Chi tử cổ thang

2013-06-04 11:03 AM

Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

1.  Chi tử        8-16 gam.

2.  Đậu cổ      12-16 gam.

Cách dùng

Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng

Xua tà giải nhiệt, trừ phiền giải muộn.

Chữa chứng bệnh

Bệnh ngoại cảm nhiệt ở khí phận mới như phát sốt, ngực tức, tâm phiền, rêu lưỡi vàng hoặc lưỡi đỏ. Trong sách “Thương hàn luận” thì bài này chữa ngoại cảm nhiệt như kinh hãn, thổ hạ hậu mà vẫn hư phiền không ngủ được, giật mình.

Giải bài thuốc

Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý, trừ phiền ở trung, là bài thanh khí nhiệt thường dùng khi ứng dụng cụ thể, trên cơ sở bài thuốc này, gia thêm các vị thanh nhiệt giải độc, hóa thấp lợi thấp, ít khi sử dụng đơn độc; khi nhiệt ngoại cảm vào dinh huyết, cũng lấy bài thuốc này làm cơ sở gia thêm các vị thuốc thanh dinh lương huyết để chữa. Như bài Hắc cao phương (trong sách “Xa hâu phương”, chủ yếu do 2 vị Đậu cổ, Sinh địa tươi hợp thành) gồm bài thuốc này cộng với các phương thuốc lương huyết là phương pháp chữa theo thuyết ôn bệnh học là “nhập dinh vưu khả thấu nhiệt chuyển khí”.

Cách gia giảm

Bệnh ngoại cảm nhiệt, nhiệt ở khí phận mà biểu tà chưa dứt có thể cũng dùng Ngưu bàng với Bạc hà; miệng khô, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng là lý nhiệt tương đối mạnh có thể gia thêm Liên kiều, Hoàng cầm, họng đau, chảy máu mũi là vì nhiệt nhiều có thể gia thêm Ngân hoa, Lô căn; ngực tức, buồn nôn, lưỡi nhờn là bị thấp nặng có thể thêm Hậu phác, Bán hạ, Chỉ thực (xác), Phục linh.

Bài viết cùng chuyên mục

Chấn linh thang

Các vị nghiền thành bột mịn trộn đều, gia thêm bột gạo tẻ từ 10% đến 20% làm hồ luyện thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần 4-16 gam, ngày 1-2 lần với nước nóng, hoặc cho vào túi vải sắc với nước làm thang.

Thạch cao thục địa tiễn

Bản phương dùng Thạch cao, Tri mẫu, thanh bị vị hỏa, Thục địa tư bổ thận âm, Mạch đông dưỡng âm thanh nhiệt, Ngưu tất dẫn nhiệt đi xuống.

Ngô thù du thang

Chữa chứng bệnh Vị khí hư hàn, can vị bất hòa, nôn khan, nôn ra dãi hoặc nước chua, bụng hông đầy đau, hoặc đau đầu, lưỡi không hồng, không nhiệt.

Ngọc bình phong tán

Phương này dùng Hoàng kỳ bổ khí, phò tá có Bạch truật kiện tỳ, cố biểu mà sáp được chứng tự ra mồ hôi. Phòng phong phối ngũ Hoàng kỳ, dẫn Hoàng kỳ ra biểu mà chế ngự phong tà.

Bán hạ hậu phác thang

Bài này thính để chữa bệnh khi hạch, kiêm chữa ngực đầy thở gấp bụng đầy đau và nôn mửa. Những chứng bệnh này hình thành chủ yếu là do đàm khí cản nhau.

Việt cúc hoàn

Hương phụ tính thơm lý khí, là thuốc chữa khí trong huyết, Xuyên khung trợ tá tăng thêm sức hoạt huyết hành khí.

Trướng tý nghiệm phương

Phương này có thể thay hổ cốt bằng báo cốt; bệnh lâu vào thận, thận chủ cốt, nếu đã hiện ra chứng các khớp dị dạng, cứng khớp thì nên dùng Tiên mao, Dâm dương hoắc, Phụ tử, Lộc giác, Thục địa, Quy bản, Tử hà xa, để ôn bổ thận dương và gia thêm các vị cố tinh.

Đạo đàm thang

Nhị trần gia Chỉ thực hạ khí giáng nghịch, Nam tinh sưu phong khứ đàm, nên dẫn được đàm xuống, để trị phong đàm Thượng nghịch.

Nhất hiệu khu hồi thang

Phương này trọng dụng Binh lang, Sử quân, Khổ luyện căn bì để tẩy giun, phụ thêm có Ô mai, Xuyên tiêu, Tế tân, Can khương để an hồi; Mộc hương chỉ xác hành khí, nên thuốc này có tác dụng giảm đau.

Lương cách tán

Bài này là phương thuốc tiêu biểu chữa uất nhiệt ở Thượng tiêu, trung tiêu táo thực. Bài thuốc dùng Liên kiều, Chỉ tử.

Kinh phong bại độc tán

Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tán phong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc.

Thach cao tri mẫu quế chi thang

Bài này là bài tiêu biểu về dùng vị thuốc tân hàn để thanh nhiệt. Bài thuốc lấy Thạch cao vị tân hàn để thanh khí và Tri mẫu vị khổ hàn để tả hỏa làm vị thuốc chủ yếu.

Kim quỹ thận khí hoàn

Bài này dùng phụ, quế làm thuốc chủ là phương thuốc bổ thận được ứng dụng sớm nhất. Lục vị địa hoàng hoàn và các loại Địa hoàng hoàn khác đều từ bài thuốc này biến hóa ra.

Tuyên phức đại giả thang

Bài này trong ứng dụng lâm sàng nếu thấy rêu lưỡi nhờn, thiên về đàm thấp có thể gia Hậu phác, Phục linh, Trần bì.

Đương quy lục hoàng hoàn

Bài này dùng “Tam hoàng” tả hỏa, “Nhị địa” tư âm, Hoàng kỳ, Đương quy bổ khí huyết, cùng phối hợp chữa, có tác dụng tư âm thanh hỏa.

Đại cáp thang

Thanh đại thanh can hỏa. Hải cáp xác (vỏ con sò bể) hóa nhiệt đờm. Hai vị phối ngũ trị chứng can hỏa phạm phế, dẫn đến ho nghịch khí suyễn nhất định hiệu quả.

Tài ngược thất bảo ẩm

Đây là phương tễ tiêu biểu để cắt cơn sốt rét. Thường sơn, Thảo quả, Binh lang đều có công năng khứ đàm, cắt cơn sốt. Tác dụng chống sốt rét của Thường sơn đã được xác định trên thực tiễn lâm sàng.

Tứ sinh hoàn

Tiên sinh địa lương huyết, dưỡng âm, giúp Trắc bá, Hà diệp thu liễm chỉ huyết. Ba vị này đều có tính hàn lương, đem phối ngũ với Ngải diệp.

Tam nhân thang

Phương này trị thấp nhiệt ở khí phận sốt âm không hư, hoặc sốt cơn sau ngọ, bệnh nhân sáng nhẹ chiều nặng dùng phương này rất có hiệu quả.

Tam tử thang (tam tử dưỡng thân thang)

Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đàm, là thuốc hóa đàm chủ yếu để trị ho đờm nhiều.

Huyết phủ trục ứ thang

Phương này là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán (Sài, thược, chỉ thực, Cam thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất.

Hầu tảo tán

Phương này dùng Hầu táo, Nguyệt thạch, Bối mẫu, Mông thạch để hóa đàm, linh dương giác tức phong, Xạ hương khai khiếu, Trầm hương giáng nghịch khí, dẫn đờm đi xuống.

Ôn phế hóa ẩm thang

Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương.

Đạo khí thang

Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau.

Phổ tế tiêu độc ẩm

Đây là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh nhiệt giải độc và sơ tán phong nhiệt. Các vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Huyền sâm.