Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

2014-10-22 07:55 PM
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân và rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre và Fibraurea tinctoria Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 - 30 cm, đường kính 1 - 3 cm, có khi tới 10 cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp, phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe, phần ruột ở giữa tròn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.

Vi phẫu

Cả 2 loài có cấu tạo thân và rễ giống nhau.

Thân: Lớp bần còn sót lại gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng có hình gần tròn, hình trứng hay hình chữ nhật, rải rác có những tế bào mô cứng, thành dày, khoang rộng có nhiều vân rõ. Tinh thể calci oxalat hình lập phương, hình chữ nhật hay hình thoi nằm trong các tế bào mô cứng hoặc gần các tế bào mô cứng. Vòng mô cứng liên tục, uốn lượn, lồi lõm theo các bó libe-gỗ, gồm những tế bào thành dày, khoang rộng, rải rác cũng có tinh thể calci oxalat. Bó libe nằm sát vòng mô cứng, phân cách nhau bởi các tia ruột hẹp, gồm 2 - 3 hàng tế bào hình chữ nhật. Bó gỗ gồm nhiều mạch gỗ to, phân cách nhau bởi những tia ruột, rải rác cũng có vài tế bào mô cứng. Mô mềm ruột gồm những tế bào tròn hay nhiều cạnh.

Rễ: Lớp bần còn sót lại gồm những tế bào hình chữ nhật thành dày. Tầng phát sinh ngoài gồm 1 lớp tế bào thành mỏng xếp đều đặn. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, vòng mô cứng liên tục gồm những tế bào thành dày hóa gỗ, có vân rõ, rải rác nhiều tinh thể calci oxalat hình lập phương hoặc hình thoi. Libe và gỗ cấp II chia thành 2 hoặc 3 nan quạt. Mỗi nan quạt bị các tia ruột rộng cắt thành nhiều nhánh.

Bột

Bột màu vàng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng hình chữ nhật, hình thoi hoặc gần như tròn màu vàng. Mảnh mạch điểm, mạch vạch. Mảnh mô mềm có tế bào chứa tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình lập phương hay hình khối chữ nhật. Các hạt tinh bột có dạng tròn, hình chuông hay hình trái xoan, có nhiều hạt kép đôi, rốn rõ, đường kính 10 - 23 mm.

Định tính

A. Quan sát lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy phát quang màu vàng tươi.

B. Chiệt 0,10 g bột dược liệu với 3 - 4 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Lọc lấy dịch lọc.  Thêm từ từ  2 ml dịch lọc theo thành ống nghiệm có 0,5 ml nước clor (TT), giữa 2 lớp dung dịch sẽ có một vòng màu đỏ.

C. Ngâm 0,20 g bột dược liệu trong 2 ml ethanol 90% (TT) trong 1 giờ. Nhỏ lên phiến kính 1 giọt dịch chiết, rồi nhỏ vào đó 1 giọt acid nitric 32% (TT). Sau 5 - 10 phút đem soi kính hiển vi sẽ quan sát thấy những tinh thể hình kim màu vàng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF 254.

Dung môi khai triển: n - butanol - acid acetic - nước (7 : 1: 2).

Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 90% (TT), đun cách thủy 2 - 3 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch palmatin clorid 0,1% trong ethanol 90% (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 2 vết màu vàng, trong đó có 1 vết có cùng màu và giá trị Rf với vết palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Khi phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu đỏ cam và giá trị Rf với vết palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14%.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu, cho vào bình Soxhlet có dung tích 125 ml, chiết bằng ethanol 96% (TT) đến khi dịch chiết ethanol hết màu vàng. Cất thu hồi dung môi. Hoà tan cắn trong 20 ml nước cất nóng. Để trong tủ lạnh 6 giờ cho tủa hết nhựa. Lọc lấy dịch trong, rửa bình và phễu 2 lần, mỗi lần dùng 5 ml nước. Thêm vào dịch lọc dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) cho đến pH 1 - 2. Để trong tủ lạnh 10 - 12 giờ, lọc lấy tủa màu vàng qua phễu lọc xốp số 4 (đường kính lỗ xốp 10 - 16 mm), dùng 5 ml nước để kéo hết tủa trong bình vào phễu. Hoà tan tủa trong 20 ml ethanol 90% nóng (TT), lọc vào 1 bình đã cân bì, rửa phễu bằng 5 ml ethanol 90% (TT) nóng, làm bốc hơi ethanol. Sấy cắn ở 100 oC đến khối lượng không đổi rồi cân.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1% alcaloid toàn phần tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Lấy rễ và thân cây Hoàng đằng, rửa sạch, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng đoạn phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, can, đởm, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang

Cách dùng, liều lượng

Ngày 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc

Kiêng kỵ

Bệnh thuộc hàn không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)

Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Đậu ván trắng (Semen Lablab)

Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)

Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)

Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Nhân sâm (Radix Ginseng)

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.