Bôi trơn bảo vệ và tầm quan trọng của chất nhày trong đường tiêu hóa

2022-03-10 07:53 PM

Chất nhày có khả năng khiến cho sự trượt của thức ăn trong đường tiêu hóa rất dễ dàng và ngăn cản sự trầy xước cơ học hoặc sự phân hủy hóa học cho lớp biểu mô.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chất nhày là một chất tiết dày bao gồm nước, điện giải, và hỗn hợp một vài glycoprotein - được tạo bởi các số lượng lớn polysaccharide gắn với lượng ít hơn các protein. Chất nhày có vài sự khác biệt nhỏ giữa các phần của đường tiêu hóa, nhưng nói chung ở tất cả các vị trí thì nó đều có một vài đặc tính quan trọng khiến nó vừa hoạt động bôi trơn hiệu quả đồng thời là yếu tố bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Đầu tiên, chất nhày có khả năng bám dính khiến nó có thể gắn kết chặt chẽ với thức ăn hoặc các thành phần nhỏ khác và bao phủ như một tấm phim mỏng quanh bề mặt chúng. Thứ hai, nó có cấu trúc đầy đủ nhằm bọc thành của đường ruôt và ngăn cản ảnh hưởng của phần lớn các thành tố của thức ăn tới bề mặt niêm mạc. Thứ ba, chất nhày có lực cản thấp để trượt, do vậy những mảnh nhỏ thức ăn có thể trượt trên về mặt lớp nội mô một cách rất dễ dàng. Thứ tư, chất nhày khiến cho các phần chất thải bám chặt lấy nhau để tạo thành khuôn phân sẽ được thải ra thông qua hoạt động đi ngoài. Thứ năm, chất nhày rất bền vững với hoạt động phân giải của các enzyme tiêu hóa. Và thứ sáu, thành phần glycoprotein của chất nhày có tính chất lưỡng cực, có nghĩa là chúng vừa có khả năng đệm một lượng nhỏ acid hoặc base; đồng thời chất nhày cũng chứa một lượng vừa các ion bicacbonat, có đặc tính trung hòa acid.

Vì vậy, chất nhày có khả năng khiến cho sự trượt của thức ăn trong đường tiêu hóa rất dễ dàng và ngăn cản sự trầy xước cơ học hoặc sự phân hủy hóa học cho lớp biểu mô. Người ta trở nên nhận thức một cách sâu sắc tính chất bôi trơn của chất nhày khi tuyến nước bọt mất khả năng bài tiết nước bọt, vì điều đó rất khó để nuốt các thức ăn rắn thậm chí khi ăn cùng với một lượng lớn nước.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị