Sẩy thai liên tiếp

2016-12-10 10:58 PM

Sẩy thai liên tiếp là chấn đoán lâm sàng đúng hơn là chẩn đoán bệnh lý. Những dấu hiệu lâm sàng cũng tương tự như những điều được quan sát thấy ở các loại sẩy thai khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Sẩy thai tái diễn quen thói hoặc sẩy thai liên tiếp được định nghĩa trong nhiều năm liên tiếp mất ba hoặc nhiều lần thai nghén trước khi thai có thể sống được (< 500g). Sẩy thai tái phát hay mạn tính chiếm khoảng 0,4 - 0,8% tất cả các trường hợp thai nghén. Những bất thường liên quan đến việc sẩy thai liên tiếp có thể xác định được ở khoảng một nửa các cặp vợ chồng. Nếu một phụ nữ đã sẩy thai ba lần trước đấy mà không tìm thấy nguyên nhân, cô ta vẫn có 70 - 80% khả năng mang thai đến khi thai có thể sống được. Nếu như cô ta đã sẩy 4 hoặc 5 lần thì khả năng thai nghén đạt kết quả chỉ là 65 - 70%.

Sẩy thai liên tiếp là chấn đoán lâm sàng đúng hơn là chẩn đoán bệnh lý. Những dấu hiệu lâm sàng cũng tương tự như những điều được quan sát thấy ở các loại sẩy thai khác.

Điều trị

Điều trị trước khi thụ thai

Điều trị trước khi thụ thai nhằm phát hiện những khuyết tật của vợ hoặc chồng có thể góp phần làm sẩy thai. Thăm khám toàn trạng và phụ khoa kỹ lưỡng là cần thiết. Bệnh buồng trứng đa nang cần được loại trừ. Nuôi cấy tử cung nên được chuẩn bị để tìm chlamydia, virus herpes và virus cự bào và việc nuôi cấy niêm mạc tử cung để tìm Ureaplasma urealyticum và Toxoplasma gondi. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và nghiên cứu chức năng tuyến giáp (kể cả kháng thể giáp trạng) nên được làm. Phát hiện yếu tố chống đông lupus và xét nghiệm kháng thể kháng nhân được chỉ định nếu như có tiền sử của hội chứng giống như lupus. Tổ chức niêm mạc tử cung nên được xét nghiệm vào giai đoạn sau phóng noãn của chu kỳ để xác định sự đáp ứng đầy đủ của niêm mạc tử cung với hormon. Khả năng của cổ tử cung phải được xác định và việc soi buồng tử cung hay chụp tử cung được dùng để loại trừ u xơ dưới niêm mạc và những dị dạng bẩm sinh. Phân tích thể nhiễm sắc (nhiễm sắc tố) của cả hai vợ chồng loại trừ sự chuyển đoạn tương đồng (tìm thấy trong 5% cặp các vô sinh).

Những thực nghiệm gần đầy đã tập trung vào phức hợp tương hợp mô quan trọng (MHC) của thể nhiễm sắc số 6 mang vị trí và những gen khác có thể ảnh hưởng đến kết quả sinh sản. Nhiều đôi vợ chồng có sẩy thai liên tiếp, đóng góp con số đáng kể về kháng nguyên HLA và một số phụ nữ biểu hiện thiếu kháng thể người mẹ phản ứng với lympho bào của người bố thông thường được tìm thấy ở những phụ nữ bình thường sau khi sinh đẻ thành công. Các trung tâm có khả năng xếp loại HLA có thể xác định được những cặp vợ chồng mang gen bất thường có thể đóng một vai trò trong sẩy thai liên tiếp. Phương pháp miễn dịch tăng cường kháng thể người mẹ đáp ứng lại lympho bào của người bố vẫn còn nằm trong thực nghiệm.

Điều trị sau khi thụ thai

Cung cấp chăm sóc trước đẻ sớm và lập bảng thăm khám thường xuyên. Nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường chỉ hợp đối với chảy máu hoặc đau. Liệu pháp hormon sinh dục steroid theo kinh nghiệm là chống chỉ định.

Tiên lượng

Tiên lượng rất khả quan nếu như chữa được nguyên nhân sẩy thai.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm vú hậu sản

Viêm vú thường bắt đầu trong vòng ba tháng sau đẻ và có thể bắt đâu với một vết thương hay nứt núm vú. Có sự viêm mô tế bào rõ ràng ở vùng tổ chức vú, với biểu hiện đỏ, sưng, nóng tại chỗ và sốt.

Đề phòng huyết tán của trẻ sơ sinh

Những phần tử kháng thể quá lớn không qua được qua rau thai và ảnh hưởng đến thai có Rh dương tính. Độ thanh thải globulin của người mẹ đủ thấp để tiếp tục bảo vệ được 12 tuần.

Tình trạng bệnh nội khoa gây biến chứng thai nghén

Thai nghén đi kèm với sự tăng đề kháng của các mô đối với insulin, dẫn đến tăng insulin trong máu cũng như tăng glucose và triglycerid, những biến đổi này là do lactogen rau thai

Du lịch và tiêm chủng trong khi có thai

Gama globulin lưu trữ để ngăn ngừa viêm gan A là an toàn và không mang lại nguy cơ lây truyền HIV. Chloroquin có thể được sử dụng đề phòng bệnh sốt rét trong khi mang thai, và proguanil cũng an toàn.

Nôn trong thai nghén

Nôn nặng, dai dẳng trong khi có thai gọi là chứng nôn nghén nặng, có thể làm cho kiệt quệ cần phải nằm viện. Sự mất nước, nhiễm toan, suy dinh dưỡng có thể phát triển cùng với sự nôn mửa kéo dài.

Cho con bú: nuôi con bằng sữa mẹ

Việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ giúp ích về mặt thời gian, đầu tiên, được các thầy thuốc, y tá và các bà mẹ nuồi con bằng sữa mẹ ủng hộ

Sẩy thai tự nhiên

Hiện nay không có chứng cớ rằng đầu máy video hoặc lĩnh vực điện tử phối hợp liên quan đến vấn đề tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên

Chửa ngoài tử cung

Thử nghiệm thai nghén định lượng trong huyết thanh nói chung cho thấy có mức độ thấp hơn so với thai nghén bình thường cùng tuổi thai

U nguyên bào nuôi do thai

Chửa trứng bán phần có xu hướng theo sau là giai đoạn lành tính, trong khi chửa trứng toàn phần có khuynh hướng đa số trở thành ung thư nguyên bào nuôi.

Chảy máu trong quý ba thai kỳ

Bệnh nhân nên được nằm viện và nghỉ ngơi tại giường liên tục theo dõi thai. Xét nghiệm máu toàn phần phải làm hai đến bốn nhóm máu đã phân nhóm và thử phản ứng chéo.

Những biến chứng ngoại khoa trong thai nghén

Thiếu oxy trong quá trình phát triển của thai trong quí đầu có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh. Như vậy quí hai thường là thời gian thích hợp để tiến hành phẫu thuật

Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt thai nghén

Những biểu hiện thai và triệu chứng sau thường do thai nghén gây ra, nhưng không có dấu hiệu nào dùng để chẩn đoán được, Việc ghi nhận thời gian

Dinh dưỡng trong khi có thai

Những chất rỗng calo nên tránh, và chế độ ăn nên chứa những thức ăn sau: thực phẩm protein nguồn gốc động vật và thực vật, sữa và các sản phẩm của sữa

Tiền sản giật và sản giật

Không có cách can thiệp nào tỏ ra là có giá trị để làm giảm tần suất xẩy ra hay tính nghiêm trọng của quá trình qua nghiên cứu một cách khách quan bao gồm lọt tiểu

Đề phòng chuyển dạ đẻ non

Giáo dục bệnh nhân để nhận biết những cơn co tử cung đều đặn thường xuyên bằng cách báo động cho nhân viên y tế để đánh giá những bệnh nhân hây sớm.

Những vấn đề cơ bản chăm sóc trước đẻ

Chăm sóc trước đẻ nên bắt đầu sớm và duy trì đều đặn trong thời kỳ từ 0 đến 28 tuần thì khám 4 tuần 1 lần, 28 - 36 tuần: 2 tuần một lần; 36 tuần trở đi: khám hàng tuần.