Hoạt động nhu động đẩy đi của đường tiêu hóa

2022-03-03 04:51 PM

Nhu động là một đặc tính cố hữu của nhiều ống cơ trơn hợp bào; kích thích tại bất cứ điểm nào tại ruột có thể tạo một vòng co cơ ở lớp cơ vòng sau đó di chuyển dọc theo ống ruột.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Có 2 dạng vận động xuất hiện ở đường ống tiêu hóa: (1) đẩy đi, giúp thức ăn tiến về phía trước dọc theo ống tiêu hóa với một nhịp độ phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu, (2) nhào trộn, giúp các cơ chất trong dạ dày luôn được trộn đều.

Hoạt động đẩy đi cơ bản của đường tiêu hóa là nhu động. Một vòng co cơ xuất hiện sau đó đẩy về phía trước; cơ chế này giống như khi đặt một vòng tròn bằng ngón tay quanh một ống căng mỏng, sau đó co ngón tay lại và trượt về phía trước dọc theo ống. Bất cứ thứ gì ở trước vòng tròn sẽ được đẩy về phía trước.

Nhu động ruột

Hình. Nhu động ruột.

Nhu động là một đặc tính cố hữu của nhiều ống cơ trơn hợp bào; kích thích tại bất cứ điểm nào tại ruột có thể tạo một vòng co cơ ở lớp cơ vòng sau đó di chuyển dọc theo ống ruột (nhu động cũng xuất hiện trong ống mật, ống tuyến, niệu quản và nhiều ống cơ trơn khác trong cơ thể).

Tác nhân kích thích bình thường sinh ra nhu động ruột là sự căng phồng của ruột. Có nghĩa là nếu có một lượng lớn thức ăn ở bất cứ điểm trong ruột, sự căng giãn của thành ruột kích thích hệ thần kinh ruột gây co thành ruột ở sau điểm này 2-3 cm và vòng co cơ đó bắt đầu một nhu động.

Các kích thích khác có thể tạo ra nhu động ruột bao gồm chất hóa học hoặc kích thích vật lý của biểu mô đường ruột. Ngoài ra, tín hiệu mạnh của thần kinh phó giam cảm có thể tạo ra nhu động mạnh.

Chức năng của đám rối thần kinh cơ ruột trong việc tạo nhu động.

Nhu động chỉ xuất hiện yếu ớt hoặc không có tại những đoạn ống tiêu hóa mà thiếu đám rối thần kinh cơ ruột bẩm sinh. Hơn nữa, nó giảm mạnh hoặc hoàn toàn không có ở toàn bộ ruột khi bệnh nhân được điều trị atropine làm tê liệt đầu tận thần kinh cholinergic của đám rối thần kinh cơ ruột. Vì vậy, hiệu quả của nhu động đòi hỏi đám rối thần kinh cơ ruột hoạt động.

Sóng nhu động di chuyển về phía hậu môn cùng sự giãn tiếp nhận xuôi dòng - “quy luật của ruột”. Về lý thuyết, nhu động có thể xuất hiện ở các hướng khác nhau từ điểm kích thích nhưng nhu động hướng về phía miệng thường mất nhanh chóng trong khi tiếp tục một quãng lớn về hướng hậu môn. Nguyên nhân chính xác gây ra hướng nhu động này chưa được hiểu rõ mặc dù nó có thể có nguyên nhân chính từ việc đám ruối thần kinh cơ ruột được “phân cực” về hướng hậu môn, nó có thể được giải thích như sau.

Khi một đoạn đường tiêu hóa được kích thích bởi sự căng phồng và từ đó bắt đầu nhu động, vòng co cơ gây ra nhu động thường bắt đầu ở mặt bên phía miệng (mặt bên đối diện là phía hậu môn) của khối phồng và di chuyển về phía đoạn căng phồng, đẩy thức ăn trong ruột hướng về phía hậu môn 5-10 centimeters trước khi mất đi. Cùng lúc đó, ruột đôi lúc giãn ra ở phía hậu môn cách đó vài centimeters, được gọi là “sự giãn tiếp nhận”, điều này cho phép đẩy thức ăn dễ dàng về phía hậu môn hơn về phía miệng.

Mô hình phức hợp này không xuất hiện khi thiếu đám rối thần kinh cơ ruột. Vì vậy, phức hợp này được gọi là phản xạ cơ ruột hoặc phản xạ nhu động. Phản xạ nhu động cùng với chuyển động hướng về phía hậu môn của nhu động được gọi là “quy luật của ruột”.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị