- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ đã đồ chín, rút lõi, phơi hay sấy khô của cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.), họ Thiên môn đông (Asparagaceae).
Mô tả
Dược liệu hình thoi, hơi cong, dài 5 – 18 cm, đường kính 0,5 – 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu (màu hổ phách), trong, mờ, sáng bóng hoặc có vân dọc sâu hoặc nông không đều, có khi còn sót lại vỏ ngoài màu nâu xám. Chất cứng, dai, có chất nhày dính, mặt cắt dạng chất sừng, trụ giữa màu trắng ngà. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.
Vi phẫu
Đôi khi còn vết của lớp ngoài cùng của rễ. Vỏ dày, các tế bào đá ở phía ngoài màu nâu vàng nhạt, hình chữ nhật thuôn, hình bầu dục dài, đường kính 32 – 110 μm, thành dày, có những lỗ nhỏ sít nhau và ống trao đổi rõ, một số sắp xếp theo hình vòng không liên tục, rải rác có tế bào chứa chất nhày trong có chứa tinh thể calci oxalat hình kim, nội bì rõ rệt. Sợi libe và sợi gỗ có khoảng 31 – 135 sợi, sắp xếp xen kẽ với một số mạch rộng dần về phía tuỷ. Tế bào tuỷ cũng chứa tinh thể calci oxalat hình kim.
Bột
Màu trắng vàng, tinh thể calci oxalat hình kim xếp thành bó hay rải rác, dài 40 – 99 μm. Tế bào đá hình chữ nhật dài, bầu dục dài hoặc tròn, có loại dài 460 μm, đường kính 32 – 110 μm, thành hơi dày hay dày nhiều, với các lỗ nhỏ sát nhau và các ống lỗ. Tế bào mô mềm gỗ hình chữ nhật, một số có phần cuối vát nhọn, thành tế bào hơi dày. Mạch gỗ có lỗ viền, đường kính 18 – 110 μm.
Độ ẩm
Không quá 16%.
Tạp chất
Rễ non teo: Không quá 2%.
Tro toàn phần
Không quá 5% (Phụ lục 9.8)
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 80,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Dùng phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch rễ (củ) ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông ( thường là tháng 10 – 12), đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con , luộc hoặc đồ đến khi mềm, trong lúc nóng loại bỏ vỏ ngoài, rút lõi, phơi hay sấy khô.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, nhanh chóng rửa sạch, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh mốc, mọt
Tính vị, quy kinh
Cam, khổ, hàn. Vào các kinh phế, thận.
Công năng
Dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân.
Chủ trị
Phế ráo ho khan, đờm dính, họng khô, miệng khát, ruột ráo táo bón.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc bột. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kị
Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Diên hồ sách (Tuber Corydalis)
Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.
Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)
Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát
Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.
Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)
Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Sa sâm (Radix Glehniae)
Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.
Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)
Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.