Bài giảng nôn do thai nghén

2013-04-15 08:00 AM

Nguyên nhân gây nôn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó có liên quan đến nồng độ hormon tăng cao trong 3 tháng đầu của thai nghén mà chủ yếu là nồng độ estrogen, progesteron và HCG.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nôn do thai nghén được định nghĩa là sự xuất hiện những cơn buồn nôn đơn thuần hay kết hợp với vài lần nôn vào lúc đầu của thời kỳ thai nghén. Nôn do thai nghén thường  gặp  giữa  6 - 14 tuần mất kinh, ít khi tồn tại qua tuần thứ 16. Trạng thái toàn thân vẫn giữ được và tiến triển tự nhiên khỏi. Đây là nôn chức năng, nghĩa là loại trừ mọi nguồn gốc thực thể. Khi nôn trở nên nghiêm trọng hay còn kéo dài sau 3 tháng đầu thì đó là những nôn nặng, đôi khi còn gọi là nôn không cầm được ( hyperemesis gravidium).

Dịch tể học

Khoảng 40 - 65% phụ nữ có thai có nôn do thai nghén và trong số  đó có 15 đến 20% kéo dài một ít quá 14 tuần mà không thực sự trở thành những chứng nôn nặng. Những chứng nôn nặng này thì ít gặp, tần suất khoảng 2,5 phần nghìn.

Các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây nôn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó có liên quan đến nồng độ hormon tăng cao trong 3 tháng đầu của thai nghén mà chủ yếu là nồng độ estrogen, progesteron và HCG.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp là:

Nôn do thai hay gặp ở con so hơn con rạ.

Mẹ ở chung với gia đình.

Nếu lần đầu thai nghén có nôn thì nguy cơ sẽ cao hơn cho lần sau.

Sinh lý bệnh

Trung tâm nôn điều khiển phản xạ nôn ở trong cấu tạo lưới của tuỷ sống. Nó được kích thích do các xung động nội tạng dạ dày - ruột. Ở sàn não thất lớn, có những cơ quan nhận cảm hoá học, chúng kích hoạt trung tâm để đáp lại những bất thường về chuyển hoá hay dưới tác động của chất gây nôn. Những cơn nôn được báo trước bởi những cơn buồn nôn do sự trào ngược những thứ chứa trong tá tràng lên dạ dày, dẫn đến một loạt những co thắt ở bụng, cơ hoành với thanh môn khép kín, và chất chứa ở dạ dày trào lên phần dưới thực quản. Sau cùng bụng co mạnh và cơ hoành hạ thấp gây ra một tăng mạnh áp lực trong ổ bụng khiến cho nôn.

Chẩn đoán 

Trên lâm sàng tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà người ta chia ra nôn nhẹ và nôn nặng:

Nôn nhẹ

Loại này hay gặp hơn. Sau khi tắt kinh vài tuần thai phụ cảm thấy tăng tiết nước bọt, buồn nôn và nôn vào buổi sáng, hoặc khi ăn hoặc ngửi thấy thức ăn lạ. Toàn thân ít thay đổi, có thể bị sút ít. Tự khỏi sau tháng thứ 3.

Nôn nặng

Hay còn gọi là nôn không cầm được, điều trị khó khăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ, có khi phải đình chỉ thai nghén.

Bệnh cảnh có thể bắt đầu từ nôn nhẹ hay đột ngột, và có thể chia làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ nôn: nôn liên tục, ăn gì cũng nôn, nôn ra cả mật xanh, mật vàng.

Thời kỳ suy dinh dưỡng: do hậu quả của nôn dẫn đến suy dinh dưỡng và mất nước. Bệnh nhân gầy mòn,mắt lõm, da nhăn nheo, bụng lõm hình thuyền, mạch nhanh 100-120lần/ phút.

Thời kỳ biến cố thần kinh: Đây là hậu quả của quá trình suy dinh dưỡng và mất nước kéo dài. Thai phụ lơ mơ, mê sảng, thở nhanh nông 40-50lần/ phút. Mạch nhanh, tiểu ít hoặc vô niệu và bệnh nhân có khi chết trong hôn mê, co giật. Thời kỳ này ngày nay hiếm gặp.

Xét nghiệm

Hồng cầu và Hct tăng.

Dự trữ kiềm giảm.

Ure máu tăng.

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng

Mức độ nôn.

Mất nước.

Hôn mê.

Chẩn đoán phân biệt

Chửa trứng: đa số có nôn mửa, siêu âm và (hCG giúp chẩn đoán phân biệt

Một số nguyên nhân thuộc về tiêu hoá: Viêm ruột thừa, viêm dạ dày, viêm túi mật, viêm tuỵ, tắc ruột hay còn là một sự kết hợp một ung thư tiêu hoá và một thai nghén.

Nguyên nhân thuộc gan: Viêm gan virus, chứng thoái hoá mở cấp tính do thai nghén mà nếu không biết thì tiến triển của nó rất nghiêm trọng. Sau một vài tiến triển: khó chịu, buồn nôn, nôn, rồi bệnh nặng lên nhanh chóng: vàng da rồi bệnh não - gan và các biến chứng ngoài gan của nó như: thiểu năng thận, rối loạn chức năng đông chảy máu, xuất huyết tiêu hoá, viêm tuỵ cấp, hội chứng HELLP.

Nguyên nhân thần kinh: Viêm màng não, tăng áp lực nội sọ... khi thăm khám một phụ nữ có thai mà có nôn cần phải soi đáy mắt để khỏi bỏ qua đến một u não mà có thể là nguyên nhân tử vong trong quá trình thai nghén.

Điều trị 

Các chứng buồn nôn và nôn do thai nghén phần nhiều có thể kiềm chế được chỉ bằng những biện pháp vệ sinh ăn uống. Chỉ khi những biện pháp đó không đủ thì mới dùng đến thuốc.

Biện pháp vệ sinh ăn uống 

Sau khi làm yên lòng các bệnh nhân, thay đổi chỗ ở cho phù hợp, nếu mùi bếp núc làm khó chịu thì nhờ người khác chuẩn bị bữa ăn và cần cho họ một vài lời khuyên đơn giản, chia lượng thức ăn làm nhiều bữa nhỏ, có nhiều hydrocarbon và ít mở, đặc biệt khuyên thai phụ ăn lạnh:

2 ngày đầu ngậm sữa đá.

2 ngày sau uống sữa ướp lạnh, pha đậm dần để nâng cao giá trị dinh dưỡng, uống ít một và nhiều lần.

2 ngày tiếp theo cho bệnh nhân ăn súp.

Nếu không chấp nhận trở lại ngậm sữa đá.

Nếu chấp nhận thì 2 ngày sau uống sữa ướp lạnh pha đặc hơn, cũng ăn ít một và nhiều lần trong ngày. Cứ như thế chế độ ăn lạnh giảm dần, đặc đần và tăng lượng đần lên.

Ở những người tiếp tục nôn mặc dù đã áp dụng những biện pháp nói trên, cần phải dùng đến thuốc.

Điều trị bằng thuốc

Những thuốc chống nôn là một trong những lo lắng của người thầy thuốc, vì chúng rất thường được dùng cho người phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén trong khi người ta không thể bảo đảm 100% là không có tác dụng sinh quái thai.

Thuốc kháng Histamin:

Nên thận trọng tránh các thuốc có cơ sở là cyclicin (meclozine, buclizine) vì chúng là nguyên nhân của các dị tật bẩm sinh: khe vòm miệng, tật thiếu chi, thoát vị não - tuỷ...

Promethazine (phenergan) có liên quan tới các sai khớp háng bẩm sinh.

Diphenhydramine (nautamine) và dimenhydrinate (nausicalm) có lẽ là nguyên nhân của những khe vòm miệng.

Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh:

Metoclopramide (primperan, anausin):, liều bình thường 1viên (10mg ) ( 3 lần / ngày, với trường hợp nôn nặng liều hằng ngày 30 - 40mg chuyền tĩnh mạch. Chưa có báo cáo nào về tính độc, mặc dầu thuốc đi qua hàng rào rau thai và có mặt trong sữa mẹ.

Sulpiride (Dogmatil): có tác dụng chống nôn và các rối loạn tâm thần. Ôúng hoặc viên nang 50mg. Thường dùng 3 ống tiêm bắp/ mỗi ngày, sau đó uống 3 viên/ ngày khi đã ăn uống trở lại.

Cả 2 thứ thuốc này đã được dùng rộng rãi, nhưng chưa thấy có tác dụng hại nào.

Xử trí trong trường hợp nôn nặng

 Khi có những trường hợp nôn nặng thì bắt buộc phải nhập viện.

Hồi sức nước - điện giải và năng lượng:

Mục đích để phục hồi lại thể tích máu lưu thông, bù lại những mất mát về ion và loại bỏ những trạng thái dị hoá để thay vào đó một trạng thái đồng hoá.

Năng lượng khoảng 2700 - 3000 kcal/ ngày, lượng calo cần cho mỗi ngày phải được cân đối giữa dextrose, các lipide và các protein.

Cách ly:

Thai phụ ở một phòng yên tĩnh, cần ngăn cấm sự thăm hỏi.

Tiết thực triệt để ít nhất trong vòng 48 giờ đầu. Khi đã hết nôn cho những thức uống ướp lạnh có đường và nhiều muối khoáng.

Áp dụng chế độ ăn lạnh như trên.

Các thuốc chống nôn:

Chủ yếu là đường tiêm như Primperan (metoclopramide); Dogmatil (sulpiride); Vitamin B6.

Điều trị sản khoa

Nếu điều trị nội khoa không đáp ứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ thai phụ thì phải đình chỉ thai nghén. Thường thì sau nạo, bệnh bắt đầu thuyên giảm và giảm rất nhanh.

Phòng bệnh

Vì chưa rõ nguyên nhân nên vấn đề phòng bệnh chủ yếu là phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh bệnh nặng lên.

Điều trị các nguy cơ nếu có thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng vòng kinh không phóng noãn

Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn-RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH.

Bài giảng uốn ván rốn

Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, gram (+) gây ra, là loại bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, có tỉ lệ tử vong cao (34-50%) tuỳ từng thông báo của từng nước.

Bài giảng suy thai cấp tính trong chuyển dạ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe doạ sinh mạng thai, sức khoẻ thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh.

Bài giảng chảy máu trong 6 tháng đầu của thời kỳ thai nghén

Chảy máu âm đạo trong thời gian này là triệu chứng thường hay gặp, do nhiều nguyên nhân dẫn đến, đòi hỏi các bác sỹ phải chẩn đoán được nguyên nhân để kịp thời xử trí, vì có những trường hợp chúng ta phải can thiệp để giữ thai.

Bài giảng đa ối (nhiều nước ối)

Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quí đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.

Bài giảng vệ sinh kinh nguyệt

Người ta thường nói, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ người phụ nữ, do đó khi có kinh nguyệt, cần phải giữ vệ sinh cần thiết để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục.

Bài giảng hậu sản thường

Khi có thai, các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ sẽ trở lại tình trạng bình thường như khi không có thai. Thời gian trở về bình thường của cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời kỳ hậu sản.

Bài giảng ung thư vú

Ung thư vú là u tân sinh ác tính thường gặp ở phụ nữ tại các nước công nghiệp, tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm. Ở các nước đang phát triển, ung thư vú chiếm 30% ung thư phụ khoa, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

Bài giảng triệt sản nam nữ

Phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật có thể áp dụng cho nữ giới hoặc cho nam giới. Cho đến nay nói chung triệt sản vẫn được coi là phương pháp tránh thai vinh viễn, không hồi phục.

Bài giảng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.

Những thay đổi giải phẫu sinh lý của phụ nữ khi có thai

Sự tồn tại của thai nhi với những tuyến nội tiết hoạt động từ rất sớm bắt đầu từ tuần thứ 11; những tuyến này bao gồm tuyến yên, tuyến giáp trạng, thượng thận, tuỵ, và sinh dục.

Bài giảng sử dụng Vaccin trong khi có thai

Đối với vaccin virus sống, người ta khuyên không dùng khi có thai, nhưng cũng chưa bao giờ thấy các vaccin này gây ra dị dạng thai kể cả dùng khi mới có thai. Do vậy nếu tình cờ đã dùng các loại vaccin này thì cũng không có chỉ định phá thai.

Bài giảng chửa ngoài tử cung

Siêu âm: Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ. Trong trường hợp rỉ máu thì siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas.

Bài giảng dị dạng sinh dục

Sự biệt hoá cơ quan sinh dục củng là một phần biệt hoá của cơ quan tiêt niệu cho phép giải thích và phân loại các dị dạng sinh dục. Tuần thứ 3 - 17 thai nhi sau khi biệt hoá đường tiết niệu hoàn toàn sẽ bắt đầu biệt hoá đường sinh dục. Tính cả hai quá trình này có thể chia làm 4 giai đoạn:

Bài giảng u nang buồng trứng và thai nghén

Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu.

Bài giảng vệ sinh thai nghén

Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, nên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định.

Bài giảng tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Các biến chứng của thai nghén và quá trình sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các nước đang phát triển.

Bài giảng rau bong non

Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy. Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.

Bài giảng viêm sinh dục

Viêm sinh dục có lầm quan trong trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Bài giảng sổ rau thường và hậu sản thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Bài giảng song thai (thai đôi)

Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.

Bài giảng ung thư buồng trứng và khối u biểu bì

Cho đến nay, người ta chưa biết rõ nguyên nhân, tuy vậy những yêu tố như ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất asbcstos, và bột talc là hai chất hoá học công nghiệp.

Bài giảng rau tiền đạo

Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau.

Bài giảng sự tiết sữa và cho trẻ bú

Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đó vài ngày.

Bài giảng vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh

Quanh tuổi từ 45 - 55, phụ nữ chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp của đời sống sinh sản - tuổi tắt dục và mãn kinh. Sự chuyển tiếp này là một phần trong quá trình có tuổi của một phụ nữ và thường diễn ra không có vấn đề.