Dinh dưỡng trong khi có thai

2016-12-10 12:29 PM

Những chất rỗng calo nên tránh, và chế độ ăn nên chứa những thức ăn sau: thực phẩm protein nguồn gốc động vật và thực vật, sữa và các sản phẩm của sữa

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chế độ dinh dưỡng trong khi có thai ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ người mẹ và kích thước, tình trạng khoẻ mạnh của đứa trẻ. Những phụ nữ mang thai nên sớm được chỉ dẫn về chế độ ăn uống trong việc chăm sóc trước đẻ và đưa vào chương trình thức ăn bổ sung nếu họ thiếu nguồn dinh dưỡng phù hợp. Việc chỉ dẫn phải nhấn mạnh yấn đề kiêng rượu, thuốc lá và ma tuý. Caffein và những viên đường hóa học nhân tạo chỉ nên sử dụng với số lượng ít.

Những chất rỗng calo nên tránh, và chế độ ăn nên chứa những thức ăn sau: thực phẩm protein nguồn gốc động vật và thực vật, sữa và các sản phẩm của sữa, tất cả các loại ngũ cốc, bánh mì và hoa quả, rau, đặc biệt là rau xanh.

Tăng cân ở phụ nữ có thai nên đạt được 20 - 40 pao (9 - 18kg), bao gồm trọng lượng thai, rau thai, nước ối và trọng lượng của những tổ chức sinh sản, dịch, máu, nguồn dự trữ chất béo tăng lên. Khối lượng cơ bắp cơ thể người mẹ tăng lên. Nguồn dự trữ chất bép của người mẹ là sự cung cấp calo cho thai nghén và tiết sữa, việc hạn chế tăng trọng lượng trong lúc có thai làm cho không phát, triển nguồn dự trữ chất béo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tổ chức của thai và người mẹ là không nên. Những bà mẹ béo có thể có những đứa trẻ bình thường với trọng lượng tăng ít (15 - 20 pao) (6,7 - 9kg), nhưng người ta cũng động viên nên ăn thức ăn chất lượng cao. Bình thường một phụ nữ mang thai tăng 2 - 5 pao (900 - 2250g) trong ba tháng đầu như vậy dưới 1 pao/tuần. Thai phụ cần thêm vào khoảng 200 - 300 kcalo/ngày (phụ thuộc vào năng lượng xuất ra) và 30g/ngày protein thêm vào để cho tổng số protein đưa vào khoảng 75g/ngày. Lượng calo xấp xỉ đưa vào trong thời kỳ thai nghén giúp cho việc phòng ngừa những nguyên nhân gây ra trẻ nhẹ cân khi sinh.

Chế độ ăn hạn chế muối nghiêm ngặt là không cần thiết. Trong khi việc tiêu thụ những thức ăn sẵn có hàm lượng muối cao là không đáng khuyến khích, thì 2 - 3g muối/ngày là chấp nhận được. Nhu cầu calci tăng trong thời kỳ thai nghén (1200mg/ngày) có thể đáp ứng được bằng sữa, các sản phẩm của sữa, rau xanh, sản phẩm đậu nành, bánh ngũ cốc và những thức ăn bổ sung carbonat calci.

Nhu cầu sắt và acid folic tăng lên sẽ được đáp ứng bằng thức ăn cũng như các chất bổ sung vitamin và chất khoáng (xem bài thiếu máu trong khi có thai). Trong khi có thai không nền dùng quá nhiều vitamin, vì chúng có thể dẫn đến dị dạng thai hoặc rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, thức ăn bổ sung trước đẻ cân đối chứa 30 - 50mg sắt, 0,5 - 0,8 mg folat và cho phép sử dụng rộng rãi hàng ngày các chất khoáng và vitamin khác nhau ở Mỹ và có thể mang lại lợi ích cho nhiều phụ nữ với chế độ ăn không đầy đủ.

Rõ ràng là sự cung cấp thêm vitamin lúc gần mang thai, đặc biệt acid folic làm giảm nguy cơ dị dạng ống thần kinh cho thai nhi. Rau sữa và rau trứng tác dụng tốt cho thai, những phụ nữ ăn chay, họ không ăn trứng cũng như những sản phẩm sữa nên có chế độ ăn riêng sao cho protein và calon phù hợp và nên sử dụng những thực ăn bổ sung vitamin B12 trong khi có thai và cho con bú.

Bài viết cùng chuyên mục

Cho con bú: nuôi con bằng sữa mẹ

Việc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ giúp ích về mặt thời gian, đầu tiên, được các thầy thuốc, y tá và các bà mẹ nuồi con bằng sữa mẹ ủng hộ

Viêm vú hậu sản

Viêm vú thường bắt đầu trong vòng ba tháng sau đẻ và có thể bắt đâu với một vết thương hay nứt núm vú. Có sự viêm mô tế bào rõ ràng ở vùng tổ chức vú, với biểu hiện đỏ, sưng, nóng tại chỗ và sốt.

Đề phòng chuyển dạ đẻ non

Giáo dục bệnh nhân để nhận biết những cơn co tử cung đều đặn thường xuyên bằng cách báo động cho nhân viên y tế để đánh giá những bệnh nhân hây sớm.

Đề phòng huyết tán của trẻ sơ sinh

Những phần tử kháng thể quá lớn không qua được qua rau thai và ảnh hưởng đến thai có Rh dương tính. Độ thanh thải globulin của người mẹ đủ thấp để tiếp tục bảo vệ được 12 tuần.

Những biến chứng ngoại khoa trong thai nghén

Thiếu oxy trong quá trình phát triển của thai trong quí đầu có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh. Như vậy quí hai thường là thời gian thích hợp để tiến hành phẫu thuật

Tình trạng bệnh nội khoa gây biến chứng thai nghén

Thai nghén đi kèm với sự tăng đề kháng của các mô đối với insulin, dẫn đến tăng insulin trong máu cũng như tăng glucose và triglycerid, những biến đổi này là do lactogen rau thai

Chảy máu trong quý ba thai kỳ

Bệnh nhân nên được nằm viện và nghỉ ngơi tại giường liên tục theo dõi thai. Xét nghiệm máu toàn phần phải làm hai đến bốn nhóm máu đã phân nhóm và thử phản ứng chéo.

U nguyên bào nuôi do thai

Chửa trứng bán phần có xu hướng theo sau là giai đoạn lành tính, trong khi chửa trứng toàn phần có khuynh hướng đa số trở thành ung thư nguyên bào nuôi.

Tiền sản giật và sản giật

Không có cách can thiệp nào tỏ ra là có giá trị để làm giảm tần suất xẩy ra hay tính nghiêm trọng của quá trình qua nghiên cứu một cách khách quan bao gồm lọt tiểu

Chửa ngoài tử cung

Thử nghiệm thai nghén định lượng trong huyết thanh nói chung cho thấy có mức độ thấp hơn so với thai nghén bình thường cùng tuổi thai

Sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp là chấn đoán lâm sàng đúng hơn là chẩn đoán bệnh lý. Những dấu hiệu lâm sàng cũng tương tự như những điều được quan sát thấy ở các loại sẩy thai khác.

Sẩy thai tự nhiên

Hiện nay không có chứng cớ rằng đầu máy video hoặc lĩnh vực điện tử phối hợp liên quan đến vấn đề tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên

Nôn trong thai nghén

Nôn nặng, dai dẳng trong khi có thai gọi là chứng nôn nghén nặng, có thể làm cho kiệt quệ cần phải nằm viện. Sự mất nước, nhiễm toan, suy dinh dưỡng có thể phát triển cùng với sự nôn mửa kéo dài.

Du lịch và tiêm chủng trong khi có thai

Gama globulin lưu trữ để ngăn ngừa viêm gan A là an toàn và không mang lại nguy cơ lây truyền HIV. Chloroquin có thể được sử dụng đề phòng bệnh sốt rét trong khi mang thai, và proguanil cũng an toàn.

Những vấn đề cơ bản chăm sóc trước đẻ

Chăm sóc trước đẻ nên bắt đầu sớm và duy trì đều đặn trong thời kỳ từ 0 đến 28 tuần thì khám 4 tuần 1 lần, 28 - 36 tuần: 2 tuần một lần; 36 tuần trở đi: khám hàng tuần.

Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt thai nghén

Những biểu hiện thai và triệu chứng sau thường do thai nghén gây ra, nhưng không có dấu hiệu nào dùng để chẩn đoán được, Việc ghi nhận thời gian