Ít bạch cầu làm giảm hemoglobin S và tăng hemoglobin A. Điều đó làm giảm tính nghiêm trọng của thiếu máu và nguy cơ bị cơn kịch phát bệnh tế bào hình liềm.
Một bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm hoặc có nét hình liềm nên được tiến hành sinh thiết nhung mao rau trong quý đầu hoặc là phân tích nước ối trong quý hai để xác định liệu có gì bất thường đã xày ra cho thai nhi không. Tư vấn di truyền học cầh được đưa ra và triệt sản chọn lọc, phá thai điều trị nếu cần. Dụng cụ tử cung tránh thai và thuốc tránh thai uống là chống chỉ định, nhưng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin óổ thể sử dụng được. Những phụ nữ mang gen di truyền bệnh hồng cầu hình liềm thường thai nghén không bị biến chứng. Bệnh tế bào hình lưỡi liềm hemoglobin C trong khi có thai cũng giống bệnh thiếu máu tế bào hình lưỡi liềm và được điều trị tương tự.
Hen
Ẩnh hưởng của thai nghén đối với bệnh hen là không thể tiên đoán được. Vào khoảng 50% bệnh nhân không thay đổi, 25% được cải thiện, và 25% trở nên xấu hơn. Việc xử trí hen cấp và mạn tính trong khi có thai cũng không khác nhau đáng kể so với những phụ nữ không có thai. Mục đích là duy trì PO2 người mẹ > 80 mmHg để giữ cho sự oxy hóa của thai được bình thường.
AIDS trong thai nghén
Hiện nay ở Mỹ 80% phụ nữ bị AIDS là người sử dụng ma túy tiêm tĩnh mạch hoặc là người tình của những người sử dụng thuốc ma tuý. Gái điếm, những phụ nữ là người tình của những người bị bệnh ưa chảy máu và những người đàn ông giao hợp lưỡng giới và những người nhận máu truyền đã bị nhiễm HIV (1978 - 1985) đại diện cho nhóm nhỏ hơn những phụ nữ bị nhiễm. Tỷ lệ gặp của AIDS trong số những phụ nữ sinh hoạt tình dục khác giới không rõ nguy cơ được đánh giá là 0,02%. Nhiễm khuẩn không triệu chứng không làm giảm tỷ lệ thai nghén hoặc làm tăng nguy cơ đối với thai nghén. Không có chứng cớ gì tỏ ra thai nghén làm bệnh AIDS tăng tiến triển.
Tỷ lệ lạn truyền AIDS qua rau thai thay đổi từ 10 đến 40%, có vẻ như có liên quan đến giai đoạn bệnh của người mẹ. Hầu hết các trường hợp lây truyền xảy ra gần lúc đẻ hoặc trong khi đẻ. Những phụ nữ nhiễm HIV cần được khuyên không cho con bú.
Lời khuyên thích hợp cho những phụ nữ mang thai có kháng thể HIV dương tính là đình chỉ thại nghén.
Những người chăm sóc sản khoa nên quan sát tỉ mỉ qui trình đã được xác định nhằm bảo vệ da, mắt, tránh tiếp xúc với máu và chất tiết dịch của cơ thể sản phụ, đặc biệt là trong lúc đẻ.
Bệnh đái tháo đường
Thai nghén đi kèm với sự tăng đề kháng của các mô đối với insulin, dẫn đến tăng insulin trong máu cũng như tăng glucose và triglycerid. Những biến đổi này là do lactogen rau thai và tăng estrogen và progesteron tuần hoàn. Mặc dù thai nghén không tỏ ra ảnh hưởng đến những hậu quả lâu dài của đái tháo đường, bệnh võng mạc và bệnh thận có thể xuất hiện trước tiên hoặc trở nên nặng hơn trong thời kỳ thai nghén. Bảng phân loại của White tóm tắt những nét bệnh lý của bệnh đái tháo đường gầy biến chứng cho thai nghén.
Tư vấn trước khi có thai và đánh giá những phụ nữ bị bệnh đái tháo đường nên bạo gồm xét nghiệm, hóa sinh toàn bộ xác định HbA1c, thu giữ nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm protein toàn phần, độ thanh thải creatinin, soi đáy mắt và làm điện tâm đồ. Bất kỳ vấn đề bệnh lý nào cũng phải được giải quyết và mức HbA1c dưới 9% nên đạt được trước khi có thai. Đường huyết bình thường phải được xác lập trước khi có thai và được duy trì trong thời kỳ thai nghén bằng cách theo dõi glucose hàng ngày tại nhà bởi chính bệnh nhân. Một chương trình ăn uống có kế hoạch tốt là một phần mấu chốt, với việc đưa vào 1800 - 2200 Kcal/ngày chia làm ba bữa chính và ba bữa phụ. Insulin được đưa vào dưới da bằng một liều tiêm và thường xuyên điều chỉnh liều lượng. Việc sử dụng liệu pháp bơm insulin liên tục hiện nay hạn chế dành cho những phụ đái tháo đường khó điều chỉnh.
Những dị dạng bẩm sinh do tăng đường huyết trong 4 - 8 tuần đầu của thai nghén. Gặp trong 4 - 10% thai phụ đái tháo đường (tỷ lệ cao gấp hai đến ba lần so với những thai phụ không bị bệnh đái tháo đường). Đường huyết bình thường trong những tuần đầu của thai nghén, khi đang hình thành các cơ quan làm giảm tỉ lệ bất thường đến gần mức bình thường. Ngay cả như vậy, bởi vì một số ít phụ nữ bị bệnh đái tháo đường bắt đầu một chương trình nghiêm ngặt để đạt được đường huyết bình thường cho đến tận khi họ có thai, những dị dạng bẩm sinh là nguyên nhân chính của tử vong thai chu sinh ở phụ nữ đái tháo đường có thai. Tất cả những phụ nữ đái tháo đường nên được tư vấn về thai nghén và khi đã quyết định bắt đầu lập gia đình, thì nên nhận được sự quản lý trước khi thai nghén bởi thầy thuốc có kinh nghiệm về bệnh đái tháo đường và thai nghén. Giá trị đường khi đói và trước khi ăn là thấp hơn trong khi có thai ở cả hai loại phụ nữ đái tháo đường và không đái tháo đường. Đường huyết 60 - 80 mg/dL trong khi đói và 30 - 45 phút trước bữa ăn và 120mg/dL 1 giờ sau khi ăn được coi là bình thường. Đó là mục tiêu để khống chế tốt bệnh đái tháo đường trong khi có thai. Mức độ hemoglobin glucosyl hóa giúp cho đánh giá chất lượng kiểm soát glucose cả trước và trong khi mang thai.
Bảng. Sự phân loại của White cải biên về bệnh đái tháo đường
Loại A. Đái tháo đường hóa nghiệm được chần doán trước khi có thai, được xử lý duy nhất bằng chế độ ăn, phát bệnh hoặc kéo dài ở bất kỳ tuổi nào.
Loại B. Sự cần thiết điều trị insulin trước khi có thai, phát bệnh sau tuổi 20; thời gian bệnh dưdi 10 năm.
Loại C. Phát hiện ở độ tuổi 10 - 19; hoặc thời gian bệnh kéo dài 10 - 19 năm.
Loại D. Phát hiện trước 10 tuổi, thời gian bệnh 20 năm trở lên, hoặc tăng huyết áp mạn tính, bệnh võng mạc.
Loại F. Bệnh thận.
Loại H. Bệnh động mạch vành.
Loại R. Bệnh tăng sinh võng mạc.
Loại T. Ghép thận.
Trong khi những vấn đề chu sinh đối với mẹ và đứa trẻ được giảm nhờ khống chế bệnh đái tháo đường phức tạp, thì tỷ lệ đa ối, tiền sản giật - sản giật, nhiễm trùng và đẻ non tăng lên ngay cả khi những thai phụ đái tháo đường đã được quản lý theo dõi một cách cẩn thận. Đái tháo đường là một bệnh bẩm sinh không ổn định có đặc điểm là biến động mức đường huyết, đặc biệt về sau của thời kỳ thai nghén. Nguy cơ chết thai trong quý ba (thai sinh ra chết) và chết sơ sinh tăng lên theo mức độ tăng đường huyết. Do vậy, những phụ nữ có thai bị đái tháo đường typ I phải được làm test đánh giá thai trước đẻ đều đặn (test không gây stress, test có gây kích thích cơ co tử cung, thay đổi hình ảnh lý sinh học), trong quy ba. Thời gian đó được quyết định dựa vào kết quà cùa việc khống chế bệnh đái tháo đường, có hay không có biến chứng và tình trạng thai. Mục đích là đạt được 39 tuần (hết tuần 38) sau đấy tiến hành cuộc đẻ. Xác định độ trưởng thành cùa phổi chỉ cần thiết trong trường hợp đẻ trước 39 tuần. Mổ lấy thai được thực hiện khi có những chỉ định sản khoa.
Vì 15% bệnh nhân đái tháo đường do có thai cần dùng insulin trong thời kỳ mang thai và bởi vì những đứa trẻ của bệnh nhân đái tháo đường có một số nguy cơ tương tự với nhừng đứa trẻ là con của các bà mẹ đái tháo đường, sự sàng lọc tất cả những bà mẹ mang thai đối với vấn đê không dung nạp glucose đã được đưa ra giữa tuần thứ 24 và 28 cùa thai. Bệnh đái tháo đường thai nghén cần được đánh giá 6 - 8 tuần sau để bảng một thừ nghiệm dung nạp glucose uống sau hai giờ (75 gluose).
Bảng. Những tiêu chuẩn sàng lọc và chẩn đoán bệnh đái tháo đường do thai nghén
Sàng lọc đái tháo đường do thai nghén
(1) Lượng 50g glucose đường uống, được đưa vào giữa tuần thứ 24 đến 28, không cần quan tâm thời gian trong ngày hoặc thời gian của bữa ăn cuối cùng, đối với tất cả phụ nữ mang thai không được nhận biết có sự không dung nạp glucose trước tuần thứ 24.
(2) Định lượng glucose huyết thanh tĩnh mạch một giờ sau.
(3) Hàm lượng 140mg/dL (7.8 mmol/L) hoặc hơn trong huyết tương tĩnh mạch chứng tỏ cần làm thử nghiệm chẩn đoán đầy đủ sự dung nạp glucose.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường do thai nghén
(1) Uống 100mg glucose vào buổi sáng sau một đêm nhịn đói kéo dàl ít nhất 8 giờ nhưng không quá 14 giờ và theo dõi ít nhất 3 ngày ăn uống tự do (> 150g carbohydrat) và có hoạt động thể lực.
(2) Glucose huyết thanh tĩnh mạch được đo lúc dói vồ túc 1, 2 và 3 giờ. Đối tượng nên ngồi nguyên vị trí và không hút thuốc trong suổt thời gian thừ nghiệm.
(3) Hai hoặc hơn những nồng dộ huyết tương tĩnh mạch sau đây chắc chắn là chẩn đoán dương tính; lúc đói 105mg/dL (5.8 mmol/L). 1 giờ 190 mg/dL (10,6 mmol/L); 2 giờ 165mg/dL (9.2 mmol/L); 3 giờ 145 mg/dL (8,1 mmol/L).
Bệnh tim
Hầu hết những trường hợp bệnh tim gây biến chứng cho thai nghén ở Mỹ là bẩm sinh, với 5% tử vong mẹ do bệnh tim. Thai nghén bình thường gây ra mạch nhanh hơn, tăng cung lượng tim hơn 30%, và tăng thể tích huyết tương lớn hơn so với khối lượng hồng cầu liên quan đến sự pha loãng máu. Cả dung lượng sống và sự tiêu thụ oxy chỉ tăng nhẹ.
Với mục đích thực hành, khả năng chức phận của tim là sự đo lường tốt duy nhất đánh giá tình trạng tim phổi.
Loại I: Hoạt động thể lực bình thường không gây khó chịu (tỷ lệ tử vong chu sinh khoảng 5%).
Loại II: Hoạt động bình thường gây khó chịu và mất khả năng làm việc nhẹ (tỷ lệ tử vong chu sinh 10 - 15%).
Loại III: Hoạt động ít hơn bình thường gây ra khó chịu và mất khả năng làm việc, bệnh nhân còn được bù đầy đủ (tỷ lệ tử vong chu sinh khoảng 35%).
Loại IV: Bệnh nhân mất bù, bất kỳ một một hoạt động thể lực nào đều gây ra kịch phát suy chức năng (tỷ lệ tử vong chu sinh trên 50%).
Nhìn chung, những bệnh nhân bất lực cơ năng ở loại I hoặc loại II (80% phụ nữ có thai bị bệnh tim) trải qua tốt về mặt sản khoa, 4/5 tử vong mẹ do bệnh tim xảy ra cho những bà mẹ ở loại III và IV. Suy tim xung huyết là nguyên nhân thông thường của tử vong. Đa số tử vong xảy ra vào giai đoạn đầu thời kỳ hậu sản. Chống chỉ định có thai trong phức hợp Eisenmenger; tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát; hẹp khít van hai lá và tăng áp lực động mạch phổi thứ phát, và trong hội chứng Marfan, trong đó động mạch chủ có xu hướng bị rạn và vỡ. Thêm vào đó, thai nghén kém chịu đựng ở những bệnh nhân hẹp động mạch chủ, hẹp khít động mạch chủ, tứ chứng Fallot và bệnh viêm do tim thấp tiến triển.
Nạo thai điều trị và triệt sản chọn lọc nên đặt ra cho những bệnh nhân có bệnh tim rõ rệt. Mổ lấy thai chỉ nên thực hiện khi có chỉ định sản khoa. Những phụ nữ bị bệnh van tim, sa van hai lá kết hợp với hở van hai lá, hẹp đo phì đại dưới động mạch chủ không rõ nguyên nhân nên được điều trị dự phòng kháng sinh thích hợp chống lại viêm nội tâm mạc trong khi chuyển dạ đẻ hoặc đình chỉ thai nghén.
Herpes sinh dục
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do virus herpes simplex loại 2 (HSV - 2) là một bệnh lây truyền theo đường tình dục hay gặp có thể gây nguy hiểm đối với phụ nữ có thai và những đứa con của họ. Mặc dù thấy co tới 20% phụ nữ trong thực hành sản khoa có thể có kháng thể kháng HSV - 2, tiền sử viêm nhiễm vẫn không rõ ràng và tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh thấp (1: 20.000 - 1: 3.000 trẻ đẻ sống). Hầu hết những trẻ sơ sinh bị nhiễm được sinh ra từ các bà mẹ không có triệu chứng, không có dấu hiệu hoặc tiền sử viêm nhiễm.
Mổ lấy thai được chỉ định trong lúc chuyển dạ nếu như có triệu chứng tiền triệu đang có tổn thương sinh dục hoặc kết quả cấy bệnh phẩm cổ tử cung dương tính trong tuần trước đó. Đẻ đường bụng thì bảo vệ được đứa trẻ cho tới khi vỡ ối được 4 giờ và có thể còn lậu hơn.
Những bà mẹ bị nhiễm herpes nguyên phát trong thời kỳ thai nghén muộn là có nguy cơ cao bị bùng phát virus trong khi đẻ. Họ cần được sàng lọc bằng cách cấy hàng tuần trong tháng cuối cùng của thai nghén, vì tỷ lệ tấn còng vào sơ sinh là 50%.
Những bà mẹ có tiền sử nhiễm herpes sinh dục thứ phát có tỷ lệ tấn công sơ sinh 5% và nên được theo dõi bằng cách quan sát lâm sàng và cấy bệnh phẩm ở bất kỳ tổn thương nghi ngờ nào. Vì sự lan toả virus không có triệu chứng là không tiên đoán được bằng cách cấy bệnh phẩm trước đẻ nên ngày nay người ta không đòi cấy thường quy cho những người có tiền sử herpes mà hiện không có bệnh hoạt động. Tuy nhiên khi bắt đầu chuyển dạ, việc khám âm hộ và cổ tử cung và cấy bệnh phẩm cần được thực hiện để điều trị ngay tức thì cho trẻ sơ sinh nếu kết quả cấy dương tính.
Về điều trị, xem bài về nhiễm virus. Việc sử dụng acyclovir trong khi có thai là có thể chấp nhận được khi có nguy cơ đáng kể cho thai hoặc cho trẻ sơ sinh.
Bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường là đơn thuần, nhưng có những nguyên nhân ít gặp hơn cần phải tìm: hẹp động mạch chủ, u tế bào ưa crôm, chứng tăng aldosteron, và tăng huyết áp do mạch thận và do thận.
Tiền sản giật được đặt lên trên hết, 20% trường hợp thai nghén ở phụ nữ tăng huyết áp và biểu hiện sớm hơn nặng hơn và thường hay phối hợp với kém phát triển thai trong tử cung. Có thể khó xác định xem liệu là tăng huyết áp có từ trước khi mang thai hay do thai nghén gây ra nếu như bệnh nhân không được thăm khám đến tận cuối tuần thứ 20. Acid uric huyết thanh có thể giúp ích phân biệt, vì nó tăng lên với tiền sản giật và bình thường trong tăng huyết áp mạn tính. Nếu tăng huyết áp vẫn tồn tại trong 6 - 8 tuần sau đẻ có thể là tăng huyết áp vô căn.
Những phụ nữ có thai với tăng huyết áp mạn tính chỉ cần dùng thuốc khi huyết áp tâm trương 100mgHg hoặc hơn. Bắt đầu điều trị, methyldopa vẫn là thuốc chọn lọc. Bắt đầu uống 250 mg hai lần một ngày và tăng lên với liều được chia ra theo nhu cầu có thể nhiều tới mức 3g hàng ngày. Mục đích là giữ áp lực tâm trương ở giữa 80 và 100mmHg.
Nếu một phụ nữ tăng huyết áp đang được điều trị nội khoa có kết quả và đăng ký được chăm sóc trước đẻ, thì nhìn chung có thể tiếp tục sử dụng thuốc chống tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu thường không tiếp tục dùng trong khi có thai và các chất ức chế ACE đã được thay thế bằng một thuốc khác.
Việc sử dụng tiếp tục các thuốc chống tăng huyết áp trong tiền sản giật vẫn còn là vấn đề đang tranh luận. Chỉ nên thử dùng khi có khả năng đẻ non tháng, không làm hại đến thai nhi, và theo dõi sát sao bệnh nhân.
Nạo phá thai điều trị có thể được chỉ định trong những trường hợp tăng huyết áp nặng trong khi có thai. Nếu như cho phếp thai nghén tiếp tục thì nguy cơ đối với thai phải được đánh giá định kỳ, có thể cần đẻ sớm. Khám siêu âm sớm trong quý hai sẽ xác định tuổi thai và khám xét sau 28 tuần sẽ đánh giá được thai chậm phát triển trong tử cung.
Tình trạng mang virus viêm gan B của người mẹ
Trên thế giới được đánh giá có khoảng 200 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính. Trong số những người này có một tỷ lệ viêm gan mạn tính hoạt động, xơ gan và ung thư tế bào gan. Tần suất của tình trạng mang viêm gan B thay đổi từ 1% ở Mỹ và Tây Âu đến 35% ở châu Phi và châu Á. Tất cả những phụ nữ có thai cần được sàng lọc đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Sự lan truyền của virus đến đứa trẻ sau khi đẻ là có thể nếu như cả kháng nguyên bề mặt và kháng nguyên E đều dương tính. Sự lây truyền cao có thể ngăn chặn được bằng cách đưa vào cho đứa trẻ ngay sau khi đẻ 0,5ml globulin miễn dịch viêm gan B và tiêm bắp vacxin viêm gan B. Liều vacxin được nhắc lại vào 1 và 6 tháng tuổi.
Các bệnh lý co giật
Những phụ nữ muốn có thai, trong 5 năm không lên cơn giật nào mà có dùng thuốc có tác dụng chống co giật, cần thử ngừng thuốc trước khi quyết định có thai. Những bệnh nhân có động kinh tái phát nên sử dụng đơn thuần một thứ thuốc có theo dõi hàm lượng trong máu. Trimethadion và valproat là chống chỉ định trong khi có thai, phenytoin cũng được coi như chất gây quái thai và không nên sử dụng trừ khi thật sự cần thiết. Phenobapbital được coi như là thứ thuốc chọn lựa. Nồng độ huyết thanh nên được đánh giá ít nhất mỗi tháng một lần và điều chỉnh liều lượng giữ cho nồng độ trong huyết thanh đạt ở mức thấp có tác dụng trị liệu bình thường. Những phụ nữ có thai đang dùng những thuốc này nên nhận thêm vitamin, bao gồm acid folic và vitamin D trong suốt thời gian mang thai. Vitamin K, 20mg/ngày được đưa vào trong tháng cuối cùng để giúp đề phòng chảy máu trẻ sơ sinh, là những đứa trẻ có nguy cơ chảy máu do giảm các yếu tố đông máu. Những đứa trẻ như vậy nên được tiêm vitamin K, 1 mg tiêm dưới da ngay sau khi đẻ và nên nghiên cứu đông máu 2 - 4 giờ sau. Không chống chỉ định cho con bú.
Giang mai, lậu và viêm nhiễm chlamydia trachomatis
Những bệnh lây theo đường tình dục này có hậu quả đáng kể cho mẹ và con. Bệnh giang mai không được điều trị trong khi có thai sẽ gây ra sẩy thai muộn hoặc nhiễm khuẩn truyền qua rau thai, gây bệnh giang mai bẩm sinh. Bệnh lậu sẽ gây ra bệnh viêm khớp rộng bằng lan truyên theo đường máu cũng như gây tổn thương mắt trẻ sơ sinh. Nhiễm khuẩn người mẹ do chlamydia phần lớn không có triệu chứng nhưng biểu hiện ở trẻ sơ sinh bằng viêm kết mạc và ở tuổi 2 - 4 tháng bằng viêm phổi. Việc chẩn đoán mỗi trường hợp có thể được xác định đáng tin cậy bằng những xét nghiệm thích hợp, những xét nghiệm nằm trong chăm sóc trước đẻ. Những bạn tình của các phụ nữ có bệnh lây truyền theo đường tình dục cũng cần được xác định và được điều trị trong điều kiện có thể.
Nhiễm độc giáp trạng
Nhiễm độc giáp trạng trong khi có thai có thể dẫn đến hậu quả bất thường về thai, sẩy thai muộn, hoặc đẻ non và cường giáp trạng thai nhi kèm theo bướu giáp trạng. Cơn giáp trạng trong thời kỳ thai nghén muộn hoặc chuyển dạ là một cấp cứu đe đoạ tính mạng.
Liệu pháp đồng vị phóng xạ là không bao giờ được dùng trong khi có thai. Chất ức chế giáp trạng lựa chọn là propylthiouracil có tác dụng ngăn chặn sự tạo thành thyroxin bằng cách ức chế iod hóa tyrosin. Cần 2 - 3 tuần điều trị, hàm lượng hormon mới bắt đầu giảm. Liều ban đầu của propylthiouracil là 100 - 150mg ba lần một ngày; liều lượng giảm dần khi đặt được tình trạng bình thường giáp. Người ta muốn giữ thyroxin ở mức bình thường giới hạn trên trong thời kỳ mang thai. Việc duy trì liều 100 mg/ngày làm giảm thiểu khả năng gây nhược năng giáp trạng và bướu giáp của thai. Một số người đề nghị cắt bỏ tuyến giáp chọn lọc hơn là điều trị nội khoa trong và ngay cả sau thời kỳ thai nghén.
Viêm giáp trạng tái phát sau đẻ là một thực tế mới được nhận thấy xảy ra 3 - 6 tháng sau đẻ. Tình trạng cường giáp trạng kéo dài 1 - 3 tháng tiếp theo thiểu năng giáp trạng, đôi khi bị chẩn đoán nhầm do tình trạng suy sụp. có thể thấy những kháng thể microsom giáp trạng và kháng thể thyroglobulin. Sự hồi phục là tự nhiên trong hơn 90% trường hợp sau 3 - 6 tháng.
Bệnh lao
Chẩn đoán bệnh lao trong thời kỳ thai nghén được tiến hành bằng hỏi tiền sử, khám thực thể và test bì, chú ý đặc biệt đối với những phụ nữ thuộc nhóm dân tộc có tỷ lệ bệnh cao (như là phụ nữ Đồng Nam Á). Chụp phổi không nên làm như là một biện pháp sàng lọc thường quy trong thời kỳ thai nghén nhưng chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân có thay đổi test bì hay có những phát hiện gợi ý về tiền sử và khám thực thể. Che bụng phải được sử dụng nếu như chụp phim phổi được tiến hành.
Nếu được điều trị thích hợp bệnh lao trong khi có thai có tiên lượng tốt. Không có sự tăng sẩy thai tự nhiên, những vấn đề thai nhi, hoặc những bất thường bẩm sinh ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa liệu pháp chống lao.
Điều trị bằng isoniazid ethambutol hoặc isonazid và rifampin. vì liệu pháp isoniazid có thể dẫn đến thiếu vitamin B6, nên phải cung cấp bổ sung 50mg vitamim B6/ngày. Streptomycin, ethionamid và hầu hết các thuốc chống lao khác cần phải tránh trong khi mang thai.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đường tiết niệu là đặc biệt dễ bị lan truyền nhiễm khuẩn trong lúc mang thai bởi vì sự chế tiết hormon steroid sinh dục thay đổi và sự chèn ép của tử cung có thai lên niệu quản, bàng quang gây ra giảm trương lực, xung huyết và có khuynh hướng ứ đọng nước tiểu. Chuyển dạ đẻ và bí đái sau đẻ cũng có thể là khởi đầu và làm nặng thêm nhiễm trùng. Escherichia coli là loại vi khuẩn thường gặp trên hai phần ba trường hợp.
Từ 2 đến 8% phụ nữ có thai có vi khuẩn niệu không có triệu chứng, một số người cho rằng nó góp phần làm tăng nguy cơ đẻ non. Người ta đánh giá rằng 20 - 40% số phụ nữ này sẽ phát triển thành viêm thận - bể thận trong thời kỳ thai nghén.
Cấy nước tiểu trong ba tháng đầu được chỉ định cho những phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát hay mới bị gần đây. Nếu kết quả cấy dương tính, việc điều trị nên được đặt ra như là một biện pháp dự phòng. Sulfisoxazol, nitrofurantoin, các penicillin và cephalosporin là những thứ thuốc chấp nhận được dùng trong 7 - 10 ngày. Sulfonamid không nên sử dụng vào ba tháng cuối vì chúng gây ra sự kết bilirubin và như vậy nó tạo ra nguy cơ tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh và bệnh vàng da nhân não. Nếu vi khuẩn niệu tái phát, việc điều trị loại trừ vi khuẩn (liều lượng kháng sinh thích hợp hàng ngày) trong thời gian còn lại của thai nghén được chỉ định. Viêm thận - bể thận cần phải nằm viện để dùng kháng sinh tĩnh mạch cho đến khi hết sốt sau đó phải được tiếp tục một đợt kháng sinh uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Nôn trong thai nghén
Nôn nặng, dai dẳng trong khi có thai gọi là chứng nôn nghén nặng, có thể làm cho kiệt quệ cần phải nằm viện. Sự mất nước, nhiễm toan, suy dinh dưỡng có thể phát triển cùng với sự nôn mửa kéo dài.
Sẩy thai liên tiếp
Sẩy thai liên tiếp là chấn đoán lâm sàng đúng hơn là chẩn đoán bệnh lý. Những dấu hiệu lâm sàng cũng tương tự như những điều được quan sát thấy ở các loại sẩy thai khác.
Những biến chứng ngoại khoa trong thai nghén
Thiếu oxy trong quá trình phát triển của thai trong quí đầu có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh. Như vậy quí hai thường là thời gian thích hợp để tiến hành phẫu thuật
Tiền sản giật và sản giật
Không có cách can thiệp nào tỏ ra là có giá trị để làm giảm tần suất xẩy ra hay tính nghiêm trọng của quá trình qua nghiên cứu một cách khách quan bao gồm lọt tiểu
Đề phòng chuyển dạ đẻ non
Giáo dục bệnh nhân để nhận biết những cơn co tử cung đều đặn thường xuyên bằng cách báo động cho nhân viên y tế để đánh giá những bệnh nhân hây sớm.
Cho con bú: nuôi con bằng sữa mẹ
Việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ giúp ích về mặt thời gian, đầu tiên, được các thầy thuốc, y tá và các bà mẹ nuồi con bằng sữa mẹ ủng hộ
Đề phòng huyết tán của trẻ sơ sinh
Những phần tử kháng thể quá lớn không qua được qua rau thai và ảnh hưởng đến thai có Rh dương tính. Độ thanh thải globulin của người mẹ đủ thấp để tiếp tục bảo vệ được 12 tuần.
Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt thai nghén
Những biểu hiện thai và triệu chứng sau thường do thai nghén gây ra, nhưng không có dấu hiệu nào dùng để chẩn đoán được, Việc ghi nhận thời gian
Chảy máu trong quý ba thai kỳ
Bệnh nhân nên được nằm viện và nghỉ ngơi tại giường liên tục theo dõi thai. Xét nghiệm máu toàn phần phải làm hai đến bốn nhóm máu đã phân nhóm và thử phản ứng chéo.
Sẩy thai tự nhiên
Hiện nay không có chứng cớ rằng đầu máy video hoặc lĩnh vực điện tử phối hợp liên quan đến vấn đề tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên
Viêm vú hậu sản
Viêm vú thường bắt đầu trong vòng ba tháng sau đẻ và có thể bắt đâu với một vết thương hay nứt núm vú. Có sự viêm mô tế bào rõ ràng ở vùng tổ chức vú, với biểu hiện đỏ, sưng, nóng tại chỗ và sốt.
Chửa ngoài tử cung
Thử nghiệm thai nghén định lượng trong huyết thanh nói chung cho thấy có mức độ thấp hơn so với thai nghén bình thường cùng tuổi thai
Du lịch và tiêm chủng trong khi có thai
Gama globulin lưu trữ để ngăn ngừa viêm gan A là an toàn và không mang lại nguy cơ lây truyền HIV. Chloroquin có thể được sử dụng đề phòng bệnh sốt rét trong khi mang thai, và proguanil cũng an toàn.
Những vấn đề cơ bản chăm sóc trước đẻ
Chăm sóc trước đẻ nên bắt đầu sớm và duy trì đều đặn trong thời kỳ từ 0 đến 28 tuần thì khám 4 tuần 1 lần, 28 - 36 tuần: 2 tuần một lần; 36 tuần trở đi: khám hàng tuần.
Dinh dưỡng trong khi có thai
Những chất rỗng calo nên tránh, và chế độ ăn nên chứa những thức ăn sau: thực phẩm protein nguồn gốc động vật và thực vật, sữa và các sản phẩm của sữa
U nguyên bào nuôi do thai
Chửa trứng bán phần có xu hướng theo sau là giai đoạn lành tính, trong khi chửa trứng toàn phần có khuynh hướng đa số trở thành ung thư nguyên bào nuôi.