Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

2014-11-02 08:52 AM
Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.), họ Lay ơn (Iridaceae).

Mô tả

Thân hành (quen gọi là củ) tròn như củ hành hay dài, đường kính chỗ lớn nhất 1 - 2 cm, dài 4 - 5 cm, bên ngoài có một vài "lớp" vẩy khô phần trên màu nâu, phần dưới màu đỏ, các lớp bên trong màu đỏ tươi như máu. Cắt ngang củ thấy màu đỏ nhạt xen lẫn những vòng đồng tâm màu trắng. Củ còn mang một ít rễ nhỏ, khô, dài 1 - 3 cm.

Vi phẫu

Cắt ngang lớp vẩy mọng nước thấy: Biểu bì ngoài gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm có nhiều hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình que. Bó libe - gỗ chồng kép hình trái xoan nằm giữa lớp mô mềm, libe bao bọc hai đầu, gỗ ở giữa, mạch gỗ ít, xếp lộn xộn, lớp biểu bì trong gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, mỏng hơn biểu bì ngoài.

Bột

Bột màu hồng, vị lúc đầu hơi đắng, sau ngọt. Soi kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột đa dạng, kích thước mỗi hạt 1,6 - 40 mm, nhiều hạt nhìn rõ rốn. Tinh thể calci oxalat hình que, có loại đầu nhọn trông như đầu bút chì, có loại đầu tày. Mảnh mạch. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột. Mảnh biểu bì ngoài. Mảnh biểu bì trong.

Độ ẩm

Không quá 10%. Dùng 10 g dược liệu cắt nhỏ.

Tạp chất

Không quá 1%.

Tro toàn phần

Không quá 5,0%.

Chế biến

Thu hoạch cây mọc từ 1 năm trở lên. Đào lấy thân hành, khi cây tàn lụi cắt bỏ phần rễ, lá, rửa sạch thái dọc củ thành lát, phơi hoặc sấy khô (dưới 60o). Để nguyên miếng hoặc tán bột. Nếu chưa dùng thì sau khi đào củ, rũ sạch đất, để nguyên cả lớp rễ và vỏ ngoài, tách ra từng củ, vùi vào cát ẩm để cho củ lâu khô.

Bảo quản

Phần củ khô để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt. Củ tươi vùi vào cát ẩm hoặc nơi ẩm.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết, sinh cơ, chỉ khái, tiêu độc. Chủ trị: Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu. Thương tích tụ huyết (giã đắp), ho gà, viêm họng, tê bại do suy dinh dưỡng, mụn nhọt, lở ngứa.

Cách dùng liều lượng

Ngày 4 – 12 g thuốc sắc, hãm, bột hoặc thuốc viên.

Bài viết cùng chuyên mục

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)

Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).

Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Nhân sâm (Radix Ginseng)

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.

Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)

Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.

Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)

Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.

Cà độc dược (Flos Daturae metelis)

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)

Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)

Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Mộc dược (Myrrha)

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau

Núc nác (Cortex Oroxyli)

Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.

Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)

Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm