Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)

2014-10-19 03:51 PM
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ruột thân đã phơi hoặc sấy khô của Cỏ bấc đèn (Juncus effusus L.), họ Bấc (Juncaceae).

Mô tả

Ruột thân hình trụ tròn nhỏ, đường kính 0,1 - 0,3 cm, dài tới 90 cm. Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Bột

Màu gần trắng. Soi kính hiển vi thấy: Tế bào mô mềm hình sao, liên kết với nhau dạng nhành tạo thành các khoang chứa không khí hình tam giác hoặc tứ giác. Các nhánh có 4 - 8 tế bào, dài 5 - 15 µm, rộng 5 - 12 µm, thành hơi dày, lỗ nhỏ, thành tiếp nối giữa các tế bào mỏng, đôi khi có dạng hạt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Dùng hỗn hợp dung môi gồm cyclohexan :ethyl acetat (10 : 7 ).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml  methanol (TT), đun hồi lưu, để nguội, lọc,bốc hơi dịch lọc tới khô, rửa cắn bằng 2 ml ether (TT), bỏ dịch ether, hoà tan cắn trong 1 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g  Đăng tâm thảo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun  acid phosphomolybdic (TT), sấy bản mỏng ở 105 oC đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,0%.

Dùng 0,5 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol loãng (50%)  làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ đến mùa thu, cắt lấy thân, phơi khô, lấy riêng lõi, vuốt thẳng, buộc thành bó nhỏ.

Bào chế

Đăng tâm thảo: Trừ bỏ tạp chất, cắt đoạn.

Đăng tâm thán: Lấy Đăng tâm thảo sạch, cho vào nồi đất, bịt kín, đốt âm ỉ thật kỹ, để nguội, lấy ra.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, vi hàn. Vào kinh tâm, phế, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh tâm hoả, lợi tiểu tiện. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện ít, đau.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 1 - 3 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Kiêng kỵ

Người thể hư, trúng hàn, tiểu tiện không kìm được không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Chè dây (Folium Ampelopsis)

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform

Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)

Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.

Núc nác (Cortex Oroxyli)

Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.

Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)

Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Ngưu bàng (Fructus Arctii)

Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Hạt đào (Semen Pruni)

Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.

Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)

Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.

Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)

Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.

Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)

Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Mộc hương (Radix Saussureae lappae)

Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy

Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)

Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu