- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sản phụ khoa
- Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV
Những điểm đặc biệt khi tư vấn cho phụ nữ về HIV
Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngoài những điểm chung về tư vấn HIV / AIDS đã nêu ở trên, trong việc tư vấn cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ, trong độ tuối sinh hoạt tình dục, sinh đẻ còn có những điểm đặc biệt mà người tư vấn cần chú ý sau đây:
Tư vấn chung cho phụ nữ về HIV/AIDS
Do cấu trúc giải phẫu, niêm mạc của cơ quan sinh dục nữ có diện tiếp xúc rộng, hơn nữa trong quan hệ tình dục, người phụ nữ là người nhận tinh dịch nên dễ bị lây nhiễm hơn nam giới. Thêm vào đó, khi bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh thường khó phát hiện ở phụ nữ hơn nam giới, nên dễ trở thành mạn tính gây vết viêm loét ở cơ quan sinh dục, tăng khả năng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.
Trong quá trình thực hiện chức năng sinh sản, mang thai, chuyển dạ và đẻ, sức khoẻ hay bị suy sụp, người phụ nữ dễ bị mất máu nên phải truyền dịch, truyền máu... nên cũng dễ bị lây nhiễm.
Những nhu cầu làm đẹp như phẫu thuật thẩm mỹ, xâu tai, xăm, nếu không được thực hiện hợp vệ sinh cũng có thể là nguồn gây phơi nhiễm.
Ngoài ra, do những bất bình đẳng giới còn tồn tại, nhiều chị em không có khả năng chủ động sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su, thực hiện tình dục an toàn nên dễ bị lây nhiễm hơn nam giới.
Nên khuyên người phụ nữ xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai. Nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu họ có thai và nhiễm HIV. Nếu đã có thai, họ cần được khám thai định kỳ và khuyên xét nghiệm HIV sớm đế có thế xử trí kịp thời.
Tư vấn cho thai phụ/sản phụ bị nhiễm HIV
Nên tư vấn sớm cho những người phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai vì những lý do đã nêu ở trên.
Nếu người phụ nữ đã có thai, hãy cung cấp cho họ những thông tin về khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con cũng như điều trị dự phòng để họ tự có được sự lựa chọn đúng đắn về cách xử trí vói quá trình thai nghén, tuỳ thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh của họ cũng như tình trạng thai, kể cả tuổi thai.
Đặc biệt, vói những phụ nữ mỏi có thai (tuổi thai dưới 12 tuần theo kinh cuối cùng), cần tập trung tư vấn cho họ tự nguyện phá thai vì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là khá cao.
Trong trường hợp người phụ nữ và gia đình đồng ý tự nguyện phá thai sau khi đã được tư vấn thông tin đầy đủ và có chỉ định phá thai (thai còn nhỏ, ở ba tháng đầu hoặc ba tháng giữa), có thể giải quyết phá thai áp dụng các biện pháp thích hợp. Những trường hợp này, thai phụ cần phải được chăm sóc tại các cơ sở có khả năng phẫu thuật (có bác sĩ chuyên khoa sản và phòng mổ), khoa sản bệnh viện huyện hoặc các bệnh viện tỉnh. Sau khi phá thai, những phụ nữ này cần được tư vấn để tiếp tục điều trị.
Nếu tuổi thai quá lớn (từ 16-20 tuần trở đi), không có chỉ định phá thai hoặc đối tượng tư vấn muốn giữ thai đế đẻ thì họ cần phải được tư vấn về nhu cầu càn thiết phải được gửi lên các khoa sản bệnh viện tỉnh hoặc cấp cao hơn để xác định có ý kiến can thiệp cụ thể về mặt điều trị và theo dõi. Họ cần phải được điều trị hoặc tiếp tục sử dụng các thuốc chống HIV đế hạ thấp khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai (đối với AZT) và chuyển dạ đẻ (AZT hoặc nevirapin). Việc chăm sóc trước sinh và đỡ đẻ cần phải được thực hiện tại các cơ sở này để đảm bảo việc áp dụng những quy trình kỹ thuật cần thiết.
Trong bất kể trường hợp nào (người phụ nữ hoặc cặp vợ chồng quyết định chấm dứt thai kỳ hay tiếp tục theo dõi đế đẻ) thì họ cũng cần được khuyên theo dõi hoặc tiến hành thủ thuật ở những cơ sở có chuyên môn, đủ điều kiện tuân theo các quy trình phòng tránh nhiễm khuẩn cần thiết để phòng tránh cho bản thân họ và những người khác.
Trong trường hợp phụ nữ có thai bị nhiễm HIV muốn sinh con, hoặc phát hiện ra nhiễm HIV trong quá trình chuyển dạ đẻ thì họ cần phải được tư vấn về trách nhiệm đối với đứa con, không nên bỏ rơi nhưng cũng không nên cho con bú vì khả năng lây nhiễm.
Người làm công tác tư vấn cần phải đánh giá một cách nhạy cảm nhu cầu và điều kiện của người mẹ để đưa ra lời khuyên hợp lý cho việc nuôi con của họ bởi vì họ vẫn chăm sóc con đầy đủ nhưng chỉ không cho con bú và cũng cần nói rõ việc cán bộ y tế sẽ giúp họ (ví dụ như trong việc làm giảm hoặc ngừng sự bài tiết sữa sau khi đẻ).
Cần tư vấn cho bà mẹ về tầm quan trọng của việc cho trẻ sơ sinh uống siro AZT hoặc nevirapin sau đẻ phòng tránh lây nhiễm cho con để họ chấp nhận điều trị cho trẻ.
Người tư vấn nên khuyên các bà mẹ nhiễm HIV tuân theo các hướng dẫn y tế để tạo điều kiện thuận lợi cho họ không cho con bú cũng như trong các quy trình chăm sóc sau đẻ khác như tắm cho con, chăm sóc dây rốn, chăm sóc chính bản thân mình, kể cả chăm sóc vú phòng tránh những vết thương có thể xảy ra (ví dụ như tránh xây xát ỏ da gây chảy máu...).
Nếu không được điều trị dự phòng, tỉ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khoảng 20-35%. Trong khi đó nếu được điều trị dự phòng đúng cách (điều trị trong tử cung từ khi tuổi thai 36 tuần bằng AZT hoặc lúc mẹ chuyển dạ bằng nevirapin cũng như cho trẻ uống siro và cho ăn thức ăn thay thế) thì tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ còn khoảng 8-10%.
Người tư vấn cần hướng dẫn cho các bà mẹ nhiễm HIV tiếp tục theo dõi và điều trị sau đẻ, bồi dưỡng cơ thể, điều trị bằng thuốc và tuân thụ chế độ chống thiếu máu thiếu sắt cũng như các nhiễm trùng cơ hội họ có thể mắc phải trong thời gian nuôi con.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Đôi lúc nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng.
Bài giảng hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ
Các cử động hô hấp xảy ra ngay sau khi sinh, hiện nay vấn đề này vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Người ta tranh cãi về vai trò của thiếu oxy máu, về sự toan hoá máu.
Bài giảng khối u tế bào mầm
Khối u tế bào mầm chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20% của tất cả các loại khối u buồng trứng, là loại khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm. Khối u tế bào mầm thường gạp ở người trẻ tuổi, thường gặp dưới 20 tuổi.
Bài giảng viêm âm đạo cổ tử cung
Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.
Chăm sóc trẻ nhẹ cân non tháng
Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ nhẹ cân và thiếu tháng cũng không có cơ hội để sống, cái chết của trẻ thấp cân và đẻ non luôn là nỗi đau vô hạn đối với người mẹ và gia đình.
Bài giảng viêm sinh dục
Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.
Nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh
Bình thường sau teo thành dây chằng tròn dưới gan, khi viêm ta thây nôi ro tuần hoàn bàng hệ trên rốn, kèm theo trướng bụng, gan lách to dê đưa tới nhiễm trùng máu, viêm phúc mạc, áp xe gan
Bài giảng các biện pháp tránh thai áp dụng cho nam giới
Vai trò của nhân viên y tế là cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về những thuận lợi, bất lợi cũng như cách sử dụng của mỗi phương pháp
Bài giảng lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là trường hợp khi có mặt tổ chức tuyến, đệm hay tổ chức giống nội mạc tử cung ở ngoài buồng tử cung. Hình ảnh lạc nội mạc tử cung rất đa dạng. Có thể ở trong phúc mạc hay ngoài phúc mạc.
Bài giảng tiền sản giật
Tiền sản giật là giai đoạn quá độ từ nhiễm độc thai nghén biến chứng thành sản giật. Giai đoạn tiền sản giật có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này.
Tư vấn cho người nhiễm HIV
Nhiệm vụ chủ yếu của người tư vấn trong giai đoạn này là hỗ trợ cho người nhiễm HIV đương đầu và tiếp tục sống vối bệnh tật một cách có ích. Neu có thế.
Bài giảng đẻ khó cơ giới
Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một.
Bài giảng thiếu máu và thai nghén
Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...).
Tư vấn xét nghiệm HIV, AIDS ở phụ nữ có thai
Về nguyên tắc, tư vấn HIV/AIDS là tư vấn riêng biệt. Tuy nhiên, riêng tư vấn trước xét nghiệm có thế được lồng ghép một phần với giáo dục - truyền thông cho từng nhóm nhỏ.
Bài giảng u nang buồng trứng và thai nghén
Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu.
Bài giảng chửa ngoài tử cung
Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.
Bài giảng đẻ khó do khung chậu
Để đánh giá mức độ méo của khung chậu hẹp không đối xứng người ta phải dựa vào trám Michaelis. Trám Michaelis được giới hạn trên là gai đốt sống thắt lưng 5.
Bài giảng nhiễm khuẩn đường sinh sản
Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bài giảng ngôi thóp trước trong sản khoa
Ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi. Tiên lượng và cách xử trí gần giống ngôi trán.
Bài giảng sẩy thai
Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế).
Những nét cơ bản của môn sản phụ
Sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý.
Bài giảng ung thư âm hộ
Âm hộ và vùng bẹn bản chất tự nhiên ẩm ướt đó là điều kiện thuận lợi để hấp thu những chất ngoại lai qua da vùng âm hộ, mức độ hấp thu phụ thuộc vào tình trạng ẩm ướt.
Sử dụng một số hormon trong sản phụ khoa
Trong trường hợp u xơ tử cung chưa muốn chỉ định mổ vì nhu cầu sinh sản, có thể dùng teslosteron propionat 25mg tiêm bắp thịt mỗi tuần. Kinh nguyệt có thể trở lại bình thường và khả năng sinh sản vẫn được duy trì
Bài giảng tăng huyết áp trong thời kỳ có thai và tiền sản giật
Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: Dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây. Cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén.
Bài giảng ung thư vú
Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.