- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần G
- Glumeron MR: thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Glumeron MR: thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Glumeron MR điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (týp 2) mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose huyết. Gliclazid nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoạt chất : Gliclazide
Phân loại: Thuốc điều trị tiểu đường. Nhóm Sulfonylureas.
Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A10BB09.
Biệt dược gốc: Diamicron, Diamicron MR
Biệt dược: Glumeron MR, Glumeron
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 80 mg.
Viên nén giải phóng có kiểm soát: hộp 5 vỉ x 20 viên. 30 mg.
Chỉ định
Điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (týp 2) mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose huyết.
Gliclazid nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.
Cách dùng
Liều Glumeron 30 MR phải phù hợp cho từng trường hợp cụ thể và phải dựa theo lượng đường huyết của người bệnh. Cần uống nguyên viên thuốc, không nhai, không nghiền viên trước khi uống.
Liều dùng
Liều khởi đầu khuyến cáo: 1 viên Glumeron 30 MR/ngày, kể cả bệnh nhân trên 65 tuổi, điều chỉnh tăng liều nếu cần, tăng 30mg (1 viên Glumeron 30 MR) mỗi lần điều chỉnh và theo dõi ít nhất 1 tháng trước khi điều chỉnh lần tiếp theo, trừ trường hợp đường huyết không giảm sau 2 tuần sử dụng thuốc có thể tăng liều sau 2 tuần.
Liều thường dùng: từ 1 đến 4 viên Glumeron 30 MR (liều tối đa 120mg), uống 1 lần duy nhất vào bữa ăn sáng. Liều dùng phụ thuộc vào đáp ứng điều trị.
Chống chỉ định
Đái tháo đường phụ thuộc insulin (týp 1). Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường. Suy gan nặng, suy thận nặng. Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác. Phối hợp với miconazol viên. Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
Thận trọng
Trong khi dùng Glumeron 30 MR vẫn phải theo chế độ ăn kiêng nhằm giúp thuốc phát huy đầy đủ tác dụng. Khi dùng phối hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều của gliclazid cho thích hợp. Trong trường hợp suy thận, suy gan cần phải giảm liều.
Hạ đường huyết có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như: Suy dinh dưỡng, ăn uống thất thường, nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn uống; mất cân bằng giữa mức độ luyện tập thể dục và chế độ ăn; uống rượu (đặc biệt khi kèm với bỏ bữa ăn), dùng liều gliclazid quá cao; rối loạn nội tiết (rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến yên hoặc vỏ thượng thận); suy gan nặng hoặc suy thận nặng.
Bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc được biết là có bệnh thiếu G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase): Có thể xuất hiện giảm nồng độ hemoglobin và phá hủy hồng cầu.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc: Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây đau đầu.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Thuốc chống chỉ định trên các đối tượng này.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc chống chỉ định trên các đối tượng này.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp: Thần kinh trung ương: đau đầu; Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn; Da: phát ban.
Ít gặp: Rối loạn máu (thường hồi phục): giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu; Da: phản ứng da, niêm mạc.
Hiếm gặp: Thần kinh trung ương: trạng thái lơ mơ, vã mồ hôi; Tim mạch: tăng tần số tim; Da: tái xanh; Tiêu hóa: nôn, đói cồn cào.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
Tương tác với các thuốc khác
Một số thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid: Thuốc chống viêm không steroid (đặc biệt là aspirin), sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu, IMAO, thuốc chẹn beta, diazepam, tetracyclin, perhexillin maleat, cloramphenicol, clofibrat, miconazol viên. Uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid.
Một số thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của gliclazid như barbituric, corticosteroid, thuốc lợi tiểu thải muối và thuốc tránh thai uống.
Quá liều và xử trí
Dùng quá liều sẽ dẫn tới những dấu hiệu hạ đường huyết như vã mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh. Trường hợp nhẹ, điều trị hạ đường huyết nhẹ bằng cách uống ngay một cốc nước đường hoặc nước hoa quả có cho thêm 2 hoặc 3 thìa cà phê đường. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện lơ mơ thì phải dùng ngay dung dịch glucose 10% hoặc 30% tiêm tĩnh mạch và chuyển người bệnh đến bệnh viện.
Dược lực học
Mã ATC: A10BB09
Glumeron là thuốc trị đái tháo đường với thành phần hoạt chất gliclazid, thuộc nhóm sulfonylurê. Tác dụng chủ yếu của thuốc là kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin. Vì vậy thuốc chỉ có tác dụng khi tuyến tụy của người bệnh còn khả năng sản xuất insulin. Ngoài ra, gliclazid còn làm giảm độ thanh thải insulin ở gan, do đó, làm tăng thêm lượng hormon này trong huyết thanh.
Cơ chế tác dụng
Gliclazide là một thuốc thuộc nhóm sulphonylurea dùng đường uống để hạ đường huyết, hoạt chất chống đái tháo đường này khác với các hợp chất có liên quan khác bởi một dị vòng chứa nitơ (N) với một liên kết nội vòng.
Gliclazide làm giảm mức đường huyết do kích thích tiết insulin từ các tế bào bê ta của các tiểu đảo Langerhans. Sự tăng tiết insulin và C peptid sau bữa ăn vẫn tồn tại sau 2 năm điều trị.
Cùng với các đặc tính chuyển hóa này, gliclazide có tác dụng trên máu – mạch máu.
Tác dụng trên sự giải phóng insulin
Trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2, gliclazide phục hồi đỉnh tiết insulin sớm trong đáp ứng với glucose và giúp tăng tiết insulin trong pha 2. Sự tăng đáng kể đáp ứng với insulin đã được quan sát thấy sau khi có kích thích gây ra bởi bữa ăn hoặc glucose.
Tính chất huyết mạch
Gliclazide làm giảm vi huyết khối bằng hai cơ chế. Hai cơ chế này có thể có vai trò trong biến chứng của đái tháo đường:
Ức chế một phần sự kết tập và dính của tiểu cầu, cũng như làm giảm các dấu ấn của sự hoạt hóa tiểu cầu (bê ta thromboglobulin, thromboxane B2);
Tác dụng trên hoạt tính tiêu fibrin của nội mạc mạch máu, kèm tăng hoạt tính của t-PA.
Dược động học
Gliclazid dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt sau khi uống khoảng 2-4 giờ. Thuốc gắn kết mạnh với protein huyết tương. Gliclazid được chuyển hóa mạnh ở gan và đào thải chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán thải của gliclazid MR khoảng 12 đến 20 giờ.
Bảo quản
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Bài viết cùng chuyên mục
Ginkor Fort
Ginkor Fort! Trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu (tăng trương lực tĩnh mạch và sức chịu đựng của mạch máu và giảm tính thấm) kèm theo tính ức chế tại chỗ đối với vài hóa chất trung gian gây đau.
Glucose
Glusose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm.
Genurin
Genurin, Flavoxate là một thuốc dãn cơ trơn giống papaverine, tuy nhiên, thuốc có tính chất chống co thắt mạnh hơn và ít độc tính hơn các alkaloid của thuốc phiện.
Giả độc tố uốn ván hấp phụ: Vaccinum tetani adsorbatum
Vắc xin uốn ván được điều chế bằng cách dùng formaldehyd để phân giải độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani, sau đó được hấp phụ bởi tá dược chứa nhôm như nhôm kali sulfat
Gemfibrozil
Gemfibrozil là một chất tương tự acid fibric không có halogen, và là thuốc chống tăng lipid huyết. Gemfibrozil làm giảm nồng độ lipoprotein giàu triglycerid.
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG)
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B dùng để tạo miễn dịch thụ động, tạm thời chống nhiễm virus, nhằm điều trị dự phòng cho người tiếp xúc với virus hay các bệnh phẩm nhiễm virus
Grafeel: thuốc điều trị giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc ức chế tủy
Grafeel điều trị giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc ức chế tủy (giảm bạch cầu có sốt) ở bệnh nhân bị u ác tính không phải tủy. Rút ngắn thời gian phục hồi bạch cầu trung tính và thời gian bị sốt do điều trị bằng hóa chất ở người bệnh bị bạch cầu cấp dòng tủy.
Gonadorelin
Gonadorelin chủ yếu kích thích tổng hợp và tiết hormon tạo hoàng thể (LH) của thùy trước tuyến yên. Gonadorelin cũng kích thích sản xuất và giải phóng hormon kích nang noãn (FSH) nhưng với mức độ yếu hơn.
Gaviscon: thuốc điều trị trào ngược da dày thực quản
Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp: điều trị các triệu chứng của trào ngược da dày thực quản. Nhìn chung, tác dụng của thuốc Gaviscon ở cả các loại không có quá nhiều khác biệt.
Gynoflor
Điều trị phục hồi vi khuẩn Lactobacillus, tiết dịch âm đạo không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn âm đạo nhẹ-trung bình 1 - 2 viên/ngày x 6-12 ngày, đưa sâu vào âm đạo buổi tối trước khi đi ngủ, tốt nhất ở tư thế nằm cẳng chân hơi gập lại.
Glucose 30% (Dextrose): thuốc điều trị hạ đường huyết
Glucose 30% (Dextrose) điều trị hạ glucose huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương. Làm test dung nạp glucose (uống).
Gliclazid
Gliclazid là thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure.Tác dụng chủ yếu của thuốc là kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin.
Glutathione: thuốc điều trị vô sinh nam
Glutathione là một chất bổ sung thảo dược có thể được sử dụng để điều trị vô sinh nam, mảng bám trong động mạch, ung thư, hỗ trợ hóa trị, thuốc kích thích miễn dịch, bệnh gan, bệnh phổi, mất trí nhớ và bệnh Parkinson.
Geofcobal
Không nên dùng sau 1 tháng nếu không hiệu quả. Ngưng dùng nếu có dấu hiệu mẫn cảm. Phụ nữ mang thai (nếu cần), cho con bú (không nên dùng). Chống chỉ định mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Glycopyrrolate Inhaled: thuốc hít điều trị tắc nghẽn phế quản
Glycopyrrolate Inhaled được sử dụng để điều trị lâu dài, duy trì luồng khí khi tình trạng tắc nghẽn ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bao gồm viêm phế quản mãn tính và hoặc khí thũng.
Glidin MR: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2
Thuốc Glidin MR điều trị đái tháo đường týp 2 không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Khi dùng gliclazid vẫn phải theo chế độ ăn kiêng. Điều đó sẽ giúp gliclazid phát huy tác dụng.
Galamin
Galamin là thuốc phong bế thần kinh cơ không khử cực. Thuốc tác dụng theo cơ chế cạnh tranh đối với các thụ thể acetylcholin, chiếm chỗ 1 hoặc 2 vị trí của thụ thể, do đó ngăn sự khử cực vì không cho acetylcholin tiếp cận thụ thể.
Goldenseal: thuốc phòng ngừa bệnh tật
Goldenseal sử dụng cho cảm lạnh thông thường, viêm kết mạc, tiêu chảy, đau bụng kinh, rong kinh, đầy hơi, viêm dạ dày, viêm đại tràng, lở miệng nướu, nhiễm trùng đường hô hấp, nấm ngoài da, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Galderma
Do có thể xảy ra sự gắn kết tương tranh trên tiểu đơn vị ribosom 50S, không nên dùng đồng thời các chế phẩm bôi da có chứa erythromycin và clindamycin.
Glibenclamid
Ðiều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ 2), khi không giải quyết được bằng chế độ ăn uống, giảm trọng lượng cơ thể và luyện tập.
Gastrylstad: thuốc điều trị đầy hơi và khó chịu
Gastrylstad làm giảm chứng đầy hơi và khó chịu do chứa nhiều khí ở đường tiêu hóa như: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Chứng khó tiêu. Cơ thể phối hợp với các thuốc kháng Acid.
Gastrofast
Tác dụng dội ngược khi dùng thường xuyên, nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa, phù, giảm kali huyết, tăng natri huyết, rất hiếm: tiêu chảy. Dùng cách 2 giờ với thuốc khác.
Ginkgo Biloba: thuốc điều trị thiếu máu não
Ginkgo biloba điều trị chứng say độ cao, thiểu năng mạch máu não, rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ, chóng mặt, chứng tăng nhãn áp không liên tục, thoái hóa điểm vàng, mất trí nhớ, hội chứng tiền kinh nguyệt.
Guaifenesin: Babyflu Expectorant, Pediaflu, thuốc long đờm
Guaifenesin có tác dụng long đờm do kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản
Giberyl 8/Giberyl 12: thuốc điều trị triệu chứng sa sút trí tuệ nhẹ đến trung bình
Giberyl 8/Giberyl 12 điều trị triệu chứng sa sút trí tuệ nhẹ-trung bình trong bệnh Alzheimer. Nên uống 2 lần/ngày, tốt nhất vào bữa ăn sáng và tối. Đảm bảo uống đủ nước.