Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)

2014-10-07 09:31 PM

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cành mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Tràm gió (Melaleuca cajeputi Powell), họ Sim (Myrtaceae).

Mô tả

Cành màu trắng nhạt, có lông mềm, thường có mang hoa quả ở đoạn giữa cành lá. Lá mọc cách, cuống dài 6 - 8 mm, phiến lá hình mác nhọn, màu xanh lục nhạt hoặc xanh xám, hơi cứng, giòn, dài 6 - 12 cm, rộng 2 - 3 cm, thường có 3 - 5 gân hình cung chạy dọc theo lá, vò ra có mùi rất thơm, vị hơi cay.

Vi phẫu

Lá: thiết diện lá thường chỉ hơi lồi ở những chỗ có gân lá. Biểu bì có lớp cutin dày mang nhiều lỗ khí ở cả hai mặt lá và có thể gặp lông che chở ở các lá non. Ở mặt cắt ngang phần gân ở khoảng giữa lá, dưới biểu bì là 3 – 5 lớp tế bào mô dầy tròn cả ở mặt trên và mặt dưới. Bó libe gỗ chồng kép với vòng libe gần như bao tròn quanh gỗ. Libe là các đám tế bào đa giác nhỏ, bị ép giẹp bởi các mạch gỗ. Phía trên và phía dưới bó libe-gỗ là hai cung sợi mô cứng, có thiết diện hơi tròn, khoang rất hẹp. Điểm giữa phía trên của vùng gỗ và đám sợi phía trên libe thường phát triển nối liền nhau nên chia cắt libe thành hai phần tách rời. Sát bên các đám sợi thường có một vòng tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai.

Mô mềm giậu ở phiến lá có từ 1 - 2 lớp tế bào ở cả hai mặt lá. Rải rác trong phần phiến lá còn có: các tế bào mô cứng hình đa giác, vách khá dầy nằm trong vùng mô mềm ở giữa; tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai; túi tiết to gần bằng bó libe gỗ chính nằm trong vùng mô giậu sát biểu bì trên và dưới, chứa đầy tinh dầu màu vàng nhạt. Các bó libe-gỗ lớn cách khoảng đều đặn trong phần phiến lá và có cấu tạo như nhau.

Bột

Bột màu xanh nhạt, khô tơi, có ít xơ, mùi thơm, vị đắng.

Nhiều sợi thành dày, khoang rộng hay hẹp, thường có kèm tinh thể calci oxalat hình khối ở các tế bào mô mềm chung quanh sợi. Mảnh mô mềm, tế bào thành mỏng, trong có thể chứa tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai. Các tế bào mô cứng rất ít, thường đứng riêng rẽ, hình đa giác, thành hơi dầy, có ống trao đổi. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối rời. Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Lông che chở đơn bào ít. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào một bình nón có dung tích 200 ml. Thêm 80 ml nước và đun sôi trong 10 phút, lọc, để nguội dịch lọc rồi lắc với 25 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy lớp ethyl acetat, bốc hơi trên cách thuỷ cho đến cắn. Hoà tan cắn bằng 10 ml ethanol 96% (TT) và chia ra làm 3 phần để thực hiện các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch chiết, thêm 0,5 ml acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT), sau vài giây sẽ xuất hiện màu đỏ hồng.

Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch natri hydroxid 10% (TT) sẽ xuất hiện màu vàng cam.

Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) sẽ xuất hiện màu xanh đen.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G60 F254

Dung môi khai triển: Benzen -  ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Tinh dầu chiết được trong phần định lượng, hoà 0,2 g trong 1 ml ether (TT)

Dung dịch đối chiếu: dung dịch cineol l % trong ether (TT).  

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin - sulfuric (TT). Sấy bản mỏng khoảng 5 - 10 phút ở 100 oC.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 5 vết màu xanh, tím, nâu…, trong đó có một vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết cineol của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tro toàn phần

Không quá 6,5%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/phút.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1% tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt).

Chế biến

Thu hái cành non có mang lá, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào hai kinh phế và tỳ.

Công năng, chủ trị

Phát tán phong hàn, giảm đau, sát trùng. chủ trị: Cảm mạo phong hàn. Dùng ngoài trị viêm da dị ứng, chàm (thấp chẩn).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 10 g. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Cơ thể suy nhược, tân dịch khô, táo bón, ho khan không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.

Hoạt thạch (Talcum)

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)

Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.

Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Hoắc hương (Herba Pogostemonis)

Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.

Hương gia bì (Cortex Periplocae)

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Diên hồ sách (Tuber Corydalis)

Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí

Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)

Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)

Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)

Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.

Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.