- Trang chủ
- Sách y học
- Cẩm nang điều trị
- Phác đồ hô hấp liệu pháp
Phác đồ hô hấp liệu pháp
Tất cả các bệnh nhân đặt nội khí quản phảI được làm ẩm không khí thở vào để đảm bảo tối ưu hoá chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp và bảo tồn nhiệt độ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Suy hô hấp
Định nghĩa
Không đảm bảo chức năng trao đổi khí.
PaO2 < 60 mmHg
FiO2 = 0,21.
PB = 760 mmHg.
Không có shunt trong tim.
PaCO2 > 50 mmHg không có toan chuyển hóa trước đó
Nguyên nhân
Bệnh thần kinh cơ
Thuốc trầm cảm.
Bệnh lý nội sọ.
Bệnh lý tủy sống.
Hội chứng Guilain Barré.
Tetanus.
Bệnh lý xương
Mảng sườn di động.
Dị dạng cột sống.
Bệnh lý ngoài phổi.
Tràn khí màng phổi.
Tràn máu màng phổi.
Tràn dịch màng phổi.
Bệnh lý nhu mô phổi
Bệnh ARDS.
Viêm phổi.
Đụng giập phổi.
Xuất huyết.
Tim mạch:
Phù phổi cấp.
Bệnh lý đường thở:
Tắc đường hô hấp trên.
Tắc dòng khí mãn và cấp (CAL, COAD, hen, giãn phế quản).
1. C thở vào sao cho tỉ lệ I:E = 1:2 ( mặc định 2,5 sec).
2. Risetime: 0,2 sec.
3. PS 20cmH2O.
4. Chọn PEEP 5cmH2O.
5. Fio2: 1,0.
Báo động, và mức giới hạn không thay đổi so với mặc định.
Không vượt quá áp lực thở vào > 40 cmH2O.
Vt được xác định dựa theo compliance phổi.
Đảm bảo tỉ lệ I:E là 1:2: thay đổi tỉ lệ I:E có thể nguy hiểm và chỉ làm khi có tham khảo với bác sỹ phụ trách.
Đo auto-PEEP
Đo PEEP nội sinh ở cuối thì thở ra + đóng thanh môn.
Không chính xác ở những mode thở tự nhiên hay có nỗ lực thở của bn. Trong trường hợp này phải an thần và giãn cơ hoàn toàn( ngừng thở).
Nêu I:E thay đổi phải đo lại auto-PEEP.
1. Ấn nút thao tác đặc biệt( special procedure).
2. Chọn PEEPi nhấn start để bắt đầu thao tac tự động trong 7sec.
3. Đọc auto-PEEP và thể tích khí bị bẫy (V trap).
Giá trị được hiển thị là sai và tính gộp cả PEEP ta đặt, vì vậy để xác định giá trị thực sự của auto-PEEP ta lấy PEEP đo được trừ đI PEEP ta đặt thì ra giá trị của auto-PEEPác thiết bị cung cấp oxy sẵn có.
Máy móc, thiết bị |
Dòng oxy( lít/phút) |
Nồng độ oxy ( gần đúng) |
Kính mũi |
2 4 6 |
28 35 45 |
Mặt nạ cứng( ví dụ Hudson, CIG) |
5 6 8 10 12 |
35 50 55 60 65 |
Mặt nạ kiểu Venturi( Ventimask, Accurox) |
2-8 |
24-50 (tùy nhà SX) |
Mặt nạ plastic có bộ phận chứa khí dự trữ.( bóng tránh hít lại) |
6-15 |
N/ độ oxy= 21%+4% lít/ phút |
Mạng oxy gây mê |
Thay đổi |
21-100 |
Máy thở( gồm CPAP) |
Thay đổi |
21- 100 |
Oxylog |
Thay đổi |
Có trộn khí: 60 Không trộn khí: 100 |
Làm ẩm
Tất cả các bệnh nhân đặt nội khí quản phảI được làm ẩm không khí thở vào để đảm bảo tối ưu hoá chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp và bảo tồn nhiệt độ.
Làm ẩm tối ưu cần điều kiện sau
Khí vào tới khí quản phảI có nhiệt độ ổn định( 32-360C).
Độ ẩm tương đối cần đạt 75-100%.
Không làm tăng sức cản trong dây đẫn.
Không làm tăng khoảng chết.
Dùng được cả cho thông khí hỗ trợ và kiểm soát.
Khí thở vào phảI vô khuẩn.
Các máy làm ẩm hiện có
Thiết bị trao đổi nhiệt độ/ độ ẩm (HME)
Hiệu quả cho hầu hết bn: Làm ẩm đường đầu.
Bn phải có thông khí phút > 8-10 l/ph.
Đồng bộ với bộ lọc vi khuẩn.
Phải thay đổi HME hàng ngày.
Không sử được cùng máy khí dung.
Chuyển sang máy PF ở bn tăng tiết đờm dãi.
Máy làm ẩm bốc hơi Fisher Paykel (mạch ướt)
Chỉ định ở bn có tăng tiết.
Đặt nhiệt độ buồng nóng 400 và kiểm soát buồng đốt âm 30C nhằm hạn chế hiệu ứng rain-out.
Dùng cho bn hạ nhiệt độ, mất nhiệt (bỏng).
Inspiron (T- pieces khí dung)
Ít hiệu quả làm ẩm.
Nồng độ oxy rất thay đổi: 0,21-0,7.
Khí dung thuốc giản phế quản
Xem phần thuốc dùng trong hô hấp.
Những thuốc này là thuốc cơ bản cho đIều trị co thắt phế quản ở khoa ĐIều trị tích cực( gồm cả cơn hen phế quản).
Chúng không được sử dụng thường quy ở tất cả bn có thông khí hỗ trợ.
Một khi được sử dụng phảI xem lại tính hiệu quả hàng ngày. Bằng cánh đánh giá sự cảI thiện giảm tiếng rale rít ngáy, độ đàn hồi phổi, tần số hô hấp và khí máu.
Chỉ định:
Tắc nghẽn đường thở mãn tính/ hen từ trước.
Cơn hen phế quản nặng.
Co thắt phế quản độ 2 với nhiễm khuẩn, sặc hay thông khí áp lực dương ngắt quãng.
Đợt cấp của tắc nghẽn đường thở mãn.
Thông khí nhân tạo
Thông khí nhân tạo là một cột trụ của ngành đIều trị tích cực: vì vậy phải nắm vững được chỉ định, chống chỉ định, vận hành máy thở, điều trị suy hô hấp.
Chuẩn hóa càI đặt thông số máy thở, mode thở là sống còn vì sự an toàn cho bn đặc biệt ở những đơn vị cấp cứu hồi sức lớn có nhiều nhân viên.
Phải làm quen với máy thở hiểu được cách cài đặt thông số, mode thở hay dùng. Các nurse educator và CCRN cao cấp là nguồn nhân lực hữu ích để trợ giúp giảI quyết những vấn đều về máy thở trong khoa cấp cứu hồi sức.
Tất cả những thay đổi về thông số phải được ghi lại trên bảng theo dõi máy.
Thông báo cho y tá của mỗi giường sự chế độ máy thở hoặc sự thay đổi của thông số thở. Hệ thống báo động phảI được càI đặt càng sớm càng tốt, tuột máy thở hay chấn thương áp lực là những tai biến chết người.
FiO2 mặc định khi mới thở máy là 100% chỉ thay đổi sau khi làm khí máu( phảI làm càng nhanh càng tốt).
Chỉ định cho thông khí nhân tạo
Suy hô hấp.
Duy trì chức năng tim phổi
Ngừng tuần hoàn.
Hỗ trợ bn sau mổ có nguy cơ cao.
Sau Kiểm soát áp lực nội sọ.
Vận chuyển bn/ đánh giá.
Gây mê có giãn cơ.
Những thông số cần có khi thở máy
Đánh giá lâm sàng là phương tiện quan trọng nhất để chẩn đoán suy hô hấp.
Không được trì hoãn thở máy vì chưa có kết quả khí máu, thông số cơ học khác nếu tình huống lâm sàng chưa cho phép bao gồm:
Đường thở bị đe dọa.
Kiệt sức, mệt mỏi.
Không ho khạc được.
Suy hô hấp đã rõ ràng hay kín đáo.
Các thông số khách quan phụ giúp cho chẩn đoán và đánh giá và phải được sử dụng trong các tình huống lâm sàng gồm có:
Thông số cơ học
Tần số thở RR> 35 bpm.
Thể tích khí lưu thông : VT < 5 ml/kg.
Dung tích sống: VC < 15 ml/kg.
Chỉ số oxy hóa máu
PaO2 < 75, FiO2 > 0,4.
PaO2/FiO2 <150.
P(A-a)O2 >350i.
Chỉ số thông khí
PaCO2 > 60 mmHg.
Nguyên tắc để có thông khí tối ưu cho bn ở ICU
Oxy hoá máu tối ưu
Đạt PaO2 đầy đủ với fio2 thấp nhất( thường > 80 mmHg nhưng tùy thuộc vào từng bệnh nhân).
Peep (5-10 cmH2O) duy trì FRC và thay thế cho PEEP sinh lý.
Tối ưu hóa PaCO2
ĐIều chỉnh gần với Paco2 trước khi mắc bệnh.
Tăng CO2 cho phép ở những bn có compliance phổi kém.
Tối ưu hoá tương tác mối quan hệ máy thở và bệnh nhân
Giảm công thở qua ống NKQ và dây máy dùng PS = 10- 20 cmH2O ở tất cả bn có thở máy.
Dự phòng bẫy khí: Đo và tính auto- PEEP.
Tối ưu hoá tác dụng an thần và gây mê
Phòng ngừa volutrauma:
Giới hạn áp lực lớn nhất là 40 cmH2O.
ĐIều chỉnh plateau không quá 35 cmH2O.
Dùng thông khí giới hạn áp lực ở bn nguy cơ cao mắc biến chứng thở máy( PC hoặc PS).
Vt tối đa < 15 ml/kg.
Các mode thở sử dụng tại ICU
SIMV + PEEP( giới hạn áp lực 40 cmH2O)
Chỉ định:
Thông số càI đặt mặc định.
Dùng trong cai thở máy.
Dùng cho bn có compliance phổi bình thường( Compliance toàn bộ > 30 ml/kg).
áp lực đường thở trung bình < 25 cmH2O.
Biến chứng:
Mất đồng thì giứa bn và máy thở, bẫy khí.
Chấn thương áp lực.
PCV + PEEP
Chỉ định:
Bệnh nhân có nhu cầu thông khí kiểm soát hoàn toàn (không phảI là cai máy).
Bệnh nhân có compliance phổi kém.
Áp lực trung bình đường thở > 25 cmH2O.
Nguy cơ cao bị chấn thương áp lực (ARDS, cơn hen phế quản nặng).
Biến chứng:
Phải an thần liều cao đôI khi cần phảI phối hợp thêm giãn cơ.
Không đồng thì giữa bn và máy thở, bẫy khí
Thông khí hỗ trợ áp lực + PEEP
Chỉ định:
Là mode thở cho bn trung tâm hô hấp và cấu trúc sinh lý của phổi không bị thương tổn.
Dùng cho cai thở máy.
Cho bn có bẫy khí, auto-PEEP, và sử dụng nhiều công hô hấp (CAL).
Suy thất tráI đã rõ ràng hay mới bắt đầu trong khi cai máy.
Biến chứng của thông khí nhân tạo
Huyết động
Giảm tiền gánh.
Tăng hậu gánh của thất phải.
giảm thể tích rõ.
Hô hấp
Thay đổi tỉ lệ V/Q.
Viêm phổi bệnh viện.
Chấn thương áp lực.
Phụ thuộc máy thở.
Thoái hoá thần kinh.
Tăng tiêu thụ oxy.
Chuyển hoá
Kiềm hô hấp sau ưu thán.
SIADH.
Tại chỗ
Ảnh hưởng của áp lực do NKQ dài ngày, mở khí quản hay mask.
Các máy thở trong khoa ICU
Siemen 900C Servo
Đây là máy thở chuẩn tại bệnh viện Hoàng gia Ađelaie và bệnh viện wakefield.
Đặc đIểm kỹ thuật:
Ngừng thời gian thở ra để xác định auto-PEEP (chỉ ở bn liệt cơ).
Ngừng thời gian thở vào.
Trao đổi khí nhanh.
Thay đổi tần số hô hấp thấp và cao.
Thông số mặc định cho máy Servo 900C:
SIMV: 600´12 + PS = 20 + PEEP = 5 + FIO2 = 1.0.
Chọn mode: SIMV + PS.
Đặt thông số:
Chia thông khí phút đặt trước cho tần số thích hợp( 15 bpm) để có Vt mong muốn( 600ml).
Đặt tần số kiểm soát của máy 13( phảI luôn luôn nhỏ hơn tần số mong muốn.
Đặt áp lực hỗ trợ( PS ) = 20 cmH2O.
Đặt PEEP = 5 cmH2O.
Fio2 = 100% cho đến khi thông khí và oxy hoá máu đầy đủ qua khí máu.
Insp time = 25%, pause = 10% (I:E = 1:2).
Dùng dạng sóng vuông.
Giới hạn và báo động:
Giới hạn áp lực trên: 40 cmH2O.
Trigger: - 2 cmH2O.
Phân tích oxy: +/- 10mmHg từ fio2 đã đặt.
Giới hạn thể tích: 5 l trên thông khí phút trung bình.
Thể tích thở ra phút: 80% dưới thông khí phút trung bình.
PC (kiểm soát áp lực) + PEEP
Công thức mặc định:
PCV = 25 ´ 12 + PEEP = 5 + fio2 = 1,0 + I : E = 1 : 2.
Chọn mode: SIMV + PEEP: chọn các thông số trước khi thay đổi mode.
Thông số:
Chọn áp lực thở vào > PEEP (= áp lực thở vào đỉnh): 20-30 cmH2O.
Chọn PEEP (5-10 cmH2O).
Chọn tần số thở mong muốn trên mấy (10-12 bpm).
Thời gian thở vào và ngừng thở là 25 và 10% (I:E= 1:2).
Chọn mode kiểm soát áp lực (các mode khác bây giờ không còn hoạt động).
Báo động và giới hạn không thay đổi so với thông số mặc định.
Không vượt quá áp lực thở vào toàn bộ > 40 cmH2O.
Vt được xác định bởi compliance của bệnh nhân.
Sự thay đổi của tỉ lệ I : E có thể nguy hiểm và nên làm sau khi thảo luận với bác sỹ phụ trách.
Đo auto-PEEP:
Đo auto- PEEP ở cuối thì thở ra + thanh môn đóng.
Không chính xác ở mode thở tự nhiên, hay với nỗ lực của bn, bn phảI được làm liệt hay an thần hoàn toàn (ngừng thở).
Nếu tỉ lệ I : E thay đổi nên đo lại auto-PEEP.
ấn vào nút ngừng thì thở ra dưới nắp bên tay trái.
Nhìn vào kim chỉ áp lực đường thở cho tới khi không còn di chuyển.
Đọc auto- PEEP trên mức PEEP đã đặt.
Điều chỉnh PEEP đã đặt nếu auto-PEEP > o-1 để có PEEP tổng.
PS + PEEP
Chọn mode:
SIMV + PEEP: chọn thông số trước khi thay đổi mode thở.
Chọn thông số:
Chọn áp lực thở vào lớn hơn PEEP( = áp lực thở vào đỉnh): 10- 20 cmH20.
Chọn PEEP: 5-10 cmH20.
Chọn mode hỗ trợ áp lực (các mode khác đã ngừng hoạt động).
Vt và tần số thở được xác định bởi sự đàn hồi phổi và trung tâm hô hấp của chính bệnh nhân.
Các báo động và giới hạn không thay đổi so với mặc định.
Áp lực thở vào không vượt quá 40 cmH20.
Không chỉ sử dụng chỉ có PS ở bn thở chậm do dùng an thần: PhảI kết hợp với SIMV tần số thấp để duy trì thông khí phút tối thiểu.
Drager EVITA 2 Dura ventilator
Là máy thay thế cho Servo ở RAH.
Đặc tính ký thuật:
Autoflow( dòng điều chỉnh): dòng thở vào điều chỉnh tự động theo cơ học của phổi trong thông khí kiểm soát.
Risetime: ĐIều chỉnh bằng tay độ dốc của đường tăng áp lực thở vào trong tất cả các mode.
Tự động ngừng thì thở ra để xác định auto-PEEP và áp lực nghẽn (P0,1).
Nút ôxy 100% trong 3 phút cho hút đờm.
Thông số mặc định theo chương trình:
Đặt trước thông số thông khí khi ngừng thở và trong cấp cứu.
Thay đổi tần số thở từ thấp đến cao.
Tự động tính toán thông số cơ học hô hấp.
Độ đàn hồi tĩnh và động.
Sức cản đường thở thở vào.
Áp lực thở vào âm tính.
Dung tích sống.
Màn hình tinh thể lỏng và các thông số phát sáng.
Hệ thống cung cấp Nitric oxide.
Thông số mặc định cho Drager EVITA:
SIMV: 600´12 + PS = 20 + PEEP = 5 + fio2 = 1,0.
Nhấn nút chọn mode.
Lựa chọn các thông số mong muốn, đIều chỉnh những giá tri hiển thị qua nút xoay, sau đó chọn giá trị mong muốn.
Chọn mode SIMV.
Chọn Vt: 0,61.
Chọn tần số thở: 12 bmp.
điều chỉnh thời gian thở vào sao cho I:E = 1: 2 (mặc định 2,5 sec).
Risetime: 0,2 sec.
PS 20 cmH2O.
PEEP: 5 cmH2O.
FiO2: 1,0.
Các thông số khác:
Trigger dòng: 5l/ph.
Thông khí Backup: tắt.
PC + PEEP +/- PSV
Thông số thực cài trên máy phải mô tả. Điều này thực sự quan trọng khi thông số cho thông khí kiểm soát áp lực trên máy Servo rất khác với các máy khác và có thể gây lầm lẫn.
Thông số mặc định:
Pinsp = 30´12 + PEEP = 5 + fio2 = 1,0 + I:E = 1:2.
Đây tương đương với thông số mặc định cho PCV trên máy Servo.
Chọn mode: PCV+.
Thông số:
Chọn áp lực thở vào tổng gồm cả PEEP : mặc định: 30 cmH2O.
Chọn tần số mong muốn: 12.
Điều chỉnh thời gian.
Điều chỉnh PEEP đặt nếu auto-peep > 0-1 để có peep tổng.
Đo áp lực đóng P0,1:
Đo áp lực miệng ở bắt đầu thở vào so với đóng thanh môn trong 100msec.
Áp lực phụ thuộc vào nỗ lực cơ hoành và phản ánh trung tâm thần kinh cơ.
Giá trị bình thường = 3-4mbar.
Giá trị cao hơn ví dụ > 6 mbar phản ánh mệt cơ.
Nhấn nút special procedure.
Chọn P0,1 và nhấn start để bắt đầu.
Đọc giá trị P0,1.
PS + PEEP
Thông số mô tả ở trên sử dụng cả với SIMV, PCV.
Chọn thông số sau:
Chọn mode: CPAP.
Risetime: 0,2 sec.
PS 20 cmH2O.
PEEP 5 cmH2O.
Fio2 1,0.
Một hộp chữ xuất hiện ở góc dưới tay tráI một khi mode PS được chọn. Nó sẽ hiển thị áp lực thở vào tổng gồm cả PEEP đặt. Hộp này sẽ mất phần lớn khi sóng áp lực hiển thị cùng thông tin.
CPAP
Cũng giống như PS ở trên nhưng với PS đặt ở mức bằng 0.
Máy thở Puritan-Bennett 7200:
Đây là máy thở chuẩn cho ICU bệnh viện St Andrews.
Đặc tính kỹ thuật:
Flow by: tạo ra dòng khởi động cho mode thở tự nhiên (PSV, CPAP).
Tự động ngừng thì thở ra để xác định auto-PEEP (bệnh nhân phảI được làm liệt cơ hoàn toàn).
Nút oxy 100% trong 2 phút để hút đờm.
Đặt trước được thông số máy trong trường hợp ngừng thở.
Thay đổi tần số thấp đến cao dùng cho cả trẻ sơ sinh.
Xác định thông số cơ học phổi: compliance tĩnh và động, sức cản đường thở khi thở vào, áp lực âm khi thở vào, dung tích sống.
Thông số mặc định cho máy Bennett:
SIMV: 600´12 + PS = 20 + PEEP = 0 + FIO2 = 1,0
Chọn mode: SIMV.
Sử dụng bàn phím: nhấn Enter sau khi đặt các thông số.
Chọn thông số:
Chọn Vt: o,6 l.
Tần số: 12 bpm.
Trĩgger: 1 cmH2O.
Dạng sóng: dốc giảm dần.
Dòng đỉnh: 40 l/ph.
Fio2: 1,0.
Chọn mode PS, gõ vào 20 cmH2O, nhấn Enter.
Đặt bằng tay mức PEEP 5 cmH2O sau khi máy nối với bn,thông số mặc định không cho phép càI PEEP.
Thông số khi bệnh nhân ngừng thở:
Thời gian 20 sec.
CMV: 500´10´1,0.
Mức báo động và giới hạn.
Giới hạn áp lực trên: 40 cmH2O, giới hạn áp lực dưới 3 cmH2O.
Mức PEEP thấp 0cmH2O.
Vt thấp 80% thể tích thở ra.
Thông khí phút thấp 4 l/ph.
Tần số thở cao 30 lần/phút.
PC + PEEP +/- PSV
Thông số mặc định:
PCV: 25´12 + 5 cmPEEP + fio2 = 1,0 + I: E = 1:2.
Chọn mode PC.
Thông số (dùng bàn phím nhấn Enter sau khi chọn thông số).
Chọn áp lực thở vào trên PEEP( = PIP ): 20-30 cmH2O.
Chọn I:E = 1:2 bằng cách chọn thời gian thở vào = 2 sec thời gian thở ra 4 sec.
Chọn thông số mới bằng nhấn Enter.
Chỉnh PEEP bằng tay nếu cần thiết.
Chọn mode PS nếu cần, chọn mức cmH2O và nhấn Enter.
Mức báo động và giới hạn không thay đổi so với mặc định.
Không vượt quá áp lực thở vào tổng > 40 cmH2O.
Vt được xác định bởi độ đàn hồi phổi.
Từ I:E suy ra tần số thở, I:E ban đầu là 1:2 Chú ý sự thay đổi I:E có thể nguy hiểm và chỉ làm khi có tư vấn của bác sỹ chính.
Đo auto-PEEP:
Nêu tỉ lệ I: E thay đổi phảI đo lại autopeep.
Nhấn nút autopeep.
Chọn thời gian cuối thì thở ra (5-15 sec).
Bắt đầu đo.
Đọc kết quả.
Chỉnh peep đặt nếu autopeep > 0-1 để có peep tổng.
PS + peep
Thông số ở trên áp dụng cả cho SIMV, PCV.
Chỉ đặt thông số sau:
Chọn mode CPAP.
Nhấn mode PS và chọn áp lực hỗ trợ.
Dùng tay chỉnh peep nếu cần.
CPAP
Giống như đặt PS nhưng bỏ PS hay PS = 0.
Chọn flowby:
Chọn dòng theo mode thở.
Chọn dòng nền 5 l/ph và trigger dòng 3 l/ph cho tất cả bn dùng mode thở tự nhiên (CPAP, PSV).
Thông khí không xâm nhập
Định nghĩa
Là thông khí nhân tạo không cần dùng ống nội khia quản.
Các mode
CPAP.
BiPAP .
Chỉ định
Trong cai thở máy( ví dụ qua ống nội khí quản, chỉ có CPAP).
Nguy cơ suy hô hấp do mệt cơ mà có thể hồi phục trong 24-28h
Đợt cấp của CAL.
Phù phổi cấp huyết động.
Liệt tứ chi cấp.
Thiếu oxy sau rút ống do phù phổi hay xẹp phổi.
Suy hô hấp cấp nhưng đặt ống nội khí quản quá nguy hiểm hay không thích hợp
CAL tiến triển.
Xơ nang phổi.
Sốt giảm bạch cầu trung tính có thâm nhiễm phổi.
Viêm phổi pneumocystis carninii.
Điều kiện tiên quyết
Phản xạ ho khạc tốt đủ để bảo vệ đường hô hấp khỏi sặc, bn suy hô hấp nặng cần đặt ống bất cứ nơI nào có thể được.
Bệnh nhân thở CPAP, BiPAP cần phảI nằm đIều trị tại khoa ICU (loại trừ bn tổn thương đốt sống ngực- S2, bệnh mạch vành, bệnh tim ngực).
Nêu bn ở đơn vị chạy thận( HDU) cần CPAP/BiPAP nên chuyển họ tới khoa ICU chăm sóc 1:1.
Nêu không có giường tại ICU, thì bệnh nhân thở CPAP ở khoa HDU khi
Bệnh nhân mở khí quản phụ thuộc peep ví dụ cai máy chậm.
Suy hô hấp có thể hết nhanh khi dùng CPAP/BiPAP.
Phù phổi cấp đang dùng lợi tiểu.
Co thắt thanh quản đang giảm dần.
Biến chứng
Khí vào dạ dày.
Sặc.
Cloustrophobia và không thích nghi với mask.
Hoại tử sống mũi do áp lực.
Khô đờm.
Chấn thương áp lực.
Giảm cung lượng tim.
Các máy thở
Không sử dụng CPAP ở máy Servo.
Đặc đIểm mạch CPAP Drager
Dòng thở vào chuẩn 40 l/ph.
Chọn CPAP bằng van PEEP ngoài.
Chọn fio2 (trộn khí oxy bằng 2 đồng hồ quay).
Luôn cài bộ làm ẩm kiểu Fisher Paykel.
Hỗ trợ áp lực qua mask ở máy Servo 900C.
Máy thở BiPAP: thở tự nhiên không thâm nhập
Chọn IPAP = hỗ trợ áp lực thời kỳ thở vào.
Chọn EPAP = PEEP.
Đặt oxy 2-6 l/ph.
Dùng CPAP ở máy Drager EVITA
Whisperflow: sử dụng ở bệnh viện Wakefield
Tốc độ dòng oxy: 6-120 l/ph + khí nén.
(không cần phảI khí y học).
Nồng độ oxy 30-100%.
Van PEEP ngoài (mức PEEP đặc hiệu).
Cài đặt thông khí.
Chỉnh nút dòng tới 60-90 l/ph trên sensor dòng Ohmeda.
Chỉnh dòng oxy cho tới khi đạt FiO2 mong muốn trên máy phân tích.
Luôn sử dụng bộ làm ẩm Fisher Paykel + ống nòng trơn.
Phải có dòng liên tục trong suốt chu kỳ thở.
Van xả áp lực phảI đặt > 5 cmH2O trên mức PEEP.
Dùng CPAP ở máy Bennett 7200.
Cai thở máy
Nguyên tắc chung
Không có mode cai thở máy nào là tốt nhất.
Bệnh nhân có suy hô hấp khỏi nhanh có thể cai thở máy nhanh hay rút nội khí quản ngay.
Bệnh nhân thở máy lâu dài với nhiều nguy cơ táI phát cần mất thời gian hơn và trở về trạng thái ban đầu.
Điều quan trọng phải cân bằng giữa dùng an thần quá mức và thở máy kéo dài với cai máy nhanh, bn kiệt sức và cai máy thất bại hay rút nội khí quản.
Những yếu tố quyết định quan trọng về mặt lâm sàng giúp cho cai thở máy
Giải quyết được nguyên nhân bệnh làm bn phảI thở máy.
Hoàn thành công việc đIều trị mà cần thở máy (phẫu thuật, cắt lọc).
Bệnh phổi đã hết triệu trứng lâm sàng và X quang.
Tình trạng ý thức tỉnh: bn hợp tác.
Chức năng vận động ngoại vi đầy đủ.
Giảm đau đầy đủ.
Ôn định về huyết động.
Ôn định về chuyển hóa và thăng bằng kiềm toan.
Phương pháp
Nỗ lực thở tự nhiên là cần thiết cho bn cai thở máy, thông khí kiểm soát áp lực không phảI là mode cai thở máy.
SIMV với tần số và Vt giảm dần kết hợp với hỗ trợ áp lực và PEEP là phương pháp chuẩn.
Chỉ dùng PSV + PEEP khi tần số thở tự nhiên của bn nhỏ hơn tần số báo động ngừng thở trên máy thở?
CPAP qua ống nội khí quản.
BiPAP.
Cai thở máy bằng T-tube: áp lực dương và T-tube ngắt quãng( PSV/CPAP/SIMV).
Những thông số đo khách quan phụ giúp đánh giá cai thở máy thành công
Tất cả thông số này đều không đặc hiệu và phải được diễn giải trong tình huống lâm sàng. Trong số này, tần số thở và Vt thở ra là nhậy nhất:
Thông số cơ học
Tần số < 30l/ph.
Vt >5 ml/kg.
f/Vt < 100.
Chỉ số oxy hoá máu
Pao2/FiO2 > 200.
Peep < 10 cmH2O.
P(A-a)O2 < 350 mmHg.
Chỉ số thông khí
Pao2 < 60 mmHg.
Cách thức rút nội khí quản
Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, máy theo dõi và trợ giúp như khi đặt nội khí quản.
Rút nội khí quản ưu tiên làm ban ngày và có liên quan tới trách nhiệm pháp luật.
Tiêu chuẩn rứt nội khí quản
Y thức tỉnh, phản xạ ho khạc tốt.
Chức năng phổi tốt
Tần số thở < 30.
FVC > 15ml/kg.
PaO2/fio2 > 200.
Bệnh nhân có phẫu thuật hay sưng nề đường hô hấp trên, phải chứng minh được có dò khí đủ lớn xung quanh cuff đã tháo xẹp.
Bệnh nhân có phẫu thuật thẩm mỹ cần phải có tham vấn từ phòng khám nha khoa. Bn có cố định và buộc dây giữa 2 xương hàm phải có bs răng hàm mặt thành thạo thay dây và cắt dây trong khi rút ống
Tất cả các bệnh nhân phải thở oxy đầy đủ sau rút ống
Protocol đối với bệnh nhân thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp
Các nguyên tắc chung
Kỹ thuật này có thể cải thiện được tình trạng oxy hoá máu lên đến 60% ở bệnh nhân ARDS nặng. Tuy vậy kỹ thuật này có thể rất tốn thời gian, hơn nữa đã có những số liệu chứng minh nó không cải thiện được kết quả điều trị ( outcome ) của bệnh nhân.
Thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp ở những bệnh nhân nặng có các nguy cơ sau:
Khó cho việc tiếp cận bệnh nhân.
Tăng nguy cơ tuột nội khí quản hoặc sai vị trí của nội khí quản (vào quá sâu hoặc quá nông).
Khó khăn cho việc hút đờm nội khí quản.
Gây loét do tì đè.
Vất vả cho việc chăm sóc.
Chỉ định thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp phải do người có thẩm quyền và có kinh nghiệm (Duty Consultant ) quyết định.
Bệnh nhân chỉ được thay đổi tư thế khi có đầy đủ nhân viên y tế, tốt nhất là trong giờ làm việc và dưới sự giám sát, chỉ đạo của một y tá có kinh nghiệm.
Chỉ định
Những bệnh nhân có những tổn thương ở vị trí đặc biệt: ví dụ như bệnh nhân bỏng vùng lưng.
Bệnh nhân ARDS nặng:
Cơ sở của sự cải thiện tình trạng oxy hoá máu trong thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp ở bệnh nhân ARDS là:
Tăng dung tích cặn chức năng ( FRC ) bằng cách huy động các phế nang.
Tăng cường máu lên phổi ® cải thiện phân số thông khí tưới máu V/Q.
Uniform distribution of lung water and exudate.
Làm giảm áp lực trong khoang màng phổi.
Không phụ thuộc vào thể tích ổ bụng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của cơ hoành đặc biệt là vùng cơ hoành phía sau.
Các tiêu chuẩn:
ARDS nặng với PaO2 /FiO2 < 100.
Tăng áp lực động mạch phổi: MPAP > 35 mm Hg.
Không đáp ứng với các điều trị hồi sức thông thường:
Điều chỉnh cân bằng dịch.
Điều trị nhiễm trùng.
Hỗ trợ về tuần hoàn.
Chống chỉ định (tương đối)
Không đủ nhân viên y tế.
Bệnh nhân đang được lọc máu liên tục (CVVHDF).
Bệnh nhân béo phì.
Bệnh nhân không nằm thẳng được.
Tiến hành kỹ thuật
Về nhân lực
Bác sĩ hồi sức.
Tối thiểu có 4 y tá.
Trang thiết bị và máy theo dõi
Các điện cực theo dõi điện tâm đồ đặt ở vùng lưng.
Arterial line.
Máy đo độ bão hoà oxy.
Máy theo dõi ETCO2.
Xe chuẩn bị dặt NKQ và hồi sinh tim phổi.
Dụng cụ hút đờm kín.
Hai đường truyền tĩnh mạch chắc chắn.
Kiểm tra lại trước khi lật bệnh nhân
Kiểm tra vị trí của NKQ trên phim chụp phổi trước khi lật bệnh nhân.
NKQ cần được cố định chắc chắn bằng dây vải và băng dính.
Kiểm tra lại cố định của canyn mở khí quản.
Kiểm tra lại tất cả các đường truyền, catether, máy tạo nhịp…(invasive line) và các dẫn lưu. Đảm bảo chắc chắn rằng chúng không bị ảnh hưởng khi lật bệnh nhân.
Đảm bảo mọi thứ đủ chùng để dễ dàng khi lật bệnh nhân.
Nếu quá trình lọc máu đang diễn ra phải điều chỉnh lại đường ra vào của dòng máu tuần hoàn.
Tháo xẹp khí của đệm hơi.
Đảm bảo bệnh nhân được gây mê đầy đủ.
Xem xét việc sử dụng các thuốc giãn cơ
Tra thuốc mỡ và băng mắt.
Bôi đệm một ít chất gen bọt ( foam gen pad )vào gối đầu của bệnh nhân.
Tiến hành thủ thuật
Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Bác sĩ phải chịu trách nhiệm kiểm soát đầu và đường thở của bệnh nhân còn những người khác thì lật bệnh nhân.
Đặt bệnh nhân nằm ngửa thẳng hai tay xuôi theo thân mình.
Nâng bệnh nhân lên ( có thể bằng cách kéo ga ) về phía bên giường bên kia so với máy thở, sau đó lật bệnh nhân về phía máy thở.
Đặt một chiếc gối chắc vào vùng hông và vai của bệnh nhân.
Đặt cẳng tay của bệnh nhân xuống dưới vùng hông (tuck lower hand under hip).
Quay bệnh nhân một cách từ từ trên gối, chú ý cẩn thận vai và tay của bệnh nhân.
Đặt đầu nghiêng sang một bên, kiểm tra lại mắt có được băng kín không.
Kiểm tra lại đường thở, độ bão hoà oxy, thông khí, các đường truyền và tình trạng huyết động.
Đặt tay ở vị trí giải phẫu: check a/c và khớp khuỷu tay.
Kiểm tra lại tất cả các vùng bị tì đè.
Làm xét nghiệm khí máu động mạch.
Bơm lại khí của đệm hơi.
Duy trì
Theo dõi các thông số như đối với các bệnh nhân hồi sức.
Kiểm tra và thay đổi tư thế của đầu hàng giờ.
Theo dõi độ cong của bàn chân, độ ưỡn của cổ và tình trạng phù của mặt
Theo dõi liên tục ETCO2 trong lúc nằm sấp.
Xét nghiệm khí máu động mạch ngay sau khi bệnh nhân ổn định.
Diễn biến
Nếu có diễn biến xấu đi của khí máu, bệnh nhân phải được chuyển về tư thế nằm ngửa ngay lập tức.
Nếu tình trạng oxy hoá máu không thay đổi hoặc không cải thiện, tạm dừng tư thế nằm sấp trong 4 – 6 h, sau đó có thể lật lại bệnh nhân một lần nữa tuỳ theo diễn biến và đáp ứng lâm sàng. Nhìn chung, bệnh nhân không nên được lật vào buổi đêm.
Đảm bảo mọi khía cạnh đều an toàn để cho phép thực hiện lại thủ thuật khi đã chuyển bệnh nhân về tư thế nằm ngửa.
Bài viết cùng chuyên mục
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong cấp cứu hồi sức
Bệnh nhân có chức năng thận bất th¬ường, hoặc bệnh nhân có nguy cơ suy thận thì liều thuốc và khoảng cách giữa các lần dùng phải đư¬ợc điêù chỉnh cho phù hợp.
Chọc màng ngoài tim
Thủ thuật này phải được bác sĩ tư vấn có trách nhiệm của ICU uỷ thác và do nhân viên tư vấn, người tập sự làm dưới sự hướng dẫn hoặc chuyên gia tim mạch.
Nguyên tắc sử dụng thuốc nội tiết trong cấp cứu hồi sức
Điều trị đái nhạt cấp tính sau phẫu thuật tuyến yên (24-48 giờ), chủ yếu là truyền dịch. DDAVP không có chỉ định và ít khi cần thiết.
Dẫn lưu khoang màng phổi
Với bệnh nhân có thở máy, cần kẹp sonde trong trên 4h và rút nếu không có dấu hiệu nào ở trên, Đặt dẫn lưu bằng phẫu thuật, trong mổ là công việc của phẫu thuật viên.
Đặt Sonde bàng quang
Dùng sonde Foley trong 7 ngày và nếu dự tính cần phải lưu catheter lâu hơn thì thay bằng loại Silicon.(chẳng hạn quá 14 ngày).
Protocol về vi sinh trong cấp cứu hồi sức
Nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tử vong, cần được tìm kiếm tích cực và điều trị khẩn trương bằng dẫn lưu ngoại khoa và sử dụng kháng sinh phù hợp.
Các thủ thuật y học trong cấp cứu hồi sức (ICU)
Mở khí quản qua da, Soi phế quản ống mềm, Tạo nhịp tim đường tĩnh mạch, Chọc khoang màng tim, Đặt sonde có bóng chèn thực quản.
Nguyên tắc sử dụng thuốc tiêu hoá trong hồi sức cấp cứu
Có tiền sử hoặc hiện tại được chẩn đoán có loét dạ dày. Những bệnh nhân này phải được dùng thuốc kháng H2 trong quá trình nằm điều trị tại ICU và tiếp tục sau khi ra viện.
Bóng chèn thực quản
Quyết định để đặt ống được đưa ra cần có ý kiến của chuyên gia tiêu hoá. Có một số ống chèn: Đảm bảo rằng việc thực hiện, bơm bóng cần được thảo luận với chuyên gia tiêu hoá.
Nội soi phế quản ống mềm
Thường được tiến hành qua đường mũi, Chuẩn bị trước với niêm mạc mũi bằng paste cocaine và adrealin là rất cần thiết để phòng chảy máu và đảm bảo sự thông thoáng của khoang mũi.
Phác đồ xử trí khi đặt nội khí quản thất bại
Phác đồ xử trí khi đặt nội khí quản thất bại tại khoa cấp cứu hồi sức, Phác đồ khi đặt nội khí quản thất bại
Chiến lược thuốc và dịch truyền trong cấp cứu hồi sức
Chỉ các bác sỹ của khoa mới được ra các y lệnh về dùng thuốc, ý kiến hội chẩn của các bác sỹ chuyên khoa khác chỉ được thực hiện sau khi đã có sự thống nhất ý kiến với bác sỹ chuyên khoa hồi sức.
Hướng dẫn xử trí về rối loạn điện giải trong cấp cứu hồi sức
Hầu hết các rối loạn điện giải ở các bệnh nhân của ICU đều liên quan tới sự thay đổi trong phân bố và nồng độ của các ion chủ yếu của dịc nội và ngoại bào.
Đặt nội khí quản
Đặt nội khí quản về lý tưởng là không nên là 1 thủ thuật của duy nhất 1 người thực hiện, cần phải luôn luôn có người hỗ trợ thành thạo.
Phác đồ chăm sóc bệnh nhân tim mạch
Làm siêu âm để loại trừ ép tim, nhồi máu cơ tim cấp, rách các cầu cơ, cột cơ, palpilary muscle rupture, hoặc thủng vách liên thất.
Nguyên tắc sử dụng thuốc thận trong cấp cứu hồi sức
Khi không dùng lợi tiểu, lưu lượng nước tiểu là biểu hiện trung thành nhất của tưới máu tổ chức, giúp ích cho điều trị.
Các catheter tĩnh mạch ngoại vi
Rút tất cả các đường truyền mục đích hồi sức đã được đặt trong điều kiện không vô trùng càng sớm càng tốt. Tránh sử dụng các đường truyền ngoại vi ở các bệnh nhân và rút bỏ nếu không còn dùng.
Nguyên tắc nuôi dưỡng bệnh nhân trong cấp cứu hồi sức
Việc ruột hoạt động sớm sẽ làm giảm nguy cơ teo niêm mạc, nguyên nhân của thẩm lậu vi khuẩn, do đó làm giảm tỷ lệ mắc và thời gian của nhiễm khuẩn huyết.
Nguyên tắc điều chỉnh nước và điện giải trong cấp cứu hồi sức
Các dấu hiệu lâm sàng như lượng nước tiểu, nhịp tim, HA, CVP, Na máu, áp lực thẩm thấu máu, Hematocrite cần phải ghi lại ngay khi bênh nhân vào khoa.
Mở khí quản cho bệnh nhân nặng
Bệnh nhân phải được lựa chọn mở khí quản phẫu thuật với sự giải thích của khoa phòng (kể cả nội khoa hay ngoại khoa). Đây là sự tôn trọng cơ bản với bệnh nhân.
Đặt catheter động mạch
Rút bỏ và thay thế các đường truyền được đặt trong môi trường không vô trùng càng sớm càng tốt. Phải thay đường truyền động mạch cánh tay và động mạch đùi ngay khi có thể đặt được ở động mạch quay hoăc mu chân.
Nguyên tắc sử dụng thuốc chống đông trong cấp cứu hồi sức
Enoxaparine liều cao (1 mg/kg) có hiệu quả tương tự song rất khó sử dụng trong cấp cứu hồi sức vì khó theo dõi tác dụng và xử trí khi có biến chứng xảy ra.
Nguyên tắc sử dụng thuốc hô hấp trong cấp cứu hồi sức
Phối hợp với khí dung trong cơn hen phế quản không đáp ứng với khí dung đơn thuần.ii)Một số bệnh nhân khó cai máy (thường là do COPD). iii)Điều trị duy trì cho bệnh nhân COPD.
Phác đồ cấp cứu hồi sức suy thận
Đối với những trường hợp suy thận còn nước tiểu thì dễ hơn trong việc xử trí và có tỷ lệ tử vong thấp. Tỷ lệ tử vong thay đổi thường không xác định được trong trường hợp chuyển từ suy thận thiểu niệu sang thể suy thận có nước tiểu.
Nguyên tắc sử dụng thuốc trong khoa cấp cứu hồi sức
Trước khi dùng một thuốc phải cân nhắc kỹ lợi và hại. Trên bệnh nhân nặng dược động học và dược lực học của các thuốc đều có thể thay đôỉ, nguy cơ ngộ độc và tương tác thuốc tang cao.