- Trang chủ
- Sách y học
- Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm
- Tỳ giải phan thanh ẩm
Tỳ giải phan thanh ẩm
Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
1. Tỳ giải 12 gam.
2. Ô dược 12 gam.
3. Ích trí nhân 12 gam.
4. Thạch xương bồ 4-12 gam.
5. Phương gia Phục linh 12 gam.
6. Cam thảo 4-12 gam.
Cách dùng
Mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng
Ôn thận hóa khí, phân thanh biệt trọc.
Chủ trị
Cao lâm (đái ra chất nhờn), đái nhiều lần, nước tiểu đục.
Giải bài thuốc
Tỳ giải là thuốc lợi thấp, thường chữa đái đục nên làm chủ dược của phương. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do thận khí hư nhược không chế ước được tiểu tiện, lại không phân thanh biệt trọc được, nên phối gia các vị thuốc ôn thanh, súc niệu như Ích trí nhân để hóa khí thông lâm, lại gia Xương bồ thông khiếu hóa trọc. Phương này trong thông có sáp, lợi thấp mà cố được thận khí, trong sáp có thông tuy chữa chứng đái nhiều mà vẫn phân thanh biệt trọc được. Pháp này thông sáp cũng dùng để chữa thận và bàng quang khí hóa mất bình thường, thấp trọc hạ trú gây ra chứng đái ra mỡ (cao, lâm) vậy.
Gia giảm
Họ Trình lập một phương tác dụng tương tự gọi là Trình thị tỳ giải phân thanh ẩm. Dùng Tỳ giải, Hoàng bá, Thạch xương bồ, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm (tâm sen), Đan sâm, Xa tiền tử.
Tuy có đồng dạng và lấy Tỳ giải làm chủ nhưng họ Trình bỏ các vị ôn thận hóa khí như ích trí, Ô dược, lại phối ngũ thêm thuốc thanh lợi thấp nhiệt giáng tâm hỏa và lương huyết, nên so với phương trên có ý nghĩa khác nhau, cũng chữa được chứng thấp nhiệt hạ trú bàng quang, tiểu tiện đục, xẻn, đỏ.
Bài viết cùng chuyên mục
Lý trung hoàn
Phương này dùng Bào khương ôn trung tán hàn, Sâm, Truật, Cam thảo bổ khí kiện tỳ hòa trung, chữa được chứng tỳ vị hư hàn.
Thanh tỳ ẩm
Chủ trị chữa các loại sốt rét lên cơn có giờ nhất định, biểu hiện nóng nhiều rét ít, ngực đầy, nôn ọe, miệng đắng, tâm phiền, mạch huyền hoạt, rêu lưỡi vàng nhớt, các chứng thấp nhiệt.
Đào hoa thang
Lấy nửa phần xích thạch chỉ 32-16 g và hai vị Can khương, gạo tẻ cho vào nước chưng kỹ. Khi nào gạo chín nhừ, thì chắt nước ra lấy nước thuốc đó hòa với nửa phần xích thạch chỉ còn lại (nhớ tán bột mịn) rồi chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.
Ôn phế hóa ẩm thang
Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương.
Ôn dương lợi thủy thang
Bài này dùng Phụ tử đại tân đại nhiệt, ôn thận dương, khử hàng tà, Phụ linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thủy, Sinh khương ôn tán thủy khí tăng thêm tác dụng lợi thủy của Linh, Truật.
Thanh cốt tán
Bài này tuy gồm các vị hàn lương nhưng không phải là thuốc đại khổ, đại hàn là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh hư nhiệt, nhiệt đốt trong xương mà gây sốt theo cơn.
Xuyên khung trà điều tán
Đặc điểm của phương này là tập trung nhiều loại thuốc khu phong tán hàn, lấy sự tán phong tà để chữa nhức đầu.
Thương nhĩ tử tán
Thương nhĩ thông tỵ khiếu, tán phong, chỉ thống, Bạc hà tiêu tán phong nhiệt, trị đầu thống, đầu phong.
Hóa trùng hoàn
Đặc điểm của phương này là toàn bộ dùng thuốc sát trùng, có tác dụng khu trừ các loại ký sinh trùng đường ruột rất mạnh. Nhưng trong đó có Hồ phấn (l loại muối chì) rất độc đối với cơ thể.
Đinh hương thị đế thang
Bài này dùng Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn, hạ khí giáng nghịch là chính, chuyên trị bệnh nấc, phụ thêm.
Đại bán hạ thang
Bụng ngực đầy chướng, đại tiện bí có thể gia Chỉ thực, Hậu phác, Binh lang để tăng thêm tác dụng khoan trung lý khí, đạo trệ, phát kết.
Phổ tế tiêu độc ẩm
Đây là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh nhiệt giải độc và sơ tán phong nhiệt. Các vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Huyền sâm.
Thường sơn ẩm
Phương này tập trung rất nhiều vị thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị thuốc có khác nhau.
Cam toại thông kết thang
Tính chất bài thuốc có thể chia làm 3 bộ phận: Hoạt huyết, hành khí, công hạ. Đào nhân, Xích thược, Ngưu tất dùng để hoạt huyết khử ứ.
Phúc nguyên hoạt huyết thang
Phương này là thuốc uống thường dùng trong khoa chấn thương, chủ trị huyết ứ đình trệ gây các chứng ngực sườn đau tức
Hà nhân ẩm
Đây là thuốc đại bổ khí huyết, Hà thủ ô bổ can thận, âm huyết, dưỡng âm mà không gây thấp, làm chủ dược. (Sốt rét lâu ngày tất phải dùng Hà thủ ô mới cắt được sốt rét. So với các vị bổ dược khác, có khác nhau, còn đang được nghiên cứu).
Hắc tích đan
Hắc tích giáng nghịch khí trừ đờm dãi, Lưu hoàng bổ mệnh môn hỏa tiêu âm hàn. Hai vị dùng để trấn nhiếp phù dương là thuốc chủ yếu để ôn giáng nghịch khí.
Đạo đàm thang
Nhị trần gia Chỉ thực hạ khí giáng nghịch, Nam tinh sưu phong khứ đàm, nên dẫn được đàm xuống, để trị phong đàm Thượng nghịch.
Bổ dương hoàn ngũ thang
Hoàng kỳ dùng sống, lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đi khắp toàn thân, đại bổ nguyên khí mà chữa chứng này (mềm yếu) hợp với Quy vĩ, Xích thược, Địa long.
Xuy nhị hồng miên tán
Dùng bông thuốc lau sạch lỗ tai, rồi cho bột thuốc này vào. Ngày 2 đến 3 lần. Công dụng: Bài nùng tiêu thũng, giảm đau giảm ngứa.
Đương quy bổ huyết thang
Bài này là phương thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp chữa “huyết thoát thì ích khí”.
Tam cao thang
Ma hoàng tân ôn phát tán, tuyên phế bình suyễn là chủ dược. Hạnh nhân giáng khí, nhuận phế, chỉ khái, giúp Ma hoàng bình suyễn.
Nhất quán tiễn
Can là cương tạng (tạng cứng) tính thích nhu nhuận, nếu can khí bất thư, can vị bất hòa thì sinh ra chứng sườn đau, dạ dày đau.
Đại thừa khí thang
Bài thuốc này gồm hai bộ phận là tả hạ và hành khí. Đại hoàng khổ hàn nhằm tiết nhiệt, tả hỏa, giải độc.
Tuyết cánh thang
Hải triết, Bột tể nhuận hoạt hàn lương để hóa đàm nhuyễn kiên, tán kết, thanh hỏa. Hai vị này tuy rất là đạm bạc.