- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học nhi khoa
- Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hê tiêu hoá bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan và tụy.
Miệng và các bộ phân trong khoang miệng
Khoang miệng trẻ sơ sinh tương đối nhỏ vì
Xương hàm trên phát triển kém.
Hòn mỡ Bichat tương đối lớn.
Lợi có nhiều nếp nhăn.
Cơ môi và các cơ nhai phát triển mạnh.
Lưỡi tương đối dày và rộng, có nhiều nang tân và gai lưỡi.
Những yếu tố trên có tác dụng rất lớn đối với động tác bú của trẻ: Khi bú khoang miệng và lưỡi hoạt động như một pít tông.
Niêm mạc miệng mỏng, mềm mại, có nhiều mao mạch, nhưng tương đối khô. Đây là điều kiện tốt cho nấm Candida albicance phát triển (tưa miêng).
Ở trẻ sơ sinh, thường thấy những hạt màu trắng hoặc vàng nhạt, to gần bằng hạt đỗ xanh, mật độ cứng, nằm dọc hai bên đường giữa vòm miệng (hạch Bonneur). Đó là các nang chứa dịch hoặc những tế bào bong ra của tuyến niêm dịch, chúng sẽ tự mất đi trong những tuần đầu.
Tuyến nước bọt
Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh còn ở trạng thái phôi thai và đến tháng thứ 3 - 4 tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn, do vậy trong mấy tháng đầu sau đẻ, niêm mạc miệng của trẻ thường khô.
Ở trẻ em, nước bọt trung tính hoặc toan tính nhẹ (pH = 6 - 7,8), còn ở người lớn thì pH = 7,4 - 8.
Trong nước bọt có các men tiêu hoá tinh bột: Amylaza, Ptyalin, Mantaza.
Hoạt tính của các men trong nước bọt tăng dần theo tuổi.
Trẻ 4 - 6 tháng có hiện tượng chảy nước bọt sinh lý, do mầm răng kích thích vào dây thần kinh V gây nên phản xạ tăng tiết nước bọt và một ph ần do trẻ chưa biết nuốt nước bọt.
Trẻ sơ sinh chưa có răng. Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng thứ 6 và kết thúc vào tháng 24 - 30, khi trẻ mọc đủ 20 răng sữa. Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc khi trẻ lên 6 tuổi và chúng sẽ thay thế dần răng sữa.
Thực quản
Thực quản trẻ sơ sinh có hình phễu.
Thành thực quản của trẻ mỏng.
Niêm mạc thực quản mỏng, có ít tổ chức tuyến, nhiều mạch máu.
Cơ và tổ chức đàn hồi phát triển yếu.
Chiều dài thực quản thay đổi theo tuổi
Trẻ sơ sinh: 10 - 11 cm.
Trẻ 1 tuổi: 12 cm.
Trẻ 5 tuổi: 16 cm.
Trẻ 10 tuổi: 18 cm.
Trẻ 15 tuổi: 20 cm.
Người lớn: 25 - 32 cm.
Để tính khoảng cách từ răng đến tâm vị có thể dựa theo công thức:
X(cm) = 1/5 chiều cao + 6,3 cm
Đường kính lòng thực quản của trẻ em tăng theo lứa tuổi
Trẻ sơ sinh: 0,7cm.
Trẻ < 2 tháng: 0,8 - 0,9cm.
Trẻ 2 - 6 tháng: 0,9 - 1,2cm.
Trẻ 9 - 18 tháng: 1,2 - 1,5cm.
Trẻ 2 - 12 tuổi: 1,3 - 1,7cm.
Chúng ta cần biết chiều dài và đường kính thực quản theo từng lứa tuổi để chọn các ống thông dạ dày cho thích hợp.
Dạ dày
Dạ dày của trẻ sơ sinh hình tròn, lúc 1 tuổi có hình dài thuôn thuôn và sau 7 tuổi có hình dáng như người lớn.
Dạ dày của trẻ nhỏ nằm cao, nằm ngang. Đến 12 tháng thì dạ dày bắt đầu nằm đứng, sau 7 - 11 tuổi giống người lớn.
Trẻ nhỏ: phần đáy, hang vị và tổ chức tuyến chưa phát triển.
Dung tích dạ dày
Trẻ sơ sinh: 30 - 35ml.
Trẻ 3 tháng: 100ml.
Trẻ 1 tuổi: 250ml.
Cơ dạ dày của trẻ nhỏ phát triển còn yếu, nhất là cơ thắt tâm vị. Còn cơ thắt môn vị thì phát triển tốt và đóng chặt, do đó trẻ rất dễ nôn trớ sau khi ăn.
Độ pH trong dịch vị tuỳ theo lứa tuổi
Thời kỳ bú mẹ: pH: 5,8- 3,8.
Trẻ càng lớn độ toan càng tăng.
Người lớn pH = 1,5 - 2.
Độ toan toàn phần và HCl tự do của trẻ em đều thấp hơn so với người lớn.
Dịch vị của trẻ gồm các men: Pepsin, Labferment, Catepsin, Lipase.
Các men Pepsin, Labferment, Catepsin đều có tác dụng tiêu hoá protid, nhưng Labferment là men có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em vì nó là men hoạt động trong môi trường pH = 6 - 6,5, còn Catepsin thì hoạt động trong môi trường pH = 3,5 - 4, Pepsin (chuyển protid thành pepton) lại hoạt động trong môi trường pH = 1,5 - 2,5. Sự bài tiết các men phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khoẻ của trẻ.
Lipase trong dịch vị cùng với men này của sữa mẹ đã giúp cho việc tiêu hoá mỡ của sữa mẹ có thể thực hiện được một phần ngay từ dạ dày.
Tại dạ dày, 25% sữa mẹ được hấp thu, trong đó có cả protein và lipid. Còn các loại thức ăn khác (kể cả sữa bò) chỉ hấp thu được đường.
Thời gian lưu thức ăn ở dạ dày phụ thuốc vào tính chất thức ăn:
Sữa mẹ lưu ở dạ dày từ 2 - 3 giờ.
Sữa bò lưu ở dạ dày lâu hơn, từ 3 - 4 giờ.
Thức ăn có nhiều mỡ sẽ lưu ở dạ dày lâu hơn nữa.
Do đó các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 2,5 - 3 giờ.
Ruột
Ruột của trẻ em tương đối dài hơn so với người lớn
Ruột của trẻ em dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể, trong khi ruột của người lớn chỉ dài gấp 4 lần.
Ruột của trẻ sẽ dài ra khi bị giảm trương lực cơ và thường gặp trong các bệnh như suy dinh dưỡng, còi xương, ỉa chảy kéo dài.
Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều lông ruột, nhiều mạch máu, do đó dễ hấp thụ, song cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.
Mạc treo ruột dài, manh tràng ngắn dễ di động nên
Dễ bị xoắn ruột.
Vị trí ruột thừa không cố định. ở trẻ dưới 1 tuổi, ruột thừa thường nằm sau manh tràng.
Trực tràng dài, cơ yếu, niêm mạc lỏng lẻo nên dễ bị sa trực tràng khi ho nhiều, rặn nhiều.
Thức ăn được tiêu hoá ở ruột nhờ tác dụng của các men trong dịch ruột, dịch tụy, mật
Tiêu hoá Protein gồm có các men: Trypsin Enterokinaza (hoạt hoá tripsinogen), Erepsin (chuyển pepton thành a.amin)
Tiêu hoá mỡ gồm có men Lipase.
Tiêu hoá Glucid gồm các men:
Mantase (chuyển đường đôi thành 2 đường đơn).
Lactase (chuyển đường trong sữa mẹ thành glucose và lactose).
Invectin (chuyển hoá saccarose thành Glucose và Fructose) và có ít Amylase (phân huỷ tinh bột).
Đặc điểm về vi khuẩn ở đường ruột trẻ em
Giai đoạn vô khuẩn: trong vòng 8 giờ sau đẻ, trong dạ dày và ruột của trẻ em hầu như không có vi khuẩn.
Sau đẻ 8 giờ, vi khuẩn xâm nhập vào ruột qua miệng, hô hấp và trực tràng, do đó mức độ và thành phần vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào môi trường. Đó là các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, cầu khuẩn ruột, trực khuẩn ruột, trực trùng bifidus, trực trùng perfringens, trực trùng acidophilus...
Đến ngày thứ 3 sau đẻ, lượng vi trùng trong ruột tăng rất cao (giai đoạn nhiễm trùng phát triển).
Sau đó chuyển sang một giai đoạn khác phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ:
Trẻ bú mẹ: vi khuẩn Bifidus chiếm ưu thế và ức chế E. Coli.
Trẻ ăn nhân tạo: có nhiều vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn ở ruột có tác dụng tổng hợp các vitamin nhóm B, vitamin K và làm tăng tiêu hoá đạm, mỡ, đường, sinh ra khí sunfua hydro, tạo nên mùi hôi điển hình của phân.
Tụy
Trẻ sơ sinh tuỵ có hình lăng trụ (3 mặt), phần đầu tương đối nhỏ hơn phần thân và đuôi. Khi 5 - 6 tuổi có hình dáng giống như người lớn.
Trọng lượng tụy tăng dần theo tuổi
Trẻ sơ sinh: 2 - 4g.
Trẻ 5-10 tuổi: 30 - 36g.
15 tuổi: 50g.
Tụy có chức năng nội tiết và ngoại tiết
Chức năng nội tiết: Tụy tiết vào máu insulin, tham gia vào quá trình vận chuyển Glucose từ máu vào trong tế bào.
Chức năng ngoại tiết: Tụy tiết vào ruột các men Tripsin (chuyển hoá đạm) hoạt động trong môi trường pH = 8, Lipase (chuyển hoá mỡ) và các men chuyển hoá tinh bột như Amylase, Maltase.
Gan
Gan của trẻ sơ sinh tương đối to, chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể, trong khi gan của người lớn chỉ chiếm 2,4 - 2,8%.
Trẻ sơ sinh: Thuỳ trái của gan to hơn thuỳ phải, sau này thuỳ phải phát triển nhanh hơn, nên sẽ to hơn.
Gan trẻ nhỏ dễ di động, do đó dễ bị xê dịch khi có nước ở màng phổi hoặc có khối u đẩy.
Tổ chức gan có nhiều mạch máu, tế bào phát triển chưa đầy đủ, còn nhiều hốc sinh sản máu.
Chức năng gan ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dễ có phản ứng khi trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc và dễ bị thoái hoá mỡ.
Phân của trẻ em
Phân su
Phân su là một chất màu xanh thâm, không mùi, có từ tháng thứ 4 trong bào thai.
Được trẻ đi ỉa ra trong ngày đầu sau đẻ.
Nó gồm những chất tiết của ống tiêu hoá (các tế bào thượng bì, bilirubin, cholesterol, những giọt mỡ, axit béo, những phần tử của vernix caseosa, xà phòng vôi, lông tơ, không có vi khuẩn).
Phân của trẻ bú mẹ
Có màu vàng ánh (do bilirubin chứ không phải là stercobilin như ở người lớn), sền sệt, mùi chua và có phản ứng toan.
Số lượng phân chiếm khoảng 1 - 3% lượng sữa bú vào: 25g/ngày.
Số lần ỉa trong một ngày
Trong tuần đầu sau đẻ: 4 - 5 lần.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 2 - 3 lần.
Trẻ trên 1 tháng tuổi: 1 - 2 lần.
Trẻ trên 1 tuổi: 1 lần
Phân của trẻ ăn sữa bò
Có màu vàng nhạt (do bilirubin bị oxy hoá), đặc, dẻo, có mùi nặng hơn phân của trẻ bú mẹ và có phản ứng trung tính.
Số lượng phân nhiều hơn so với trẻ bú mẹ, tới 100g /ngày.
Số lần đi ỉa trong một ngày ít hơn trẻ bú mẹ.
Bài viết cùng chuyên mục
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Suy dinh dư¬ỡng th¬ờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn nh¬ư sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu là do virut, biến chứng của việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tuỷ, hãn hữu do một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.
Bệnh học đau bụng ở trẻ em
Có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy..
Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em
Mỗi thận có 9 - 12 đài thận, được chia thành 3 nhóm: trên, giữa, dưới. Hình dáng của hệ thống đài bể thận theo các lứa tuổi rất khác nhau do có nhu động co bóp để đẩy nước tiểu xuống phía dưới.
Bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hoá là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hoá; hiếm hơn là vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa và rất hiếm do dị tật bẩm sinh.
Viêm tiểu phế quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus - RSV). Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.
Bệnh học táo bón ở trẻ em
Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.
Chẩn đoán và xử trí co giật ở trẻ em
Ở trẻ em, vì nguyên nhân gây co giật rất phong phú nên hình thái lâm sàng cũng rất đa dạng, do đó người thầy thuốc phải nắm vững cơ chế bệnh sinh, cách phân loại.
Lõm lồng ngực bẩm sinh
Lõm lồng ngực bẩm sinh là một dị tật thành ngực trong đó xương ức và các xương sườn dưới bị lõm về phía sau. Tỷ lệ trẻ trai / trẻ gái = 3/1. 90% các trường hợp có biểu hiện bệnh ở lứa tuổi 1 tuổi.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 3 -5 lần.
Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em
Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 - 390g, chiếm 12 - 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g.
Suy dinh dưỡng trẻ em
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).
Viêm mủ màng phổi ở trẻ em
Viêm mủ màng phổi (VMMP) là một tình trạng bệnh lý gây nên bởi quá trình viêm kèm theo tích mủ trong khoang màng phổi do các vi khuẩn sinh mủ.
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở trẻ em (ITP)
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.
Bệnh học viêm phổi do virus ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa. Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10-15 % các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể.
Trạng thái kích động tâm thần ở trẻ em
Kích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức hoặc là những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột.
Nhiễm trùng tụ cầu ở trẻ em
Tụ cầu gây nhiễm trùng có hai loại, Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci, nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp.
Bệnh học viêm cầu thận mạn ở trẻ (Nephrite Chronique)
Nồng độ Ure máu có giá trị tiên lượng: 2-3g/lit thường chết trong vài tuần hoặc tháng. 1-2g/lit cầm cự không ngoài một năm. 0,5-1g/lit sống được lâu hơn.
Bệnh học hen ở trẻ em
Một số virus ái hô hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ câp các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhân được
Bệnh học tiêu chảy kéo dài ở trẻ em
Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ).
Chẩn đoán và xử trí hôn mê ở trẻ em
Hôn mê là một tình trạng trong đó người bệnh không có thể mở mắt, không thể thực hiện các động tác theo mệnh lệnh, cũng không nói thành lời được.
Suy hô hấp cấp ở trẻ em
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
Bệnh học luput ban đỏ rải rác ở trẻ em (Luput ban đỏ hệ thống)
Chưa biết chắc chắn, có nhiều giả thuyết cho là do nhiễm khuẩn tiềm tàng ( Nhiễm vi khuẩn , Virut ...). Có thuyết cho là do hoá chất, có thuyết cho là do rối loạn chuyển hoá, nội tiết.
Đánh giá và xử trí hen phế quản theo IMCI ở trẻ em
Nếu trẻ có tím trung tâm hoặc không uống được: Cho trẻ nhập viện và điều trị với thở oxy, các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và những thuốc khác được trình bày ở phần sau.