- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sự lan truyền của áp lực đẩy máu ra các mạch máu ngoại biên
Sự lan truyền của áp lực đẩy máu ra các mạch máu ngoại biên
Sự duy trì trương lực mạch làm giảm lực đẩy vì mạch máu càng thích ứng tốt thì lượng máu càng lớn được đẩy về phía trước do sự gia tăng áp lực.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trong thời kì tâm thu,tim tống máu ra động mạch chủ, ban đầu chỉ có đoạn gần của động mạch chủ trở nên căng giãn bởi vì quán tính của máu ngăn cản sự di chuyển đột ngột của máu trên tất cả mọi con đường đến ngoại vi. Tuy nhiên, sự gia tăng áp lực đoạn gần động mạch một cách nhanh chóng sẽ vượt lên quán tính này và dòng máu suốt động mạch, như hình. Hiện tượng này được gọi là sự lan truyền của áp lực đẩy máu trong các động mạch. Tốc độ của sự lan truyền này là 3-5cm/s trong các động mạch thường và 7 đến 10m/s trong các động mạch lớn hơn và 15-35m/s đối với các động mạch nhỏ.
Nhìn chung, đoạn mạch có sự duy trì trương lực càng tốt thì tốc độ lan truyền càng bé và điều này giải thích vì sao sự lan truyền chậm trong động mạch chủ và các động mạch càng nhỏ ở xa thì sự lan truyền lại càng nhanh hơn. Tại động mạch chủ, tốc độ của sự lan truyền áp lực đẩy máu là gấp 15 hoặc nhiều hơn so với tóc dộ của dòng máu vì áp lực đẩy máu đơn giản là sự di chuyển của dòng áp lực bao gồm cả sự di chuyển tổng thể của thể tích máu tiến về chậm phía trước.
Áp lực đẩy máu nhỏ dần ở các động mạch nhỏ, các tiểu động mạch và các mao mạch.
Hình mô tả các thay đổi trong đường của áp lực đẩy máu cũng như sự đảy máu đi đến các mạch máu ngoại vi. Chú ý đặc biệt ở 3 đường cong nơi mà cường độ của mạch đập trở nên dần dần kém hơn ở các mạch máu nhỏ hơn, ở các tiểu động mạch, đặc biệt ở các mao mạch. Trong thực tế, chỉ lúc nào nhịp đập của động mạch chủ mạnh tối đa hoặc các tiểu động mạch có thể giãn nở tốt thì lúc đó nhịp đập ở các mao mạch mới có thể theo dõi được.
Hình. Sơ đồ biểu diễn sự di chuyển của áp lực đẩy máu trong lòng động mạch chủ
Hình. Thay đổi áp lực đẩy máu theo kích thước mạch máu
Sự giảm từ từ của nhịp đập ở ngoại biên gọi là sự sụt giảm của áp lực đẩy máu. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do 2 vấn đề:sức cản của dòng máu chảy trong mạch và sự duy trì trương lực của mạch máu. Sức cản làm giảm lực đẩy vì một lượng máu nhỏ cần chảy về phía trước khi có nhịp đập để căng lên của đoạn phía trước. Sức cản càng lớn thì càng khó cho dòng máu chảy. Sự duy trì trương lực mạch làm giảm lực đẩy vì mạch máu càng thích ứng tốt thì lượng máu càng lớn được đẩy về phía trước do sự gia tăng áp lực. Vì vậy, cấp độ của sự giảm hầu như là một phần trực tiếp của kết quả sức cản nhân khả năng thích ứng.