- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ đã phơi khô của cây Ngọc trúc (Polygonatum odoratum (Mill.) Druce), họ Mạch môn đông (Convallariaceae).
Mô tả
Dược liệu hình trụ tròn, hơi dẹt, ít phân nhánh, dài 4 – 18 cm, đường kính 0,3 - 1,6 cm. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng hoặc hơi vàng nâu, trong mờ, có vân nhăn dọc và vòng đốt tròn hơi lồi, có vết sẹo của rễ con, dạng điểm tròn, màu trắng và vết thân dạng đĩa tròn. Chất cứng giòn hoặc hơi mềm, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có tính chất sừng. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt, nhai có cảm giác nhớt dính.
Vi phẫu
Tế bào bần, dẹt ở hai đầu, hoặc hình chữ nhật nén dẹt, thành ngoài hơi dày lên, chất như sừng. Nhiều tế bào chứa chất nhày rải rác trong mô mềm, đường kính 80 -140 m, có chứa tinh thể calci oxalat hình kim. Rải rác có các bó mạch xếp đối xứng, một vài bó mạch gỗ bao quanh libe
Định lượng
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 60 mg glucose khan (mẫu chuẩn) (đã sấy khô ở 105 oC đến khối lượng không đổi) cho vào bình định mức 100 ml. Hoà tan trong nước và pha loãng với cùng dung môi tới vạch, lắc kỹ (1 ml dung dịch chứa 0,6 mg glucose khan)
Xây dựng đường cong chuẩn: Lấy chính xác 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0 ml dung dịch chuẩn cho vào bình định mức 50 ml riêng biệt, thêm nước vừa đủ tới vạch, trộn kỹ. Lấy chính xác lần lượt mỗi 2 ml của từng dung dịch trên cho vào các ống nghiệm có nắp, thêm vào mỗi ống 1 ml dung dịch phenol 4%, lắc kỹ, thêm nhanh 7,0 ml acid sulfuric (TT), lắc, giữ ở 40 oC trong 30 phút, rồi làm lạnh trong nước đá khoảng 5 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 490 nm (Phụ lục 4.1), dùng hỗn hợp dung môi tương ứng làm mẫu trắng. Vẽ đường cong chuẩn, lấy độ hấp thụ làm trục tung và nồng độ là trục hoành.
Tiến hành: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu thô cho vào bình cầu đáy tròn, thêm 100 ml nước, đun hồi lưu 1 giờ, lọc qua bông lấy dịch lọc. Chiết như trên 1 lần nữa. Gộp các dịch lọc, bay hơi bớt dung môi rồi chuyển dịch chiết vào bình định mức 100 ml, pha loãng với nước tới vạch, lắc kỹ. Lấy chính xác khoảng 2 ml dung dịch trên, thêm 10 ml ethanol 96% (TT), quấy và ly tâm, hoà tan tủa vào nước, rồi chuyển vào bình định mức 50 ml, pha loãng với cùng dung môi tới vạch. Lấy chính xác khoảng 2 ml dung dịch trên, tiến hành như đã mô tả ở phần Dung dịch chuẩn bắt đầu từ “thêm 1 ml dung dịch phenol 4%”. Đo độ hấp thụ, tính lượng glucose (mg) của mẫu thử từ nồng độ đọc được trên đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trăm polysaccharid.
Hàm lượng polysaccharid trong dược liệu không ít hơn 6,0%, tính theo lượng glucose (C6H12O6), có trong dược liệu khô.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi cho mềm, đem ra lăn và phơi, cứ làm như vậy, lăn đi lăn lại rồi phơi, đến khi không còn lõi cứng, phơi khô là được hoặc đem đồ Ngọc trúc tươi, rồi vừa lăn, vừa phơi, đến khi trong mờ thì phơi khô là được.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày hoặc cắt đoạn và phơi khô.
Dạng thái phiến: Lấy dược liệu đã phơi khô, thái phiến vát dài 3 – 5 cm, dày 2- 5 mm
Ngọc trúc chế mật ong: Ngọc trúc đã thái phiến đem tẩm với mật ong (tỷ lệ: 1 - 1,5 kg mật ong/ 10 kg dược liệu), ủ 30 – 60 phút, sấy se, rồi dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng, mùi thơm, sờ không dính tay là được.
Dạng chưng: Ngọc trúc rửa sạch, đồ 6 – 8 giờ, ủ 1 ngày 1 đêm; tiếp tục làm như vậy 2 – 3 lần đến khi vị thuốc có màu đen, thái khúc dài 2 – 3 cm
Ngọc trúc chế rượu: Ngọc trúc rửa sạch, ủ mềm, đồ 8 giờ cho mềm, thái khúc, thêm rượu (tỷ lệ: 1,5 kg rượu/ 10 kg Ngọc trúc), chưng 4 giờ. Đựng dược liệu vào dụng cụ bằng đồng hoặc bằng nhôm.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc, sâu mọt.
Tính vị, quy kinh
Vị ngọt, tính mát. Vào các kinh phế, vị
Công năng, chủ trị
Dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát.
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 12 g,dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Núc nác (Cortex Oroxyli)
Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.
Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)
Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Thương truật (Rhizoma Atractylodis)
Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)
Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Bách hợp (Bulbus Lilii)
Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.
Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)
Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Huyền sâm (Radix Scrophulariae)
Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)
Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.
Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc
Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)
Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)
Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Cối xay (Herba Abutili indici)
Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Thạch hộc (Herba Dendrobii)
Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.