- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vỏ cây đã phơi hoặc sấy khô của cây Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens (Buch. - Ham.) Wall. ex G. Don., Syn. Holarrhena antidysenteria (Roxb. ex Flem.) A. DC., họ Trúc đào (Apocynaceae).
Mô tả
Miếng vỏ hơi cong, dài ngắn không nhất định, dày 0,2 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu sẫm, rải rác có những đám màu trắng xám, có nhiều nốt sần nhỏ, dễ tách ra . Mặt trong nhẵn, màu vàng nhạt hay vàng nâu. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm, nhìn thấy rõ nhiều lớp chồng lên nhau. Mặt cắt có mô mềm mỏng, màu nâu đỏ thẫm, libe dày màu vàng nhạt, có nhiều lớp và lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị rất đắng.
Vi phẫu
Lớp bần gồm 3 - 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ màu nâu đỏ thẫm. Lớp libe cấp 2 rất dày, trong có xen kẽ nhiều đám mô cứng xếp thành nhiều tầng có các ống nhựa mủ . Bên cạnh mỗi đám sợi có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối. Tia ruột gồm một đến hai tế bào chạy dài theo hướng xuyên tâm, thành tế bào mỏng. Trong cùng là tầng sinh libe-gỗ.
Bột
Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình đa giác thành mỏng. Mảnh bần màu nâu nhạt. Tế bào mô cứng đứng rời hay xếp thành từng đám có màu vàng nhạt, hình nhiều cạnh, thành dày, khoang rộng có ống trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật dài khoảng 40 µm, rộng khoảng 30 µm. Mảnh mạch. Hạt tinh bột hình trứng dài có rốn rõ.
Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), thêm 10 ml cloroform (TT), lắc đều, đậy kín, ngâm trong 12 giờ. Lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (TT), lắc kỹ. Gạn lấy lớp acid cho vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.
Ống 2: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.
Ống 3: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoni hydroxyd (50 : 9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), đậy kín, để yên 12 giờ, sau đó cho dược liệu vào bình Soxhlet chiết bằng cloroform (TT). Lấy dịch chiết cất thu hồi dung môi, cô tới cắn. Hoà cắn trong 1 ml cloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg conexin chuẩn trong 1 ml methanol (TT). Nếu không có conexin chuẩn thì dùng 5 g vỏ Mộc hoa trắng (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết conexin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13 %.
Tro toàn phần
Không quá 9%.
Tro không tan trong acid
Không quá 5,5%.
Kim loại nặng
Không quá 10 ppm Pb; 2 ppm Cd; 0,5 ppm Hg; 3 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).
Định lượng
Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 N (TT), để yên 1 giờ, sau đó trải dược liệu ở chỗ thoáng cho khô. Chiết bằng hỗn hợp dung môi ethanol - cloroform (1 : 3) trong bình Soxhlet cho đến kiệt alcaloid (kiểm tra bằng thuốc thử Mayer). Lấy dịch chiết lắc 5 lần với 20, 20, 10, 10 và 10 ml dung dịch acid hydrocloric 2 N (TT). Tập trung các dịch chiết acid và kiềm hoá từ từ bằng amoniac đậm đặc (TT) cho đến pH 9 -10. Chiết lại bằng cách lắc 5 lần với 20, 20, 10, 10 và 10 ml cloroform (TT). Trước khi chiết lần cuối cùng thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 N (TT) vào dịch nước. Lấy 10 ml nước cất cho vào bình gạn, rửa lần lượt từng dịch chiết cloroform, rửa như vậy 2 lần. Gộp các dịch chiết cloroform, thêm chính xác 20 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N (CĐ) và lắc kỹ 5 phút. Chuyển dịch acid vào bình nón, rửa dịch cloroform 2 lần, mỗi lần với 10 ml nước cất và gộp các nước rửa vào dịch acid trong bình nón. Thêm 3 giọt dung dịch chỉ thị hỗn hợp xanh methylen và đỏ methyl {Trộn 13 ml dung dịch xanh methylen (hoà tan 0,15 g xanh methylen (TT) trong 100 ml ethanol (TT)) với dung dịch đỏ methyl (hoà tan 0,04 g đỏ methyl (TT) trong 70 ml ethanol (TT) và 25 ml nước) cho đủ 100 ml} và chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển màu xanh nhạt.
Song song tiến hành một mẫu trắng như sau: Lấy chính xác 20 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N (CĐ), thêm 20 ml nước và 3 giọt dung dịch chỉ thị hỗn hợp, chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển màu xanh nhạt.
1 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N (CĐ) tương đương với 0,017829 g alcaloid toàn phần.
Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0% alcaloid toàn phần tính theo conexin và tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Lúc trời khô ráo, bóc lấy vỏ thân cây, phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.
Bài viết cùng chuyên mục
Chỉ xác (Fructus Aurantii)
Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)
Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.
Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)
Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.
Hoàng bá (Cortex Phellodendri)
Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.
Chè dây (Folium Ampelopsis)
Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)
Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)
Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.
Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)
Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.
Đậu ván trắng (Semen Lablab)
Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Mộc thông (Caulis Clematidis)
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.
Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)
Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.