Kháng nguyên kháng thể trong huyết học truyền máu

2015-07-29 08:47 PM

Kháng nguyên không hoàn toàn là kháng nguyên chỉ có phần đặc hiệu mà không có phần mang tính kháng nguyên, nếu có một mình, chúng không gây đáp ứng miễn dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Kháng nguyên

Được coi là các phân tử có khả năng gắn (phản ứng) với kháng thể đặc hiệu, có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch (immune response). Đáp ứng này có thể dương tính hoặc âm tính. Đáp ứng dương nghĩa là cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên đã kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể đó. Đáp ứng âm là trạng thái khi cơ thể tiếp xúc vói kháng nguyên, cơ thể dung nạp (tolerance) với kháng nguyên đó, nghĩa là các tế bào miễn dịch đã không đáp ứng đê tạo ra kháng thể. Trạng thái này rất quan trọng trong việc cơ thể chấp nhận hay loại trừ các tổ chức đồng loài.

Phân loại kháng nguyên

Tự kháng nguyên (auto - antigen).

Kháng nguyên đồng chủng (Isoantigen).

Kháng nguyên idiotyp (idiotype antigen).

Kháng nguyên đồng loài (alloantigen).

Kháng nguyên dị loại (heteroantigen).

Đặc điểm kháng nguyên

Về cấu trúc, kháng nguyên có hai phần:

Phần đặc hiệu là phần kích thích sinh kháng thể đặc hiệu và phản ứng vối kháng thể đó. Phần này mang tính đặc hiệu của kháng nguyên (speciíicity).

Phần mang tính kháng nguyên, phần này có khả năng kích thích cơ thể đáp ứng mạnh hay yếu, còn gọi là phần mang tính kháng nguyên (antigenicity).

Trên cơ sở này lại có thể phân hai loại:

Kháng nguyên hoàn toàn là kháng nguyên có cả hai phần đặc hiệu và phần mang tính kháng nguyên;

Kháng nguyên không hoàn toàn là kháng nguyên chỉ có phần đặc hiệu mà không có phần mang tính kháng nguyên, nếu có một mình, chúng không gây đáp ứng miễn dịch. Đó là các hapten, như hoá chất, thuốc. Các hapten khi vào cơ thể, liên kết vối protein tạo thành kháng nguyên hoàn toàn. Khi này chúng mới có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch, đồng thòi đây cũng là nguồn gốíc của tự kháng nguyên, đó là các protein của cơ thể bị biến đổi khi liên kết với hapten. Trường hợp này có thể tạo ra ba loại: kháng thể chống hapten, kháng thể chống protein mang và kháng thể chống cả hapten và protein mang.

Kháng thể

Khái niệm chung về kháng thể

Kháng thể là các globulin miễn dịch viết tắt là Ig (immunoglobulin) được tạo nên bởi B lympho khi đáp ứng với kháng nguyên, gọi là miễn dịch dịch thể (humoral Immunity). Còn đáp ứng của T lympho với kháng nguyên tạo ra các tế bào độc, các tế bào này có thể trực tiếp nhận biết kháng nguyên trên bể mặt tế bào và hủy diệt kháng nguyên đó, gọi là miễn dịch tế bào (cellular immunity).

Kháng thể dịch thể, tùy theo loại kháng nguyên có các tên gọi khác nhau:

Tự kháng thể: kháng thể chống lại kháng nguyên do chính bản thân cơ thể tạo nên. Do tổ chức của cơ thể chưa dung nạp với hệ thống trả lòi miễn dịch, hoặc do bị biến đổi trong qúa trình sông do các tác nhân hoá chất, tia xạ...

Kháng thể đồng loại (alloantibody): cơ thể tạo kháng thể chống lại kháng nguyên từ cá thể khác cùng loài.

Kháng thể dị loại: có thể sản xuất các kháng thể chống lại các kháng nguyên từ cá thể khác loài.

Hai loại kháng thể đầu thường gặp trong phòng thí nghiệm ngân hàng máu, còn loại thứ ba, do gây mẫn cảm ở súc vật chống kháng nguyên của người.

Có năm lớp kháng thể: IgA, IgM, IgG, IgD và IgE. Các kháng thể IgM và IgG liên quan nhiều đến các kháng nguyên nhóm máu, còn IgA và các Ig khác rất ít liên quan.

Đặc điểm sinh hoá học của kháng thể dịch thể

Các phân tử kháng thể được cấu trúc chung bởi 4 chuỗi đa peptid, trong đó có 2 chuỗi nặng H (heavy chain) và 2 chuỗi nhẹ L (light chain). Các chuỗi này được liên kết vối nhau bởi cầu disulfur (-S-S-). Các chuỗi nhẹ của các Ig có 2 kiểu: Lambda (Ằ.) và Kappa (K). Chuỗi Kappa chiếm 65%, chuỗi Lambda chiếm 35%. Chuỗi nặng lại đặc trưng cho từng Ig: chuỗi nặng của IgG ký hiệu là Y, IgA là a, IgM là p, IgD là 5, IgE là 8.

Nếu cắt phân tử IgG băng papain ta được hai phần: phần gắn kháng nguyên (ửagment antigen binding) ký hiệu là Fab, phần gan bổ thể hoặc ái tế bào, ký hiệu là Fc (íragment cytophil).

Phần gắn kháng nguyên trên chuỗi nặng H và chuỗi nhẹ L lại có 2 vùng khác nhau: vùng các acid amin, đây là vùng cực kỳ thay đổi (various region), ký hiệu là V. Vùng các acid rất ít thay đổi, gọi là vùng cố định (constant region). Vùng thay đổi V tạo nên các kháng thể đặc hiệu. Sự thay các acid amin ở vùng nàv cũng đồng thời là tạo ra các kháng nguyên idiotip (Idiotype antigen).

Đặc điểm cấu trúc của từng Ig:

IgG có 4 dưới lớp (subclass) đó là IgGl, IgG2, IgG3, IgG4.

IgM được cấu trúc bởi 5 đdn vị - mỗi đơn vị cấu trúc như 1 phân tử IgG. Các phân tử này liên kết với nhau bởi cầu SH, IgM có trọng lượng phân tử lớn nhất.

 IgA có hai loại: IgA huyết thanh, IgA này có 2 dưối lớp IgAal và IgAa2; IgA tiết (secretary IgA), IgA tiết được cấu trúc bởi 2 phân tử IgA (dimer) liên kết với nhau bởi mảnh tiết và cầu nôi "J" (hình 1.5), IgA có trong sữa mẹ, dịch nước bọt, dịch tiết đường tiêu hoá...

Sơ đồ cấu trúc của globulin miễn dịch 

Hình. Sơ đồ cấu trúc của globulin miễn dịch

             Hai chuỗi nặng (H) - Vùng thay đổi (V)

             Hai chuỗi nhẹ (L)    - Vùng cố định (C)

            Tận cùng - N-, Tận cùng c

Cấu trúc nói trên đại diện chung cho cả 5 lớp Immunoglobulin.

 Cấu trúc của các Immunoglobuỉin

Hình. Cấu trúc của các Immunoglobuỉin

Trọng lượng phân tử: các Ig có trọng lượng phân tử khác nhau và hàm lượng trong huyết thanh cũng khác nhau (bảng).

Một số đặc điểm sinh học của các Ig 

Hình. Một số đặc điểm sinh học của các Ig

Một số đặc điểm về chức năng của các Ig.


Chức năng của Ig

Hình. Chức năng của Ig

Kháng thể idiotyp: chuỗi acid amin trong vùng cực kỳ thay đổi (hypervariable segments) có thể nhận biết một số kháng huyết thanh (thường huyết thanh của động vật khác loài) như một kháng nguyên. Dạng kháng nguyên này gọi là idiotopes và kháng thể tạo ra chống lại chúng được gọi là antiidiotopes. Các idiotopes đều nằm ở vùng cực kỳ thay đổi. Các anti-idotypes có thể bị ức chế bằng các hapten, vì các hapten khi tiếp xúc với vùng cực kỳ thay đổi của kháng thể miễn dịch có thể phong toả đường vào của antiidiotyp đê phản ứng với idiotopes.

Bài viết cùng chuyên mục

Bổ thể trong huyết học truyền máu

C8, C9 hai thành phần cuối cùng bị hoạt hoá sẽ tạo ra các lỗ thủng làm thay đổi tính thấm màng tế bào, làm tế bào trương to và chết.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy

Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu câu, huyết sắc tố. Hình thái các loại tế bào. Tuỷ Tuỷ đồ: tế bào học. Sinh thiết tuỷ: tổ chức tuỷ.

Cấu trúc và chức năng huyết sắc tố (Hb)

Huyết sắc tố còn gọi là hemoglobin (Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu.

Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu

Các kháng nguyên nhóm máu, là các sản phẩm protein trên màng hồng cầu, mà quá trình tổng hợp, những protein này được mã hóa.

Bệnh Hemophilia

Bệnh hemophilia là bệnh dễ chảy máu (máu khó đông) do thiếu (hay bất thường) các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh đó là các yếu tố VIII, IX hay XI .

Phân loại thiếu máu tan máu và điều trị

Tổn thương bơm natri vào màng hồng cầu, có gặp ở châu Âu nhưng ít. Men PK giảm độ 50% ở trường hợp dị hợp tử, không biểu hiện lâm sàng. Men PK giảm dưới 50% ở trưòng hợp đồng hợp tử nặng.

Miễn dịch trung gian tế bào (cellular mediated immunity)

Các tế bào của các tổ chức và cơ quan bình thường có trên bề mặt kháng nguyên hệ HLA. Đó là những kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch tế bào.

Lơ xê mi kinh dòng hạt

Lơ xê mi kinh dòng hạt là một bệnh ác tính hệ tạo máu, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hóa, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tuổi của dòng bạch cầu hạt.

Lơ xê mi kinh dòng lympho - Bệnh tăng sinh Lympho mạn ác tính

Người ta nhận thấy lơ xê mi kinh dòng lympho có nhiều ở châu Au và Mỹ, ít gặp hơn ở châu Á, Ở Mỹ có thể gặp với tỷ lệ cao 2 đến 3 người trên 100.000 dân

Các xét nghiệm và ý nghĩa thực tiễn đánh giá sinh lý sinh hóa máu

Chuỗi phản ứng men tác động lên chuyển hóa acid arachidonic tạo ra nhiều chất gây tăng thấm mạch, đồng thời tác động lên hệ thống đông máu gây rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu.

Tai biến do truyền máu và cách xử trí

Dự phòng với những người có cơ địa dị ứng và có nổi mề đay nhiều lần cần loại bỏ huyết tương khi truyền máu để loại trừ các dị nguyên hòa tan.

Truyền máu tự thân và ứng dụng

Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.

Các cytokin và điều hòa tạo máu

Các cytokin có tác dụng điều hoà hoạt động và phát triển tế bào đích, do đó chúng đang được sử dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh nhất là bệnh suy giảm miễn dịch.

Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

Bệnh với các biểu hiện bệnh lý: khuyết và loãng xương, giảm sinh tủy, tăng tương bào tại tủy xương, tăng độ nhớt máu, tăng protein đơn dòng, giảm chức năng thận hoặc suy thận.

Cytokin và điều hòa sinh máu, tế bào gốc

Ngoài các chất chính nêu ở bảng trên, người ta còn biết gần 30 cytokin khác cũng có tác dụng kích thích sinh máu. Một số ít như S-CSF và Epo có mặt liên tục ở cơ quan tạo máu.

Quá trình sinh máu bình thường

Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hoá thành các tế bào máu trưởng thành có chức năng riêng biệt, Người ta chia tế bào nguồn sinh máu thành bốn loại.

Phân bố gen và chức năng của HLA trong cơ thể

HLA lớp I và II hợp tác trong quá trình miễn dịch bao gồm cả trả lời miễn dịch và phản ứng kháng nguyên- kháng thể của cả miễn dịch tế bào.

Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể

Phản ứng kháng nguyên + kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu. Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:

Lịch sử phát triển truyền máu thế giới

Công trình khoa học có giá trị nhất, lợi ích nhất trong truyền máu là sự phát minh ra các kháng nguyên hệ hồng cầu và nhóm máu của Karl Landsteiner.

Hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic syndrome)

Có một số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tham gia vào qúa trình sinh bệnh như tia xạ, hóa chất nhóm benzen, thuôc nhóm alkylan, virus.

U lympho ác tính (Malignant lymphomas)

Hạch to là triệu chứng đặc trưng nhất là khi bệnh ở giai đoạn điển hình của u lympho ác tính nói chung, không phân biệt là Hodgkin hay không Hodgkin.

Huyết sắc tố bất thường (tổng hợp chuỗi globin bất thường)

Tùy theo sự thay đổi mà có các biểu hiện khác nhau, rất nhiều loại thay đổi được phát hiện, Tên các huyết sắc tố bất thường được đặt theo địa dư phát hiện nhưng có tên thông nhất.

Phân loại và chẩn đoán hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính

Tuỷ đồ chẩn đoán tế bào học, Sinh thiết: chẩn đoán tổ chức tuỷ, Các xét nghiệm đặc trưng riêng cho từng bệnh.

Thalassemia (thiếu hụt chuỗi globin)

Bình thường gen α nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc thể 16, mỗi nhiễm sắc thể có hai gen α như vậy một cơ thể bình thường có bốn gen α.

Dị ứng miễn dịch liên quan đến huyết học truyền máu

Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.