- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm gây kích thích và ức chế
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm gây kích thích và ức chế
Không có một sự tóm tắt nào có thể sử dụng để giải thích liệu sự kích thích hệ giao cảm hoặc phó giao cảm có gây ra kích thích hoặc ức chế trên một cơ quan nhất định.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bảng liệt kê tác dụng lên các chức năng nội tạng khác nhau của cơ thể gây ra bởi sự khích thích các sợi thần kinh phó giao cảm hoặc giao cảm. Cần lưu ý một lần nữa, sự kích thích hệ giao cảm gây hiệu ứng kích thích ở một số cơ quan trong khi các cơ quan khác lại gây ra sự ức chế. Điều tương tự cũng sảy ra đối với hệ phó giao cảm. Ngoài ra, khi hệ giao cảm gây kích thích trên một cơ quan nhất định thì hệ phó giao cảm đôi khi gây ức chế chính cơ quan đó. Điều này giải thích, hai hệ thống này đôi khi hoạt động tương hỗ với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan chịu sự chi phối ưu thế bởi một trong hai hệ trên.
Bảng Tác động của hệ tự chủ lên các cơ quan của cơ thể
Không có một sự tóm tắt nào có thể sử dụng để giải thích liệu sự kích thích hệ giao cảm hoặc phó giao cảm có gây ra kích thích hoặc ức chế trên một cơ quan nhất định. Do đó, để hiểu được chức năng của hệ giao cảm và phó giao cảm, trước tiên cần học tất cả các chức năng riêng biệt của hai hệ thần kinh này trên từng cơ quan. Một số các chức năng này cần được làm rõ hơn, như sau:
Tác động của việc kích thích hệ giao cảm và hệ phó giao cảm trên các cơ quan nhất định.
Mắt
Hai chức năng của mắt được điều khiển bởi hệ thần kinh tự động: (1) sự giãn của đồng tử và (2) sự hội tụ của thủy tinh thể.
Kích thích hệ giao cảm gây co các sợi dọc của mống mắt và làm giản đồng tử, trong khi kích thích hệ phó giao cảm gây co cơ vòng của mống mắt và làm co đồng tử.
Các sợi phó giao cảm chi phối cho đồng tử bị kích thích khi có quá nhiều ánh sáng đi vào trong nhãn cầu, phản xạ này làm đồng co nhỏ và giảm lượng ánh sáng chiếu trên võng mạc. Ngược lại, kích thích hệ giao cảm làm đồng tử giãn ra.
Sự hội tụ của thủy tinh thể được điều khiển gần như hoàn toàn bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Thủy tinh thể được giữ bình thường ở trạng thái dẹt do bản thân lực đàn hồi của các dây chằng treo thủy tinh thể. Kích thích hệ phó giao cảm gây co cơ thể mi. Đây là các sợi cơ trơn hình nhẫn bao quanh lấy phía ngoài của các dây chằng treo thủy tinh thể.
Sự co cơ này làm giải phóng lực trên các dây chằng và cho phép thủy tinh thể trở nên lồi hơn, làm cho mắt tập trung vào các vật ở rất gần.
Các tuyến của cơ thể
Các tuyến của mũi, tuyến lệ, tuyến nước bọt và rất nhiều tuyến tiêu hóa chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hệ thần kinh phó giao cảm, thường gây tăng bài tiết lượng nước. Các tuyến của đường tiêu hóa trên chịu sự kích thích mạnh nhất bởi hệ phó giao cảm, đặc biệt là các tuyến ở khoang miệng và dạ dày. Mặt khác, các tuyến của ruột non và ruột già căn bản chịu sự kiểm soát bởi các yếu tố tại chỗ trong chính bản thân đường ruột và bởi hệ thống thần kinh ruột; chúng ít chịu sự chi phối bởi các dây thần kinh tự chủ hơn so vởi các tuyến của đường tiêu hóa trên.
Sự kích thích hệ giao cảm có tác động trực tiếp trên các tế bào tuyến tiêu hóa gây cô đặc dịch tiết làm chúng có tỉ lệ các enzyme và chất nhầy cao. Tuy nhiên, nó cũng gây co các mạch máu nuôi dưỡng cho các tuyến; và đôi khí, điều này làm giảm tốc độ bài tiết.
Các tuyến mồ hôi tiết ra lượng lớn mồ hôi khi các sợi thần kinh giao cảm bị kích thích, tuy nhiên, không có đáp ứng nào sảy ra nếu kích thích các dây thần kinh phó giao cảm. Các sợi giao cảm tới hầu hết các tuyến mồ hôi là sợi cholinergic (trừ một vài sợi adrenergic tới lòng bàn tay và bàn chân), trái ngược với gần như tất cả các sợi giao cảm khác là các sợi adrenergic. Hơn nữa, các tuyến mồ hôi chịu sự kích thích chủ yếu bởi các trung tâm ở vùng dưới đồi, thường được coi là trung tâm của hệ phó giao cảm. Do vậy, bài tiết mồ hôi có thể được gọi là một chức năng phó giao cảm, cho dù chúng được chi phối bởi các sợi thần kinh về giải phẫu được phân bố thông qua hệ thần kinh giao cảm.
Các tuyến mồ ở vùng nách (Apocrine gland) bài tiết ra chất tiết đặc, có mùi thơm là do sự kích thích của hệ giao cảm, tuy nhiên chúng không đáp ứng với sự kích thích hệ phó giao cảm. Sự bài tiết này có tác dụng như chất bôi trơn cho phép sự trượt dễ dàng của các bề mặt bên trong ở dưới khớp vai. Các tuyến bã, mặc dù có nguồn gốc phôi thai gần với tuyến mồ hôi, chịu sự chi phối bởi các sợi thuộc hệ adrenergic hơn là bởi các sợi của hệ cholinergic. Và chúng cũng chịu sự chi phối của các trung tâm giao cảm ở hệ thần kinh trung ương nhiều hơn các trung tâm của hệ phó giao cảm.
Đám rối thần kinh tại thành của hệ thống tiêu hóa
Bản thân hệ tiêu hóa có hệ thống các dây thần kinh nội tại riêng đó là đám rối thần kinh tại thành ống tiêu hóa hay là hệ thống thần kinh ruột. Ngoài ra, cả sự kích của cả hệ giao cảm và phó giao cảm bắt nguồn từ não bộ đều có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa chủ yếu qua việc gia tăng hoặc ức chế hoạt động của đám rối thần kinh tại thành của ống tiêu hóa. Thông thường, sự kích thích hệ phó giao cảm làm gia tăng toàn bộ mức độ các hoạt động của ống tiêu hóa bằng cách làm tăng nhu động và giãn các cơ thắt, do đó làm đẩy nhanh tốc độ di chuyển của các chất trong đương tiêu hóa. Tác dụng này đồng thời liên quan tới việc gia tăng tốc độ bài tiết của các tuyến tiêu hóa như đã mô tả ở trước.
Thông thừờng, chức nãng nhu động của ông tiêu hóa không phụ thuộc quá nhiều vào sự kích thích hệ giao cảm. Tuy nhiên, sự kích thích mạnh của hệ giao cảm gậy ức chế nhu động và tãng trường lực của các cõ thắt. Kết quả cuối cùng là sự di chuyển của thức ãn qua ống tiêu hóa chậm lại và đôi khi cũng làm ức chế sự bài tiết, thậm chí đôi khi có thể gây táo bón.
Tim
Thông thường, sự kích thích hệ giao cảm làm tãng tất cả các hoạt động của tim. Tác dụng này gây ra do tãng tãng đồng thời tốc độ và lực co cõ tim.
Sự kích thích phó giao cảm chủ yếu gây ra tác dụng đối lập – làm giảm tốc độ và biên độ co cơ. Tác động này được thể hiện trong trường hợp: sự kích thích hệ giao cảm làm gia tãng hiệu quả bõm máu của tim để đáp ứng yêu cầu của cõ thể khi luyện tập gắng sức, trong khi sự khích thích hệ phó giao cảm làm giảm hoạt động của tim, cho phép tim được nghỉ ngõi giữa các đợt hoạt động cãng thẳng.
Hệ thống các mạch máu
Hầu hết hệ thống mạch máu, đặc biệt các mạch máu của tạng trong ổ bụng và da ở tay chân, bị co nhỏ bởi sự kích thích hệ giao cảm. Sự kích thích hệ phó giao cảm hầu nhý không gây tác động trên phần lớn các mạch máu. Trong một số trường hợp, chức nãng beta của hệ giao cảm lại gây giãn mạch khác với tác động gây co mạch như thông thường của của hệ giao cảm, tuy nhiên nó này hiếm khi sảy ra ngoại trừ các thuốc làm mất tác dụng gây co mạch của receptor alpha của hệ giao cảm. Receptor alpha có trên hầu hết các mạch máu và thường có ưu thế trội hơn nhiều so với tác dụng của receptor beta.
Tác động của hệ giao cảm và phó giao cảm lên huyết áp động mạch
Áp lực động mạch được xác định bởi hai yếu tố tác động lên dòng máu: Sực đẩy của tim và sức cản của các mạch máu ngoại vi. Kích thích hệ giao cảm làm gia tăng đồng thời cả sức đẩy của tim và sức cản lên dòng máu. Nó thường gây tăng rõ rệt áp lực động mạch một cách cấp tính. Tuy nhiên, nó thường chỉ gây ra sự thay đổi rất nhỏ đối với huyết áp dài hạn trừ khi hệ giao cảm cũng cùng lúc kích thận gây giữ muối và nước.
Ngược lại, kích thích vừa phải hệ phó giao cảm thông qua dây thần kinh phế vị làm giảm hoạt động của tim tuy nhiên gần như không có tác dụng trên sức cản của mạch máu ngoại vi. Do đó, kết quả thường là giảm nhẹ áp lực động mạch. Tuy nhiên, nếu kích thích mạnh dây thần kinh phế vị có thể gần như hoặc đôi khi thực sự gây ngừng tim hoàn toàn trong vài giây và tạm thời gây mất hoàn toàn hoặc phần lớn áp lực động mạch.
Tác động của việc kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm trên các chức năng khác của cơ thể
Thông thường, hầu hết các cấu trúc có nguồn gốc từ nội bì, ví dụ như các ống gan, túi mật, niệu quản, bàng quang, và phế quản, bị ức chế bởi hệ giao cảm trong khi hệ phó giao cảm gây kích thích các cơ quan này. Sự kích thích hệ giao cảm cũng gây các tác động lên quá trình trao đổi chất như gây giải phóng glucose từ gan và làm tăng nồng độ glucose trong máu, phân giải glycogen ở cả gan và cơ, sức mạnh của cơ vân, tốc độ chuyển hóa cơ bản, và hoạt động trí óc. Cuối cùng, hệ giao cảm và hệ phó giao cảm c̣n liên quan tới các hoạt động tình dục của nam và nữ.