Cung lượng tim: là tổng máu tuần hoàn qua mô phụ thuộc vào tuần hoàn ngoại vi

2020-08-19 11:50 AM

Tổng lưu lượng máu của tuần hoàn ngoại vi chính là tuần hoàn tĩnh mạch, và tim hoạt động một cách tự động để bơm máu quay trở lại tuần hoàn chung của cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cung lượng tim: là thể tích máu được tim bơm vào động mạch chủ mỗi phút, đó cũng đồng thời là thể tích máu lưu thông trong vòng tuần hoàn chung của cơ thể. Cung lượng tim là một trong những yếu tố quan trọng của vòng tuần hoàn bởi nó đánh giá tổng lượng máu cung cấp cho tất cả các mô trong cơ thể.

Tuần hoàn tĩnh mạch: là thể tích máu ngoại vi được đưa về tim qua tâm nhĩ mỗi phút. Tuần hoàn tĩnh mạch và cung lượng tim phải cân bằng nhau chỉ trừ trong một vài nhịp đập khi máu đổ về và tống đi tạm thời tại tim và phổi.

Tuần hoàn tĩnh mạch là tổng tất cả các dòng máu lấy từ các mô cơ thể thông qua hệ tuần hoàn ngoại vi.

Vì vậy sự thay đổi cung lượng tim cũng dẫn đến thay đổi tuần hoàn ngoại vi.

Quy luật của thay đổi tuần hoàn ngoại vi, ở hầu hết các mô, tuần hoàn máu tăng chủ yếu phụ thuộc vào phần trăm chuyển hóa từng mô. Ví dụ: tuần hoàn ngoại vi tăng khi nhu cầu O2 của mô tăng, với các điều kiện thể lực khác nhau. Chú ý rằng với mỗi cường độ hoạt động thể lực nhất định .Mức tiêu thụ CO2 và cung lượng tim tăng tỉ lệ thuận với nhau.

Tóm lại, cung lượng tim xác định bằng tổng hòa các yếu tố điều hòa tuần hoàn ngoại vi. Tổng lưu lượng máu của tuần hoàn ngoại vi chính là tuần hoàn tĩnh mạch, và tim hoạt động một cách tự động để bơm máu quay trở lại tuần hoàn chung của cơ thể.

Cung lượng tim bằng tuần hoàn tĩnh mạch

Hình. Cung lượng tim bằng tuần hoàn tĩnh mạch và cũng là tổng lượng máu ngoại vi qua mô, cơ quan.

Hoạt động thể lực làm tăng cung lượng tim

Hình. Hoạt động thể lực làm tăng cung lượng tim (đường đỏ) và tăng nhu cầu oxy (đường xanh).

Cung lượng tim tỉ lệ nghịch với sức cản ngoại vi khi huyết áp động mạch không đổi

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiểm soát cung lượng tim: sự thay đổi cung lượng tim tỉ lệ nghịch với sức cản ngoại vi khi huyết áp không đổi. Chú ý rằng khi sức cản ngoại vi bình thường (ở mức 100%) cung lượng tim cũng không thay đổi, khi tim hoạt động hiệu quả tốt hơn, lượng tống máu nhiều hơn bình thường và ngược lại.

Ảnh hưởng mãn tính của sức cản ngoại vi

Hình. Ảnh hưởng mãn tính của sức cản ngoại vi trên cung lượng tim, cho thấy mối quan hệ qua lại giữa tổng sức cản ngoại vi và cung lượng tim. AV, nhĩ thất.

Khi sức cản ngoại vi tăng cung cung lượng tim giảm và ngược lại. Hiện tượng này có thể giải thích thông qua quy luật Ohm.

Cung lượng tim = (huyết áp động mạch)/(tổng sức cản ngoại vi)

Vì vậy, mỗi khi sức cản tuần hoàn ngoai vi thay đổi với các yếu tố chức năng khác hằng định thì cung lượng tim thay đổi tỉ lệ nghịch tương ứng.

Tim có thể trở thành các yếu tố ức chế cung lượng tim

 Lượng máu do tim có thể bơm được biểu thị thông qua thể tích được gọi là đường cong cung lượng tim sinh lý.

Ở hình biểu diễn cung lượng tim mỗi phút ở các mức áp lực tâm nhĩ phải khác nhau. Đó cũng là một dạng đường cong chức năng tim. Chú ý rằng cung lượng tim có thể đạt mức 13lít/ phút gấp 2,5 lần cung lượng tim sinh lý 5 lít/ phút vẫn được coi là bình thường. Điều đó có nghĩa với một người khỏe mạnh tim hoạt động ở mức không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích, có thể bơm 1 lượng máu vào tuần hoàn chung gấp 2,5 lần bình thường trước khi tim trở thành yếu tố giới hạn cung lượng tim.

Hình còn chỉ ra các đường cong cung lượng tim khi tim hoạt động không sinh lý.

Đường cong cung lượng tim bình thường

Hình. Đường cong cung lượng tim bình thường, và khi tăng, giảm hiệu quả tống máu của tim.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hiệu quả của tim

Hai yếu tố làm tim bơm máu tốt hơn (1) kích thích thần kinh (2) sự giãn nở các dẫn cơ tim.

Kích thích thần kinh làm tăng nhịp tim

Kích thích giao cảm và ức chế phó giao cảm là hai yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động của tim (1) tăng nhịp tim, ở người trẻ nhịp tim bình thường là 72 nhịp/phút có thể tăng đến 180- 200 nhịp/phút (2) tăng lực co cơ tim (có thể gấp 2 lần lực co tim bình thường). Sự kết hợp của hai yếu tố, một kích thích thần kinh cực đại làm cung lượng tim đạt đỉnh gấp 2 lần bình thường Ở đường cong cung lượng tim cao nhất với 25l/phút.

Sự giãn nở tim làm tăng hiệu quả bơm máu

Sự giãn nở tim trong một thời gian dài có thể tăng hiệu quả tim, nhưng không hoạt động quá sức vì có thể ảnh hưởng đến chức năng tim vì sự giãn nở làm sợi cơ tim tăng khối lượng và lực co,tương tự tập luyện thể lực giúp giãn nở cơ. Ví dụ với vận động viên maratông,tim có thể to hơn 50-70% so với bình thường. Yếu tố này co thể tăng đỉnh cung lượng tim lên 60 -100% và do đó có thể giúp tim có thể tống máu nhiều hơn bình thường.

Khi kết hợp kích thích thần kinh với phì đại cơ tim, ở các vận động viên điền kinh thì tim có thể bơm một thể tích máu từ 30 đến 40 L/phút, gấp 2,5 lần so với người bình thường. Tăng cung lượng tim cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng thời gian thi đấu của các vận động viên.

Yếu tố làm giảm hiệu suất hoạt động của tim

Mọi yếu tố làm giảm tổng lượng máu của tim đều gây ra giảm hiệu suất tim. Trong đó:

Tăng áp lực động mạch làm tim cần một lực lớn hơn tống máu, như tăng huyết áp ác tính.

Ức chế, kích thích thần kinh.

Yếu tố bênh học gây bất thường nhịp tim.

Nhồi máu cơ tim.

Bệnh van tim.

Bệnh tim bẩm sinh.

Viêm cơ tim.

Thiếu máu cơ tim.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị