- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)
Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mai và yếm đã phơi khô của con Rùa đen (Ô quy) (Chinemys reveesii Gray), họ Rùa (Emydidae).
Mô tả
Mai và yếm rùa liền nhau nhờ các cầu xương. Mai hơi dài hơn yếm. Mai có hình bầu dục hẹp, khum khum, dài 7,5 - 22 cm, rộng 6 - 18 cm, phần phía trước hơi hẹp hơn phía sau, mặt ngoài màu nâu hoặc màu nâu đen, đầu phía trước có 1 khối sừng cổ, giữa sống lưng có 5 khối sừng đốt. Ở 2 bên mai có 4 khối sừng sườn, đối nhau, cạnh mỗi bên lại có 11 khối sừng rìa. Phần đuôi có 2 khối sừng mông (đồn giáp).
Yếm rùa có dạng phiến (tấm) gần như hình bầu dục, hình chuỳ viên, hình chữ nhật dài, rộng 5,5 - 17 cm, dài 6,4 - 21 cm, mặt ngoài yếm màu nâu vàng nhạt đến nâu có 12 tấm khối sừng, mỗi tấm có vân dạng tia sạ, màu nâu tía. Mặt trong màu trắng vàng đến màu trắng tro, có vết máu hoặc thịt còn sót lại. Sau khi cạo, làm sạch, có thể thấy ở phía trong có 9 khối xương dẹt (9 bản), mép nối các tấm có răng cưa khớp vào nhau. Phía đầu hình tròn tù hoặc bằng, phía đuôi có 1 khía hình tam giác, 2 cạnh đều, có dạng cánh, hướng chếch lên ở 2 bên, cong queo. Chất cứng, rắn, có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.
Chế biến
Thu bắt quanh năm, nhưng thường vào mùa thu và mùa đông. Sau khi bắt được rùa, giết, bóc lấy mai và yếm, loại bỏ thịt còn sót lại, phơi khô (gọi là huyết bản). Hoặc sau khi bắt được rùa, luộc qua rồi bóc lấy mai và yếm, cạo sạch thịt còn sót lại, phơi khô (thang bản). Huyết bản bóng láng, không bóc da, có khi còn vết máu. Thang bản màu thẫm hơn, có vết da bị lóc, mặt trong màu trắng tro, hoặc màu vàng nhạt, không bóng.
Bào chế
Quy giáp và quy bản: Lấy mai rùa và yếm rùa, đồ 45 phút, lấy ra để trong nước nóng, cạo sạch ngay thịt da còn sót lại, rửa sạch, phơi khô.
Quy giáp và quy bản chế giấm: Cho cát sạch vào nồi, sao to lửa cho khô, cho Quy giáp và Quy bản vào, sao đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua giấm, phơi khô. Khi dùng giã vụn (10 kg qui giáp và qui bản dùng 2 lít giấm).
Bảo quản
Để nơi khô, tránh mọt.
Tính vị, quy kinh
Hàm, cam, vi hàn. Vào các kinh can, thận, tâm.
Công năng
Tư âm tiềm dương, ích thận cường cốt, dưỡng huyết bổ tâm. Chủ trị: Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 9 - 24 g, sắc trước các vị thuốc khác. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Người bệnh hư nhược mà không có hoả, người hư hàn, ỉa lỏng không được dùng. Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.
Bài viết cùng chuyên mục
Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.
Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)
Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.
Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)
Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)
Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.
Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)
Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Hạt đào (Semen Pruni)
Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Đại phù bình (Herba Pistiae)
Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.
Sa nhân (Fructus Amomi)
Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.
Rong mơ (Sargassum)
Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.
Nhục thung dung (Herba Cistanches)
Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.
Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)
Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết