Glotamuc: thuốc làm loãng đàm khi viêm đường hô hấp

2021-08-03 12:58 PM

Glotamuc làm loãng đàm được chỉ định trong các trường hợp sau: ho cấp tính do tăng tiết chất nhầy quá mức, viêm phế quản cấp và mạn, viêm thanh quản - hầu, viêm xoang mũi và viêm tai giữa thanh dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thành phần

Mỗi gói chứa:

Hoạt chất: Acetylcystein 200 mg.

Tá dược: Aspartam, sorbitol, bột hương chanh, sunset yellow dye.

Chỉ định

Là chất làm loãng đàm được chỉ định trong các trường hợp sau: ho cấp tính do tăng tiết chất nhầy quá mức, viêm phế quản cấp và mạn, viêm thanh quản - hầu, viêm xoang mũi và viêm tai giữa thanh dịch.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: uống 1 gói/lần, 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 2 - 7 tuổi: uống 1 gói/lần, 2 lần/ngày.

Trẻ em dưới 2 tuổi: không được chỉ định.

Hòa tan 1 gói vào 1/2 ly nước.

Chống chỉ định

Quá mẫn với acetylcystein và các thành phần của thuốc.

Loét dạ dày - tá tràng, tiền sử hen suyễn, phenylceton niệu.

Trẻ em dưới 2 tuổi.

Cảnh báo và thận trọng

Không nên dùng chung với bất kỳ thuốc khác có chứa acetylcystein.

Phải giám sát chặt chẽ người bệnh về nguy cơ phát hen nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta-2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin) và phải ngừng acetylcystein ngay.

Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR > 1/100: Buồn nôn, nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai. Viêm miệng, chảy nước mũi. Phát ban, mày đay.

Hiếm, ADR < 1/1000: Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân, sốt, rét run.

Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có co thắt phế quản.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Không dùng đồng thời với các thuốc ho khác hoặc các thuốc làm giảm tiết dịch.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Lái xe

Vì acetylcystein có thể gây buồn ngủ, nên dùng thuốc thận trọng khi đang lái xe hay vận hành máy.

Thai kỳ

Acetylcystein có thể dùng an toàn cho phụ nữ có thai và người mẹ đang cho con bú.

Đóng gói

Hộp 20 gói x 1g.

Hạn dùng

24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Quá liều

Triệu chứng: Không có báo cáo về quá liều acetylcystein khi dùng đường uống. Đã có báo cáo về quá liều acetylcystein khi dùng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị ngộ độc paracetamol. Triệu chứng quá liều tương tự như triệu chứng của phản vệ (nổi mẫn, ngứa, đỏ bừng, buồn nôn, nôn, phù mạch, nhịp tim nhanh, co thắt phế quản, hạ huyết áp...) nhưng nặng hơn nhiều. Hạ huyết áp là triệu chứng chính của quá liều. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận. Tử vong đã xảy ra ở người bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị ngộ độc paracetamol.

Xử trí: Chủ yếu điều trị triệu chứng.

Dược lực học

Nhóm dược lý: Thuốc tiêu chất nhầy

Mã ATC: R05C B01

Acetylcystein có thể làm giảm tiết chất nhầy bằng cách cắt cầu nối disulphid của mucoprotein. Ngoài ra, acetylcystein còn đẩy mạnh sự giải độc chất chuyển hóa trung gian của paracetamol, do đó được sử dụng trong điều trị quá liều paracetamol.

Dược động học

Sau khi uống, acetylcystein được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 0,1-1 giờ sau khi uống liều 200 - 600 mg, bị gan khử acetyl thành cystein và sau đó được chuyển hóa.

Sinh khả dụng khi uống thấp và có thể do chuyến hóa trong thành ruột và chuyển hóa bước đầu trong gan. Độ thanh thải thận có thể chiếm 30% độ thanh thải toàn thân.

Thể tích phân bố là 0,47 lít/kg, và 83% gắn với protein huyết tương.

Các danh mục

Thuốc gốc và biệt dược theo vần A

Thuốc gốc và biệt dược theo vần B

Thuốc gốc và biệt dược theo vần C

Thuốc gốc và biệt dược theo vần D

Thuốc gốc và biệt dược theo vần E

Thuốc gốc và biệt dược theo vần F

Thuốc gốc và biệt dược theo vần G

Thuốc gốc và biệt dược theo vần H

Thuốc gốc và biệt dược theo vần I, J

Thuốc gốc và biệt dược theo vần K

Thuốc gốc và biệt dược theo vần L

Thuốc gốc và biệt dược theo vần M

Thuốc gốc và biệt dược theo vần N

Thuốc gốc và biệt dược theo vần O

Thuốc gốc và biệt dược theo vần P

Thuốc gốc và biệt dược theo vần Q

Thuốc gốc và biệt dược theo vần R

Thuốc gốc và biệt dược theo vần S

Thuốc gốc và biệt dược theo vần T

Thuốc gốc và biệt dược theo vần U

Thuốc gốc và biệt dược theo vần V

Thuốc gốc và biệt dược theo vần W

Thuốc gốc và biệt dược theo vần X

Thuốc gốc và biệt dược theo vần Z

Một số vấn đề dược lý học

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần A

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần B

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần C

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần D

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần F

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần G

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần H

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần K

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần L

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần M

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần N

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần O

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần P

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần R

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần S

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần T

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần V

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần X

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần Y

Thông tin khuyến cáo về thuốc vần Z