Cung lượng tim: nghiên cứu định lượng

2020-08-19 02:16 PM

Tăng khả năng bơm máu cùng với tăng áp suất khoang màng phổi làm cung lượng tim đạt đỉnh vì tăng hoạt động tim nhưng đường cong lại dịch sang phải vì áp suất khoang màng phổi tăng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các yếu tố điều hòa cung lượng tim ở trên đã khá đầy đủ trong hầu hết các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, để làm rõ hơn sự điều hòa của tim trong các trường hợp gắng sức, như hoạt động thể lực nặng, suy tim, suy tuần hoàn, thảo luận sau đây.

Trong các phương pháp định lượng, chúng ta cần làm rõ 2 yếu tố cơ bản sau: trong điều hòa cung lượng tim: (1) khả năng bơm máu của tim, được biểu diễn bằng đường cong cung lượng tim (2) các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trở về tim, được biểu diễn bằng đường cong tuần hoàn tĩnh mạch. Sau đó, gộp hai đường cong theo cùng một phép định lượng để xem mối liên hệ giủa cung lượng tim, tuần hoàn tĩnh mạch và áp lực tâm nhĩ phải trong cùng một thời điểm.

Một số đường cong cung lượng tim biểu diễn khả năng hoạt động hiệu quả của tim. Tuy vậy, trong các phần tiếp, chúng ta sẽ mô tả hoạt động tim ảnh hưởng bởi thay đổi áp lực do các yếu tố ngoài tim, thông qua các đường cong cung lượng tim.

Áp lực ngoài tim ảnh hưởng đến cung lượng tim

Hình biểu diễn đường cong cung lượng tim ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi áp lực ngoài tim. Bình thường, áp suất ngoài tim luôn cân bằng với áp suất khoang màng phổi (áp suất trong lồng ngực), là -4mmHg. Khi áp suất khoang màng phổi tăng lên -2mmHg, đường cong cung lượng tim dịch chuyển sang phải. Sự dịch chuyển này là do áp lực đổ đầy tâm nhĩ phải tăng thêm 2 mmHg làm tăng áp suất ngoài tim.

Tương tự như vậy, khi áp lực lên đến 2 mmHg, tức là tăng 6 mmHg, đường cong cung lượng tim sẽ dịch chuyển sang phải 6 mmHg.

Cung lượng tim ở các áp suất khoang màng phổi

Hình. Cung lượng tim ở các áp suất khoang màng phổi và áp lực chèn ép tim khác nhau.

Một số tác nhân làm thay đổi áp suất ngoài tim và làm dịch chuyển đường cong cung lượng tim sang phải:

1. Thay đổi áp suất âm khoang mang phổi khi thở. Sự dao động vào khoảng ±2 mmHg khi thở bình thường và co thể tới ± 50 mmHg khi thở gắng sức.

2. Hít vào làm tăng áp lực âm tâm nhĩ phải, đường cong dịch chuyển sang trái.

3. Thở ra đường cong dịch chuyển sang phải.

4. Lồng ngực hở áp lực âm khoang màng phổi tăng lên 0 mmHg, đường cong dịch chuyển sang phải 4 mmHg.

5. Hội chứng chèn ép tim cấp khi một lượng lớn dịch trong khoang ngoài màng tim sẽ dẫn đến tăng áp suất ngoài tim, đường cong dịch chuyển sang phải.

Ở hình, phần đỉnh đường cong tăng nhanh về phía bên phải hơn phần đáy, điều này là do áp lực chèn ép tim lớn hơn áp lực đổ đầy nhĩ khi cung lượng tim đã tăng.

Kết hợp các yếu tố đến thay đổi đường cong cung lượng tim

Hình mô tả đường cong thay đổi do các yếu tố (a) áp suất ngoài tim (b) hiệu quả tống máu của tim. Ví dụ, tăng khả năng bơm máu cùng với tăng áp suất khoang màng phổi làm cung lượng tim đạt đỉnh vì tăng hoạt động tim nhưng đường cong lại dịch sang phải vì áp suất khoang màng phổi tăng.

Ảnh hưởng của tăng áp suất ngoài tim

Hình. Ảnh hưởng của tăng áp suất ngoài tim và hiệu quả tống máu đến đường cong cung lượng tim.

Vì vậy, cần hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra khi tăng áp suất ngoài tim cũng như khả năng bơm máu của tim,mỗi yếu tố thể hiện cung lượng tim ở một dạng đường cong khác nhau.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị