Đường cong áp suất động mạch chủ

2020-08-01 03:12 PM

Sau khi van động mạch chủ đóng, áp suất động mạch chủ giảm chậm suốt thì tâm trương do máu chứa trong các động mạch chun co giãn tiếp tục chảy qua các mạch ngoại vi để về tĩnh mạch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khi thất trái co, áp suất tâm thất tăng nhanh đến khi van động mạch chủ mở. Sau đó, áp suất trong tâm thất tăng với tốc độ chậm hơn nhiều, do dòng máu trực tiếp đi ra khỏi tâm thất để đổ vào động mạch rồi vào hệ thống động mạch phân phối.

Dòng máu đi vào động mạch trong thì tâm thu làm cho vách các động mạch căng lên và áp suất tăng đến khoảng 120 mmHg.

Sau đó, cuối thì tâm thu, sau khi thất trái ngừng tống máu và van động mạch chủ đóng, lớp áo chun của động mạch duy trì một áp suất cao trong động mạch, ngay cả thì tâm trương.

Một hình khuyết xuất hiện trong đường cong áp suất khi van động mạch chủ đóng. Đó là bởi một giai đoạn ngắn của dòng máu quay lại ngay trước khi đóng van, rồi ngừng lại đột ngột.

Sau khi van động mạch chủ đóng, áp suất động mạch chủ giảm chậm suốt thì tâm trương do máu chứa trong các động mạch chun co giãn tiếp tục chảy qua các mạch ngoại vi để về tĩnh mạch. Trước thì tâm thu tiếp theo, áp suất động mạch chủ thường giảm xuống còn khoảng 80 mmHG (áp suất tâm trương) bằng 2/3 áp suất tối đa là 120 mmHg (áp suât tâm thu) ở trong động mạch chủ khi tâm thất co.

Đường cong áp suất trong thất phải và động mạch phổi cũng giống như ở động mạch chủ, ngoại trừ áp suất chỉ bằng 1/6.

Liên quan giữa tiếng tim và sự bơm máu của tim

Khi nghe tim bằng ống nghe, ta không nghe được tiếng mở các van vì đó là một quá trình khá chậm, bình thường không tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, khi van đóng, các lá van và chất lỏng xung quanh rung động do áp suất thay đổi đột ngột, tạo ra âm thanh truyền đi mọi hướng xuyên qua lồng ngực.

Khi tâm thất co, âm thanh đầu tiên nghe được là do đóng van A-V. Sự rung động trầm và tương đối dài được gọi là tiếng tim thứ nhất. Khi van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại cuối thì tâm thu, ta nghe thấy một tiếng thanh ngắn do van đóng nhanh và sự rung động xung quanh mội thời gian ngắn. Đó là tiếng tim thứ hai.

Công của tim

Công co bóp của tim là năng lượng mà tim chuyển thành công trong mỗi nhịp đập khi bơm máu vào các động mạch. Công co bóp trên phút là tổng năng lượng chuyển thành công trong 1 phút; bằng với công co bóp nhân với tần số tim trên phút.

Công của tim có hai dạng. Đầu tiên, phần lớn năng lượng được dùng để đẩy máu từ tĩnh mạch có áp suất thấp vào động mạch có áp suất cao được gọi là công thể tích - áp suất hay công ngoài. Thứ hai, một phần nhỏ năng lượng được dùng để đẩy máu đạt đến vận tốc của nó khi tống máu qua động van động mạch chủ và động mạch phổi, đó là động năng dòng máu.

Công ngoài của thất phải bình thưởng bằng khoảng 1/6 thất trái do sự chênh lệch gấp 6 lần trong áp suất tâm thu của hai tâm thất. Lượng công cần thiết của mỗi tâm thất để tạo ra động năng của dòng máu tỷ lệ với khối lượng máu được bơm đi nhân với bình phương tốc độ tống máu.

Thống thường, công của thất trái mất đi để tạo ra động năng dòng máu chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng công co bóp của tâm thất, do đó không ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ công co bóp. Tuy nhiên, trong một số điều kiện bất thường, như hẹp động mạch chủ, dòng máu với một tốc độ lớn đi qua van bị hẹp, có thể cần đến hơn 50% tổng công co bóp để tạo ra động năng dòng máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi

Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.

Thích nghi của trẻ sơ sinh với cuộc sống ngoài tử cung

Sau khi đứa bé ra khỏi người mẹ không được gây mê, đứa bé thường bắt đầu thở trong vài giây và nhịp thở bình thường đạt được trong vòng 1 phút sau khi sinh.

Chức năng tạo nước tiểu sinh lý của thận

Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch, xếp song song, và được bao quanh bởi bao Bowman.

Dẫn truyền synap: một số đặc điểm đặc biệt

Quá trình thông tin được truyền qua synap phải qua nhiều bước: đưa các bọc nhỏ xuống, hòa màng với màng của cúc tận cùng, chất truyền đạt giải phóng và khuếch tán trong khe synap, gắn với receptor ở màng sau synap, mở kênh ion gây khử cực màng.

Chất dẫn truyền thần kinh: đặc điểm của nhóm phân tử nhỏ

Trong hầu hết các trường hợp, acetylcholine có tác dụng kích thích. Tuy nhiên, nó được biết là có tác dụng ức chế ở một số dây thần kinh đối giao cảm ngoại vi, chẳng hạn như ức chế trung tâm dây thần kinh phế vị.

Điều hòa tuần hoàn: vai trò hệ thống thần kinh tự chủ

Phần quan trọng nhất của hệ thần kinh tự chủ đều hòa tuần hoàn là hệ thần kinh giao cảm, hệ thần kinh phó giao cảm cũng đóng góp một phần khá quan trọng.

Điện thế hoạt động trong cơ tim

Trong cơ tim, điện thế hoạt động được tạo ra do mở kênh natri nhanh kích hoạt điện thế và một tập hợp hoàn toàn khác các kênh canxi typ L, chúng được gọi là kênh canxi - natri.

Sự phát triển của hệ cơ quan thai nhi

Sự phát triển các tế bào trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định, đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát triển hoàn toàn, như được mô tả sau.

Giải phẫu chức năng của khu vực liên hợp trán trước

Khu vực liên hợp trước trán cũng cần thiết để thực hiện quy trình “tư tưởng”. Đặc điểm này có lẽ là kết quả của một số tính năng tương tự của vỏ não trước trán cho nó lập kế hoạch hoạt động vận động.

Vận chuyển Glucose trong cơ thể qua màng tế bào

Glucose có thể được vận chuyển từ một phía của màng tế bào sang phía bên kia, sau đó được giải phóng, glucose sẽ được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn là theo chiều ngược lại.

Hình thành acid acetoacetic trong gan và sự vận chuyển trong máu

Các acid acetoacetic, acid β-hydroxybutyric, và acetone khuếch tán tự do qua màng tế bào gan và được vận chuyển trong máu tới các mô ngoại vi, ở đây, chúng lại được khuếch tán vào trong tế bào.

Sinh lý quá trình sinh nhiệt thải nhiệt cơ thể

Hầu hết lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể được tạo thành từ các cơ quan ở sâu như gan, não, tim và cơ (khi có vận cơ). Rồi thì nhiệt được vận chuyển đến da là nơi có thể thải nhiệt vào môi trường xung quanh.

Đại cương sinh lý học về máu

Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ, máu đặc biệt được quan tâm vì có nhiều xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện trên máu.

Trạm thần kinh: sự phân kỳ của các tín hiệu đi qua

Sự phân kỳ khuếch đại hiểu đơn giản là các tín hiệu đầu vào lan truyền đến một số lượng nơ-ron lớn hơn khi nó đi qua các cấp nơ-ron liên tiếp trong con đường của nó.

Điện thế tai trong: phản ánh nồng độ cao kali và nồng độ thấp natri

Điện thế được duy trì liên tục giữa nội dịch và ngoại dịch, với bản dương bên trong và bản âm bên ngoài thang giữa. Nó được gọi là điện thế tai trong.

Glucagon và tác dụng lên chuyển hóa glucose

Các tác dụng ấn tượng nhất của glucagon là khả năng gây thoái hóa glycogen trong gan, do đó làm tăng nồng độ glucose máu trong vòng vài phút.

Nguyên nhân gây ngoại tâm thu: rối loạn nhịp tim

Ngoại tâm thu thường xuyên gặp trong thông buồng tim, ngoại tâm thu cũng xảy ra khi đứa catheter vào trong buồng thất phải và chén ép nội tâm mạc.

Vitamin D và vai trò kiểm soát nồng độ canxi huyết

Vitamin D3 còn gọi là cholecalciferol là hợp chất quan trọng nhất, được hình thành trong da do kết quả nhờ chiếu xạ của 7-dehydrocholesterol, một chất có trên da, bởi tia cực tím từ mặt trời.

Sinh lý thần kinh tủy sống

Do trong quá trình phát triển, cột sống phát triển nhanh hơn tủy sống nên phần thấp nhất của tủy sống chỉ ngang gian đốt sống thắt lưng 1-2 (L1-L2). Vì vậy, khi chọc dò dịch não tủy, để tránh gây tổn thương tủy sống, ta thường chọc ở vị trí thắt lưng 4-5 (L4-L5).

Điều hòa thần kinh trong việc bài tiết nước bọt

Sự kích thích giao cảm có thể làm tăng một lượng nhỏ nước bọt - ít hơn so với kích thích phó giao cảm. Thần kinh giao cảm bắt nguồn từ các hạch cổ trên và đi dọc theo bề mặt của các mạch máu tới tuyến nước bọt.

Điều hòa sự bài tiết hormone tăng trưởng (GH)

Cơ chế chính xác điều khiển sự bài tiết GH vẫn chưa được hiểu một cách hoàn toàn, nhưng có vài yếu tố liên quan tới mức độ dinh dưỡng của cơ thể hoặc căng thẳng đã được biết là các yếu tố gây kích thích bài tiết GH.

Vùng dưới đồi bài tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH

Trung tâm sản xuất GnRH ở vùng dưới đồi. Hoạt động thần kinh điều khiển sự chế tiết GnRH diễn ra tại vùng mediobasal hypothalamus, đặc biệt ở phần nhân cung của khu vực này.

Tổng quan tác dụng của PTH

PTH kích thích tiêu hủy xương, giải phóng canxi vào dịch ngoại bào, làm tăng tái hấp thu canxi và giảm tái hấp thu phosphate của ống thận, dẫn đến giảm bài tiết canxi và tăng bài tiết phosphate.

Cuồng động nhĩ: rối loạn nhịp tim

Cuồng nhĩ gây ra nhịp dẫn truyền nhanh nhĩ thường là 200-350 nhịp/ phút. Tuy nhiên, bởi vì một phía của nhĩ co trong khi phía kia đang giãn, lượng máu nhĩ bơm rất ít.

Điều hòa bài tiết Aldosterol

Điều hòa bài tiết aldosterol ở tế bào lớp cầu gần như độc lập hoàn toàn với điều hòa bài tiết cảu costisol và androgen ở lớp bó và lớp lưới.