- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Receptor: các loại và kích thích Receptor cảm giác
Receptor: các loại và kích thích Receptor cảm giác
Danh sách và phân loại 5 nhóm receptor cảm giác cơ bản: receptor cơ học, receptor nhiệt, receptor đau, receptor điện từ, và receptor hóa học.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sự nhận biết của chúng ta về những tín hiệu bên trong cơ thể và từ môi trường xung quanh được thực hiện qua trung gian là hệ thống phức tạp các receptor cảm giác giúp phát hiện các kích thích như đụng chạm, âm thanh, ánh sáng, đau, lạnh và nhiệt.
Phân loại các receptor cảm giác:
Các receptor cơ học
Các cảm giác xúc giác ở da (thượng bì và chân bì).
Các tận cùng thần kinh tự do.
Đầu mút tận cùng mở rộng.
Đĩa Merkel.
Các biến thể khác.
Đầu tận cùng hình chồi.
Đầu tận cùng Ruffini.
Đầu tận cùng có vỏ bọc.
Tiểu thể Meissner.
Tiểu thể Krause.
Thụ thể nang lông.
Cảm giác mô sâu.
Đầu tận cùng thần kinh tự do.
Đầu mút tận cùng mở rộng.
Đầu tận cùng hình chồi.
Đầu tận cùng Ruffini.
Đầu tận cùng có vỏ bọc.
Tiểu thể Pacinian.
Một vài biến thể khác.
Đầu tận cùng cơ.
Suốt cơ.
Receptor gân Golgi.
Nghe.
Receptor âm thanh ở ốc tai.
Sự cân bằng áp lực.
Receptor tiền đình.
Áp lực động mạch.
Receptor nhận cảm áp lực ở động mạch chủ và xoang cảnh.
Receptor nhiệt
Lạnh.
Receptor lạnh.
Nhiệt.
Receptor nhiệt.
Receptor đau
Đau.
Các tận cùng thần kinh tự do.
Receptor điện từ
Thị giác.
Các tế bào que.
Các tế bào nón.
Receptor hóa học
Vị giác.
Các nhú lưỡi vị giác.
Ngửi.
Receptor của biểu mô khứu giác.
Oxy động mạch.
Receptor của thân động mạch chủ và xoang cảnh.
Sự thẩm thấu.
Nơ ron ở trong hoặc gần nhân trên thị.
CO2 máu.
Receptor ở trong hoặc ở trênn bề mặt hành tủy và trong thân.
động mạch chủ và xoang cảnh.
Đường máu, các axit amin, axit béo.
Receptor ở vùng dưới đồi.
Hình. Kết thúc thần kinh cảm giác.
Danh sách và phân loại 5 nhóm receptor cảm giác cơ bản: (1) receptor cơ học, phát hiện sự đè ép hoặc căng giãn cơ học trên receptor hoặc vùng mô kế cận receptor; (2) receptor nhiệt, phát hiện những thay đổi về nhiệt độ, với số ít thụ thể nhận biết lạnh và đa số là thụ thể nhận biết nhiệt; (3) receptor đau, phát hiện những mối nguy hại về vật lý hoặc hóa học xảy ra trên mô; (4) receptor điện từ, giúp phát hiện ánh sáng kích thích trên võng mạc mắt; và (5) receptor hóa học, phát hiện vị trong miệng, mùi ở mũi, mức độ oxy trong máu động mạch, sự thẩm thấu của các dịch cơ thể, nồng độ cacbon đioxit trong máu và những yếu tố khác tạo nên thành phần hóa học của cơ thể.