Duhemos: thuốc điều trị chảy máu và nguy cơ chảy máu

2021-06-11 09:42 PM

Điều trị ngắn hạn chảy máu hay nguy cơ chảy máu liên quan đến sự tăng tiêu fibrin hay fibrinogen. Điều trị chảy máu bất thường do sự tiêu fibrin cục bộ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhà sản xuất

Hasan-Dermapharm

Thành phần

Mỗi viên: Acid tranexamic 500mg.

Dược lực học

Phân loại dược lý

Nhóm thuốc chống tiêu fibrin.

Mã ATC: B02AA02.

Cơ chế tác dụng

Acid tranexamic là dẫn chất tổng hợp của acid amin lysin, có tác dụng làm giảm sự hòa tan fibrin do plasmin. Acid tranexamic gắn vào plasmin tại thụ thể liên kết lysin-vị trí có ái lực với fibrin, và ức chế sự liên kết của plasmin vào fibrin, vì vậy ức chế sự giáng hóa tự nhiên và làm ổn định cấu trúc của fibrin.

Acid tranexamic có tác dụng chống tiêu fibrin gián tiếp, thông qua các tương tác thuận nghịch tại nhiều vị trí liên kết trên plasminogen. Trên plasminogen tự nhiên ở người có 4-5 vị trí liên kết lysin có ái lực thấp và 1 vị trí liên kết lysin có ái lực cao với acid tranexamic. Vị trí liên kết lysin có ái lực cao trên plasminogen tham gia vào việc gắn kết với fibrin. Khi có acid tranexamic, vị trí gắn kết lysin có ái lực cao trên plasminogen sẽ liên kết với acid tranexamic thay vì liên kết với fibrin. Do đó, mặc dù plasmin vẫn được tạo thành từ sự biến đổi plasminogen nhưng sự gắn kết và hòa tan fibrin lại bị ức chế.

Hoạt tính tiêu fibrin của phức hợp acid tranexamic-plasmin thấp hơn plasmin tự do. Các nghiên cứu in vitro cho thấy liều acid tranexamic càng cao thì hoạt tính tiêu fibrin của phức hợp này càng giảm. Tác dụng ức chế của acid tranexamic trong quá trình hoạt hóa plasminogen cao hơn 6-100 lần (hoạt hóa bởi urokinase) và cao hơn 6-40 lần (hoạt hóa bởi streptokinase) khi so với acid aminocaproic. Tác dụng chống tiêu fibrin của acid tranexamic mạnh hơn gần 10 lần so với acid aminocaproic. Nồng độ acid tranexamic trong máu thấp hơn 10 mg/mL chưa gây ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu, thời gian đông máu hoặc các yếu tố đông máu trong máu toàn phần hoặc máu có citrat ở người bình thường. Tuy nhiên nồng độ acid tranexamic trong máu khoảng 1-10 mg/mL lại kéo dài thời gian thrombin.

Dược động học

Hấp thu: Acid tranexamic được hấp thu từ đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau khoảng 3 giờ. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 30-50%. Khi sử dụng liều đơn acid tranexamic (liều 1.300mg) chung với thức ăn, giá trị Cmax và AUC đều tăng tương ứng là 7% và 16%.

Phân bố: Thuốc phân bố rộng rãi trong cơ thể, gắn rất ít vào protein huyết tương (3%) và dường như phần lớn thuốc được gắn vào plasminogen. Acid tranexamic có thể tích phân bố ban đầu khoảng 0,18 L/kg và thể tích phân bố biểu kiến ở trạng thái cân bằng khoảng 0,39 L/kg. Acid tranexamic qua được nhau thai, khuếch tán nhanh vào dịch khớp và màng hoạt dịch trong khớp, nồng độ thuốc tương tự như trong huyết thanh. Acid tranexamic cũng phân bố trong một số mô khác với tỉ lệ nhỏ so với nồng độ trong máu (1% trong sữa mẹ, 10% trong dịch não tủy, 10% trong thủy dịch). Acid tranexamic cũng được tìm thấy trong tinh dịch, vẫn còn hoạt tính ức chế tiêu fibrin nhưng không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.

Chuyển hóa: Chỉ một phần nhỏ acid tranexamic bị chuyển hóa.

Thải trừ: Acid tranexamic được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi (trên 95%) qua quá trình lọc cầu thận. Khi sử dụng đường uống, tại thời điểm 3 giờ và 24 giờ sau khi uống, sự bài tiết của acid tranexamic tương ứng là 1,39% và 39%. Thời gian bán thải của acid tranexamic khoảng 3 giờ.

Dược động học ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt:

Phụ nữ mang thai: Acid tranexamic qua được hàng rào nhau thai và nồng độ trong máu cuống rốn gần bằng với nồng độ trong máu của người mẹ. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm chứng trên phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú: Acid tranexamic xuất hiện trong sữa mẹ với nồng độ bằng 1% nồng độ trong huyết thanh.

Trẻ em: Giá trị Cmax và AUC khi uống liều đơn 1.300mg acid tranexamic ở bé gái thiếu niên (12-16 tuổi) thấp hơn 20-25% so với phụ nữ trưởng thành trong các nghiên cứu riêng biệt.

Bệnh nhân suy thận: Ảnh hưởng khi sử dụng acid tranexamic chưa được đánh giá trên bệnh nhân suy thận. Khi tiêm tĩnh mạch acid tranexamic, sự bài tiết qua nước tiểu giảm khi chức năng thận suy giảm. Tiêm liều đơn acid tranexamic 10 mg/kg trên 28 bệnh nhân, với nồng độ creatinin huyết tương lần lượt là 1,4-2,8 mg/dL; 2,8-5,7 mg/dL và > 5,7 mg/dL thì tỉ lệ acid tranexamic trong nước tiểu ở thời điểm 24 giờ tương ứng là 51%, 39% và 19%. Các nồng độ acid tranexamic huyết tương ở thời điểm 24 giờ trên những bệnh nhân này cho thấy có mối quan hệ trực tiếp đến mức độ suy thận. Do đó, cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân suy gan: Ảnh hưởng của suy gan lên việc sử dụng acid tranexamic vẫn chưa được đánh giá. Chỉ 1% và 0,5% liều dùng được chuyển hóa dưới dạng acid dicarboxylic và acetylat. Vì chỉ có một phần nhỏ của thuốc được chuyển hóa qua gan nên không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.

Chỉ định và công dụng

Điều trị ngắn hạn chảy máu hay nguy cơ chảy máu liên quan đến sự tăng tiêu fibrin hay fibrinogen.

Điều trị chảy máu bất thường do sự tiêu fibrin cục bộ trong các trường hợp sau: phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến và phẫu thuật bàng quang, rong kinh, chảy máu cam, phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, chảy máu sau chấn thương mắt.

Xử trí khi nhổ răng ở người mắc bệnh máu khó đông.

Phù mạch di truyền.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Tiêu fibrin cục bộ: Liều khuyến cáo chuẩn là 15-25 mg/kg thể trọng (1,0-1,5 g/lần), 2-3 lần/ngày. Liều dùng cụ thể cho từng chỉ định được liệt kê bên dưới:

Phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến: Phòng ngừa và điều trị xuất huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nên tiêm acid tranexamic trước hoặc sau khi phẫu thuật; sau đó uống 2 viên (1.000mg)/lần x 3-4 lần/ngày cho đến khi không còn đái máu đại thể.

Rong kinh: Liều khuyến cáo là 2 viên (1.000mg)/lần x 3 lần/ngày, uống tối đa 4 ngày. Nếu chảy máu nhiều, có thể tăng liều nhưng không quá 4 g/ngày (8 viên). Chỉ nên sử dụng acid tranexamic khi đã chảy máu kinh nguyệt.

Chảy máu cam: Khi chảy máu liên tục nên uống 2 viên (1.000mg)/lần x 3 lần/ngày, uống trong 7 ngày.

Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung: 3 viên (1.500 mg)/lần x 3 lần/ngày.

Chảy máu sau chấn thương mắt: 2-3 viên (1.000-1.500mg)/lần x 3 lần/ngày. Liều tính theo thể trọng là 25 mg/kg/lần x 3 lần/ngày.

Xử trí khi nhổ răng ở người mắc bệnh máu khó đông: 2-3 viên (1.000-1.500mg) mỗi 8 giờ. Liều tính theo thể trọng là 25 mg/kg.

Phù mạch di truyền: Ở bệnh nhân xác định được thời điểm phát bệnh, uống không liên tục 2-3 viên (1.000-1.500mg)/lần x 2-3 lần trong vài ngày. Với những bệnh nhân không biết thời điểm bệnh khởi phát, nên điều trị liên tục với liều như trên.

Liều dùng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt:

Bệnh nhân suy thận: Ngoại suy từ các dữ liệu về độ thanh thải khi sử dụng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch, nên giảm liều khi sử dụng đường uống ở những bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến trung bình.

Creatinin huyết thanh từ 120-249 μmol/L: dùng liều 15mg/kg thể trọng, 2 lần/ngày.

Creatinin huyết thanh từ 250-500 μmol/L: dùng liều 15mg/kg thể trọng, 1 lần/ngày.

Trẻ em: Tính liều theo thể trọng, 20 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả, dược lý và tính an toàn cho những chỉ định trên là rất ít.

Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều trừ khi bệnh nhân bị suy thận.

Cách dùng

Dùng đường uống, uống nguyên viên thuốc với nước, không được bẻ hoặc nhai.

Sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

Cảnh báo

Thận trọng khi điều trị cho những bệnh nhân tiểu ra máu do nguyên nhân từ thận, có thể gây nguy cơ tiểu khó do hình thành các cục máu đông ở niệu quản gây tắc nghẽn niệu đạo.

Ở bệnh nhân phải điều trị lâu dài với acid tranexamic như ở bệnh nhân phù mạch di truyền, cần kiểm tra định kỳ mắt (thị lực, đèn khe, nhãn áp, thị trường) và kiểm tra chức năng gan.

Bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt không đều, không nên sử dụng acid tranexamic khi chưa biết được nguyên nhân. Nếu sự chảy máu vẫn không giảm khi sử dụng acid tranexamic, cần xem xét thay đổi liệu pháp điều trị.

Cần thận trọng khi sử dụng acid tranexamic ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tránh thai đường uống vì tăng nguy cơ huyết khối.

Bệnh nhân có tiền sử gia đình và đã từng bị nghẽn mạch huyết khối (bệnh nhân mắc chứng dễ đông máu) chỉ nên sử dụng acid tranexamic khi có chỉ định bắt buộc và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Không sử dụng cho bệnh nhân đông máu nội mạch rải rác tiến triển trừ khi bệnh chủ yếu do rối loạn cơ chế tiêu fibrin.

Nồng độ thuốc trong máu có thể tăng ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Do đó, cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn thị giác nên ngưng sử dụng thuốc.

Chưa có kinh nghiệm lâm sàng về việc sử dụng acid tranexamic trong điều trị rong kinh ở trẻ dưới 15 tuổi.

Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc: Acid tranexamic không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc các trường hợp khác.

Quá liều

Triệu chứng: Chưa có báo cáo về trường hợp quá liều acid tranexamic. Những triệu chứng quá liều có thể là buồn nôn, nôn, tiêu chảy; hạ huyết áp (ví dụ, hạ huyết áp thế đứng); huyết khối tắc mạch (động mạch, tĩnh mạch, tắc mạch); suy giảm thị lực; thay đổi trạng thái tinh thần; rung giật cơ hoặc phát ban.

Cách xử trí: Không có biện pháp đặc hiệu để điều trị nhiễm độc acid tranexamic. Nếu nhiễm độc do uống quá liều cần gây nôn, rửa dạ dày và dùng than hoạt. Trong cả 2 trường hợp nhiễm độc do uống và tiêm truyền, nên duy trì bổ sung dịch để thúc đẩy bài tiết thuốc qua thận và dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Chống chỉ định

Quá mẫn với acid tranexamic hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Có tiền sử bệnh huyết khối tắc mạch hoặc đang có nguy cơ huyết khối (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…).

Bệnh nhân suy thận nặng.

Bệnh nhân có tiền sử co giật.

Bệnh nhân chảy máu dưới màng nhện, rối loạn thị giác kiểu loạn màu sắc mắc phải (do không theo dõi được độc tính của thuốc).

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai: Thuốc qua được nhau thai. Không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai trên động vật thí nghiệm. Tài liệu về sử dụng acid tranexamic cho phụ nữ mang thai có rất ít, do đó chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn vượt nguy cơ thuốc có thể gây ra.

Phụ nữ cho con bú: Acid tranexamic tiết vào sữa mẹ nhưng nồng độ chỉ bằng 1% trong máu mẹ. Thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú.

Tương tác

Acid tranexamic là một thuốc chống tiêu fibrin nên khi sử dụng chung với thuốc ngừa thai hormon có thể gây tăng nguy cơ huyết khối.

Thận trọng khi sử dụng đồng thời acid tranexamic với phức hợp yếu tố IX hoặc các thuốc gây đông máu khác do tăng nguy cơ huyết khối.

Sử dụng đồng thời acid tranexamic với các thuốc hoạt hóa plasminogen mô có thể giảm tác dụng của acid tranexamic và giảm cả tác dụng của thuốc hoạt hóa plasminogen mô. Do đó, thận trọng khi phối hợp acid tranexamic với các thuốc hoạt hóa plasminogen mô.

Thận trọng khi chỉ định acid tranexamic ở phụ nữ đang sử dụng tretionin để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tiền tủy bào do có thể gây tăng tác dụng phụ tạo huyết khối của tretionin.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Phản ứng có hại phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000) và rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000).

Tác dụng không mong muốn của acid tranexamic thường hiếm gặp và chủ yếu giới hạn ở buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng. Các triệu chứng này thường gặp khi dùng liều cao, giảm xuống khi giảm liều. Phải giảm liều acid tranexamic ở bệnh nhân suy thận để tránh tích lũy thuốc và tránh tăng tác dụng không mong muốn. Hạ huyết áp đôi khi xảy ra, nhất là sau khi truyền tĩnh mạch nhanh. Đã gặp ban ngoài da, bao gồm ban cố định do thuốc và ban bọng nước.

Rối loạn miễn dịch: Phản ứng quá mẫn bao gồm cả sốc phản vệ (rất hiếm gặp).

Rối loạn thị giác: Bất thường về thị giác kiểu loạn màu sắc, tắc động mạch võng mạc (hiếm gặp).

Rối loạn mạch máu: Các vấn đề về huyết khối nghẽn mạch (hiếm gặp); huyết khối tại động mạch/tĩnh mạch ở bất cứ vị trí nào (rất hiếm gặp).

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn và tiêu chảy nhưng các triệu chứng này không còn khi giảm liều (rất hiếm gặp).

Rối loạn da và mô dưới da: Các phản ứng dị ứng da (hiếm gặp).

Bảo quản

Nơi khô, dưới 30oC. Tránh ánh sáng.

Trình bày và đóng gói

Viên nén bao phim tan trong ruột: hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên.

Bài viết cùng chuyên mục

Duofilm

 Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng, điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa.

Dehydroemetin

Dehydroemetin là dẫn chất tổng hợp của emetin và có tác dụng dược lý tương tự, nhưng ít độc hơn. Dehydroemetin có hoạt tính trên amíp (Entamoeba histolytica) ở mô và ít có tác dụng trên amíp ở ruột.

Dimenhydrinate: thuốc chống say xe

Dimenhydrinate là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh say xe. Dimenhydrinate có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Dramamine.

Dabigatran: thuốc chống đông máu

Dabigatran là một loại thuốc chống đông máu hoạt động bằng cách ngăn chặn thrombin protein đông máu. Dabigatran được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông do nhịp tim bất thường.

Duralyn CR

Duralyn-CR là một chế phẩm đa đơn vị với nhiều viên hoàn nhỏ. Mỗi hoàn gồm một lõi với nhiều lớp thuốc và màng đặc biệt xếp xen kẽ bao quanh có khả năng kiểm soát tốc độ khuếch tán của thuốc bên trong.

Dihydroergotamin

Dihydroergotamin là ergotamin (alcaloid của nấm cựa gà) được hydro hóa, có tác dụng dược lý phức tạp. Thuốc có ái lực với cả hai thụ thể alpha - adrenegic và thụ thể serotoninergic.

Dextrose (Antidote): điều trị ngộ độc rượu cấp tính

Dextrose (Antidote) được sử dụng cho ngộ độc rượu cấp tính, quá liều sulfonylurea, quá liều insulin, kali huyết cao (tăng kali máu), và hạ đường huyết do insulin ở bệnh nhi.

Dextroamphetamine: thuốc điều trị chứng ngủ rũ

Dextroamphetamine điều trị chứng ngủ rũ, điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở bệnh nhi từ 3 đến 16 tuổi như một phần không thể thiếu của tổng chương trình điều trị có thể bao gồm tư vấn hoặc các liệu pháp khác.

Dimercaprol

Dimercaprol dùng để điều trị ngộ độc kim loại nặng. Một số kim loại nặng (đặc biệt là arsen, vàng, chì và thủy ngân) khi vào cơ thể liên kết với các nhóm sulphydril (SH) của hệ thống enzym pyruvat - oxydase.

DHEA-Herbal: hormon thảo dược

DHEA, Herbal được coi là có thể không hiệu quả đối với bệnh Alzheimer, sức mạnh cơ bắp và rối loạn kích thích tình dục.

Decolsin

Decolsin, làm giảm ho, chống sung huyết mũi, kháng histamine, long đàm, giảm đau, hạ sốt. Điều trị các triệu chứng đi kèm theo cảm lạnh hay cúm như ho, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt và khó chịu.

Decaquinon

Decaquinon! Hoạt chất của Decaquinon là ubidecarenone (Coenzyme Q10, Ubiquinone 50), chất này được phân lập đầu tiên từ cơ tim bò vào năm 1957 dưới dạng các tinh thể tan trong chất béo.

Donova

Thận trọng: Bệnh nhân suy thận. Phụ nữ có thai/cho con bú. Phản ứng phụ: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trong vài ngày đầu sử dụng thuốc, nước tiểu có thể vàng sậm.

Deferasirox: thuốc điều trị bệnh u máu do truyền máu

Deferasirox là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị bệnh u máu do truyền máu và bệnh thalassemia không phụ thuộc vào truyền máu.

Debridat

Điều trị triệu chứng đau do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa và đường mật. Điều trị triệu chứng đau, rối loạn sự chuyển vận, bất ổn ở ruột có liên quan đến rối loạn chức năng của ruột.

Diprogenta

Diprogenta được chỉ định làm giảm các biểu hiện viêm của các bệnh da đáp ứng với corticoide khi bị biến chứng do nhiễm trùng thứ phát, gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm với gentamicine.

D Cure

Uống vit D liều cao (1 liều duy nhất 500.000 IU mỗi năm) làm tăng nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi và nguy cơ cao nhất là trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng. Phụ nữ mang thai: tối đa 2.000 IU/ngày, cho con bú: chỉ định nếu cần.

Dacarbazine Medac

Thường xuyên theo dõi kích thước, chức năng gan và số lượng tế bào máu (đặc biệt bạch cầu ái toan), nếu xảy ra tắc tĩnh mạch gan: chống chỉ định điều trị tiếp tục. Tránh sử dụng rượu và thuốc gây độc gan trong khi điều trị.

Driptane

Driptane! Thuốc làm giảm sự co thắt của cơ detrusor và như thế làm giảm mức độ và tần số co thắt của bàng quang cũng như áp lực trong bàng quang.

Desipramine: thuốc chống trầm cảm

Desipramine là một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Desipramine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Norpramin.

Doxorubicin

Doxorubicin là một kháng sinh thuộc nhóm anthracyclin gây độc tế bào được phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces peucetius var. caecius.

Doxylamine succinat: thuốc kháng histamin H1

Doxylamin là một dẫn chất ethanolamin, thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất, an thần có tác dụng kháng muscarinic và gây buồn ngủ mạnh

Duotrav: thuốc điều trị làm giảm áp lực nội nhãn

Duotrav giảm áp lực nội nhãn ở bệnh nhân glôcôm góc mở hoặc tăng nhãn áp không đáp ứng đầy đủ với thuốc tra mắt chẹn bêta hoặc thuốc tương tự prostaglandin.

Diclofenac topical: thuốc giảm đau bôi ngoài da

Diclofenac tại chỗ là thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của dày sừng quang hóa, viêm xương khớp, đau cấp tính và đau do viêm khớp.

Diphenhydramin

Diphenhydramin là thuốc kháng histamin loại ethanolamin, có tác dụng an thần đáng kể và tác dụng kháng cholinergic mạnh. Tuy vậy có sự khác nhau nhiều giữa từng người bệnh, tùy theo kiểu tác dụng nào chiếm ưu thế.