Chẩn đoán túi mật to

2011-10-23 12:14 AM

Để khám túi mật, dùng các phương pháp lâm sàng mà chủ yếu là sờ và trong những trường hợp cần thiết sử dụng phối hợp các phương pháp cận lâm sàng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bình thường túi mật nằm sát ở mặt dưới gan, bị gan và bờ sườn che lấp không khám thấy được. Khi túi mật to sẽ vượt qua bờ dưới gan và bờ sườn, ta có thể sờ thấy, và nếu to nhiều có thể nhìn thấy.

Lâm sàng

Để khám túi mật, dùng các phương pháp lâm sàng mà chủ yếu là sờ và trong những trường hợp cần thiết sử dụng phối hợp các phương pháp cận lâm sàng.

Nhìn. Nếu túi mật to, nhìn không thấy gì đặc biệt, nếu to nhiều, có thể thấy túi mật hình tròn đều dưới hạ sườn phải và di động theo nhịp thở.

Sờ. Là phương pháp chủ yếu để xác định túi mật. Có nhiều cách khám:

Khám với tư thế nằm ngửa giống như khám bụng nói chung hay khám gan, dùng  ngón tay tìm điểm đau túi mật và dùng cả bàn tay áp sát vào thành bụng day sờ nhẹ theo chiều ngang và vòng tròn để xác định các tính chất của túi mật.

Tư thế ngồi - ngườibệnh ngồi cúi đầu hơi ngả người về phía trước, thầy thuốc đứng bên phải người bệnh, dùng bàn tay áp sát vào sâu dưới bờ sườn để khám.

Tư thế nằm nghiêng - người bệnh nằm nghiêng bên trái, tay vòng lên đầu, thầy thuốc đứng phía sau dùng bàn tay phải sờ nắn ở dưới sườn phải.

Tư thế nằm ngửa thường được dùng, còn hai tư thế  sau chỉ dùng khi khó xác định, vì khi ngồi và nằm nghiêng túi mật sẽ sa xuống thấp hơn, dễ khám.

Bình thường không sờ nắn thấy túi mật. Khi túi mật to, sẽ sờ nắn thấy và xác định dựa vào các tính chất sau:

Vị trí: Ở bờ dưới sườn phải, thường ở phía ngoài cơ thẳng to.

Hình dáng và kích thước: Hình tròn đều, giống như một quả trứng một bóng đèn, có khi rất to.

Mặt nhẵn, ranh giới dưới và hai bên rõ rệt, phía trên liên tục đến hạ sườn phải hoặc đến bờ dưới của gan nếu gan cũng to.

Mật độ căng chắc, có khi chắc tuỳ theo nguyên nhân.

Có thể đau hoặc không đau tuỳ theo nguyên nhân.

Di động: Bao giờ cũng di động theo nhịp thở và là đặc điểm rất có giá trị để chẩn đoán.

Gõ. Ít khi dùng, chỉ gõ khi cần  phân biệt với các khối u khác. Khi gõ sẽ thấy đục và đục liên tục lên đến hạ sườn phải hoặc bờ dưới gan.

Các phương pháp cận lâm sàng

Để giúp cho chẩn đoán phân biệt trong những trường hợp khó xác định và chẩn đoán nguyên nhân, áp dụng các phương pháp cận lâm sàng.

X quang: Chụp túi mật không thuốc cản quang; chụp túi mật có thuốc cản quang; chụp túi mật sau khi bơm hơi màng bụng.

Thông tá tràng thường và thông tá tràng định phút.

Soi ổ bụng.

Các xét nghiệm khác tuỳ theo nguyên nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Túi mật to cần phân biệt với các khối u ở vùng hạ sườn phải. Đi từ nông vào sâu ta phân biệt với:

Các khối u ở thành bụng

U mỡ dưới da: Khối u rất mềm, rất nông.

Viêm hoặc khối u của cơ thành bụng: Ở nông, chạy dọc theo đường đi của thớ cơ, nổi to hơn khi người bệnh lên gân bụng hoặc rặn mạnh.

Các khối u này đều không di động theo nhịp thở.

Các khối u của gan hoặc vùng gan

Gan: Khi gan to đều và toàn thể thì dễ chẩn đoán, khi gan to không đều hoặc chỉ to một thuỳ, thuỳ phải, thùy vuông có thể nhầm với túi mật to. Muốn phân biệt cần dựa vào hình dáng và kích thước, mật độ, sự tiến triển của khối u và dựa vào các dấu hiệu toàn thân khác.

Khối u của hạch vùng cuống gan:

Thường không tròn đều mà lồi lõm.

Gõ đục không liên tục, không di động theo nhịp thở hoặc di động rất ít.

Các khối u ở sâu hoặc ở bên

Thận phải to:

Vị trí kích thước hình dáng gần giống với túi mật.

Có dấu hiệu chạm thận và bập bềnh thận.

Gõ trong chứ không đục vì nằm sau màng bụng.

Ít di động theo nhịp thở.

Có rối loạn tiết niệu.

Chụp bơm hơi sau màng bụng để phân biệt.

U của tuỵ tạng nhất là u nang nước:

Ở sâu không di động theo nhịp thở.

Không liên tục với vùng hạ sườn phải và vùng gan.

U nang của góc đại tràng phải:

Không di động theo nhịp thở.

Không liên tục với vùng hạ sườn phải và vùng gan.

Có rối loạn đại tiện, bán tắc ruột và tắc ruột, hoặc ỉa mũi máu.

U của dạ dày:

Không di động theo nhịp thở.

Ở lệch sang trái và không liên tục với vùng gan.

Rối loạn tiêu hoá, nôn, hẹp môn vị…

Chẩn đoán nguyên nhân

Muốn tìm nguyên nhân của túi mật to, dựa vào các tính chất lâm sàng của túi mật, các triệu chứng khác, nhất là các triệu chứng toàn thân và tiêu hoá (gan lách,vàng da, nhiễm khuẩn, nước tiểu…), đồng thời kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.

Dựa vào tính chất của túi mật chia ra:

Túi mật to và đau

Sỏi mật do tắc ống túi mật và ống mật chủ:

Người bệnh có những cơn đau gan điển hình.

Sốt cao, nhiễm khuẩn.

Vàng da và niêm mạc.

Gan có thể to và ứ mật.

Tái phát nhiều lần, lúc đầu tuí mật to, sau có thể teo vì viêm, gây xơ hoá.

Viêm túi mật không do sỏi:

Túi mật to ít và rất đau.

Dấu hiệu nhiểm khuẩn.

Túi mật to không đau

Đường mật chủ bị chèn ép:

Do ung thư đầu tuỵ, ung thư đường mật chính, ung thư hạch quanh đường mật.

Gan to và túi mật to.

Vàng da ngày càng tăng.

Dấu hiệu tắc mật ngày càng tăng: phân bạc màu, nước tiểu vàng sẫm thông tá tràng không lấy đủ ba loại mật.

Riêng ung thư  đầu tuỵ, chụp khung tá tràng thất giãn rộng.

Túi mật ứ nước:

Là hậu quả của túi mật bị tắc hoàn toàn.

Túi mật to đơn thuần không phát triển.

Không vàng da không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Tiểu sử có những dấu hiệu sỏi mật.

Túi mật co cứng

Ung thư túi mật:

Túi mật to nhanh.

Cứng rắn, mặt có thể gồ lồm lõm.

Túi mật xơ cứng sau úng nước nhiễm khuẩn, sỏi:

Ít gặp, vì phần lớn teo hơn là to.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch

Chấm đỏ sậm, tròn, nhỏ trên bề mặt võng mạc mà nhỏ hơn đường kính tĩnh mạch thị chính. Chúng thường báo trước diễn tiến đến pha xuất tiết của bệnh võng mạc tăng huyết áp.

Mạch loạn nhịp xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tần số tim được điều hòa chủ yếu bởi tủy sống và hệ thần kinh phó giao cảm thông qua nhân mơ hồ và sau đó, thông qua thần kinh phế vị (thần kinh sọ X) vào nút xoang nhĩ.

Hội chứng xoang hang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng xoang hang là tình trạng khẩn cấp và có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao, do tổn thương sợi thần kinh của xoang hang, thần kinh ròng rọc, thần kinh sinh ba, thần kinh vận nhãn ngoài và những sợi giao cảm.

Nghiệm pháp Tinel: tại sao và cơ chế hình thành

Trong hội chứng ống cổ tay, có sự tăng áp lực trong ống và làm tổn thương thần kinh giữa. Đều này làm thay đổi tính thấm của màng tế bào của thần kinh giữa tăng nhậy cảm.

Thất ngôn Wernicke (thất ngôn tiếp nhận): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thất ngôn Wernicke gây nên bởi tổn thương hồi sau trên thùy thái dương của bán cầu ưu thế. Vùng này được cấp máu bởi các nhánh của động mạch não giữa. Nguyên nhân hay gặp nhất là nhồi máu não nhánh dưới động mạch não giữa.

Thăm dò về hình thái hô hấp

Có nhiều trường hợp tổn thương phổi hoặc nhỏ, hoặc ở sâu chỉ nhờ có x quang mới phát hiện được, có những trường hợp lao phổi phát hiện cũng là do x quang.

Rung giật bó cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Rung giật bó cơ xảy ra bên cạnh các triệu chứng nơ ron vận động dưới là bằng chứng của rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên cho tới khi tìm ra nguyên nhân khác. Rung giật cơ lưỡi xảy ra ở khoảng một phần ba số bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ.

Chẩn đoán bệnh học hoàng đản

Chẩn đoán hoàng đản thường dễ nhưng phải chẩn đoán được nguyên nhân là do bệnh lý của gan hay của hệ thống đường mật, vì thái độ xử trí có khác nhau.

Mạch động mạch so le: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có rất ít nghiên cứu hướng dẫn đầy đủ về giá trị của dấu hiệu mạch so le. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu hiện diện, mạch so le có liên quan đến rối loạn chức năng thất trái.

Đa niệu trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.

Băng ure (Uremic frost) trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong suy thận không được điều trị, nồng độ ure máu tăng cao đến mức trong mồ hôi cũng xuất hiện ure. Sự bay hơi bình thường của mồ hôi cộng với nồng độ ure cao đưa đến kết quả là sự kết tinh và lắng đọng tinh thể ure trên da.

Phát hiện tổn thương bệnh học hệ tiết niệu

Có thể biết được những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.

Móng lõm hình thìa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Móng lõm hình thìa có liên quan đến mềm giường và chất nền móng tay, nhưng chưa giải thích rõ ràng sự lên quan này. Có ít bằng chứng chứng minh móng lõm hình thìa là một dấu hiệu trong thiếu máu thiếu sắt.

Dấu nảy thất phải: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tăng gánh gây phì đại thất phải và làm cho thất phải nằm sát với thành ngực. Trong hở hai lá, nhĩ trái trở thành một vật đệm vùng đáy tim do tăng thể tích ở thì tâm thu đẩy tâm thất ra phía trước.

Khó thở khi nằm nghiêng: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Có bằng chứng hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu; tuy nhiên, chứng dễ thở khi nằm nghiêng bên là một bệnh lý và cần thiết phải thăm khám.

Phương pháp khám mạch máu

Mạch máu có tầm quan trọng lớn đối với hệ tuần hoàn và toàn thân, Mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, bạch mạch

Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ngón tay chân dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số có ở hai bên. Ngón tay chân dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.

Xơ cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Xơ cứng có thể là kết quả của sự thay đổi điều hòa ngoại tháp của các neuron vận động trên tủy và sự thay đổi hoạt động các neuron vận động tủy để đáp ứng các kích thích ngoại biên trong các phản xạ căng giãn.

Ỉa chảy cấp, mạn tính

Ỉa chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, muốn nắm được các nguyên nhân đó, cần phải biết sự hoạt động bình thường của quá trình tiêu hoá.

Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dây thần kinh vận nhãn chi phối cho tất cả các cơ ngoài ổ mắt ngoại trừ cơ chéo trên và cơ thẳng ngoài. Việc yếu cơ co đồng tử và cơ nâng mi lần lượt gây ra tình trạng dãn đồng từ và sụp mi.

Thở ngáp cá: tại sao và cơ chế hình thành

Thở ngáp cá được cho là một phản xạ của thân não, là những nhịp thở cuối cùng của cơ thể nhằm cố gắng cứu sống bản thân. Đây được coi là nỗ lực thở cuối cùng trước khi ngừng thở hoàn toàn.

Hội chứng Hemoglobin

Hemoglobin là một hệ thống đệm tham gia vào quá trình thăng bằng kiềm-toan của cơ thể, Khi tan máu, hemoglobin xuất hiện trong máu và được thải trong nước tiểu.

Giảm trương lực cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giảm trương lực cơ là triệu chứng thường gặp nhất của neuron vận động dưới. Do tổn thương tiểu não một bên, ít phổ biến hơn, đây có thể là một triệu chứng của bệnh lý tiểu não hay bệnh lý cấp tính của neuron vận động trên.

Âm thổi tâm thu: âm thổi hẹp van động mạch phổi

Âm thổi hẹp van động mạch phổi cũng như các tổn thương gây hẹp van khác, dòng máu lưu thông qua các lá van bất thường hoặc lỗ van hẹp gây ra âm thổi hẹp van động mạch phổi.

Các tiếng rales ở phổi trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tiếng rales là dấu hiệu thường gặp nhất trong suy tim cấp, gặp ở 66 - 87%. Trong bệnh cảnh suy tim cấp mà không có bệnh phổi kèm, tiếng rales có độ đặc hiệu cao cho suy tim.