- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Nhu cầu dinh dưỡng không chỉ thay đổi ở từng cá thể mà còn thay đổi từng ngày và từng đối tượng. Chúng cũng khác nhau theo tuổi, giới, kích thước cơ thể, trong quá trình mang thai và cho con bú.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cơ thể con người cần khoảng 40 chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng là cần thiết nếu cơ thể không thể tự tổng hợp được và nếu thiếu hụt sẽ gây ra những bất thường có thể nhận ra và sẽ mất đi khi thiếu hụt được điều chỉnh. Các chất dinh dưỡng gồm các acid amin cần thiết, các vitamin tan trong nước, các vitamin tan trong dầu, các chất khoáng và các acid béo cần thiết. Cơ thể cũng cần đầy đủ năng lượng, một lượng nhỏ carbonhydrat có thể chuyển hoá, carbonhydrat không thể tiêu hóa (chất xơ), bổ sung nitơ, và nước.
Hầu hết các chất dinh dưỡng là có hại khi tiêu thụ quá mức, vì vậy cần phải xác định giới hạn mức đưa vào có thể chấp nhận được.
Nhu cầu dinh dưỡng thường biểu thị bằng lượng các chất dinh dưỡng trung bình hàng ngày cần tiêu thụ ở một nhóm dân số, ở Mỹ, hầu hết sự ước lượng về nhu cầu dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi là lượng khuyên dùng hàng ngày (recommended dietary allowances- RDAs) do tiểu ban thực phẩm và dinh dưỡng của Viện hàn lâm khoa học quốc gia đưa ra. RDAs đã thiết lập được nhu cầu năng lượng và protein; các vitamin tan trong nước: thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, acid folic, vitamin B12, và vitamin C; các vitamin tan trong dầu: A, D và K; các chất khoáng: calci, phospho, magnesi, sắt, kẽm, iod, và selen.
RDAs vượt quá nhu cầu chính xác của hầu hết các cá thể trong dân số bởi vì chúng đạt được trên 2 độ lệch chuẩn (2 sd) so với nhu cầu ước tính trung bình. Vì vậy, chế độ ăn dưới RDA của chất dinh dưỡng đặc hiệu chưa hẳn đã là không đủ cho từng người, nó chỉ làm tăng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Với hầu hết các tình huống lâm sàng, 2/3 của RDA được coi là đủ dinh dưỡng.
RDAs với năng lượng được giải quyết theo cách khác. Bởi vì nhu cầu năng lượng thay đổi rất lớn giữa các cá thể nên ủy ban RDAs ước tính có bốn nhu cầu năng lượng trung bình cho dân số hơn là nhu cầu khuyên dùng cho từng cá thể. Khoảng một nửa dân số sẽ cần nhiều năng lượng hơn RDA và một nửa sẽ cần ít hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng không chỉ thay đổi ở từng cá thể mà còn thay đổi từng ngày và từng đối tượng. Chúng cũng khác nhau theo tuổi, giới, kích thước cơ thể, trong quá trình mang thai và cho con bú. RDAs khác nhau được xác định cho những nhóm tuổi và giới khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi tùy theo bệnh cảnh lâm sàng như đẻ non, lão hoá, các rối loạn chuyển hoá, nhiễm trùng, bệnh mạn tính, dùng thuốc, khí hậu và hoạt động thể chất, ăn uống hàng ngày. RDAs không áp dụng cho những tình huống này, chúng chỉ dành cho người khoẻ mạnh.
Năng lượng
Cơ thể cần năng lượng để duy trì hoạt động thể chất và chức năng bình thường, tăng trưởng, và sửa chữa mô bị tổn thương. Năng lượng được tạo ra qua quá trình oxy hóa protein, chất béo, carbonhydrat, và alcohol từ chế độ ăn. Oxy hóa 1g protein và carbonhydrat tạo ra 4 Kcal, 1g chất béo tạo ra 9 Kcal, và 1g rượu (cồn) tạo ra 7 Kcal.
Ở người trưởng thành khoẻ mạnh, tiêu phí năng lượng chủ yếu được xác định bằng 3 yếu tố: tiêu phí năng lượng cơ sở (basal energy expenditure - BEE), tác động nhiệt của thức ăn (thermic effect of food- TEF) và hoạt động thể chất.
BEE là năng lượng cần để duy trì các hoạt động sinh lý cơ bản. Năng lượng này được đo trong khi đối tượng ở trong phòng âm, không ăn trong 12 giờ. Ở người khoẻ mạnh, BEE (Kcal/giờ) có thể được xác định bằng phương trình Harris- Benedict, phương trình này sẽ dự đoán một cách chính xác BEE ước tính ở mức 90% ± 10% của người khoẻ mạnh (xem nhu cầu dinh dưỡng ở dưới). Trong thực tiễn lâm sàng, bệnh nhân hiếm khi gặp phải những tiêu chuẩn hà khắc cho đánh giá cơ sở. Tiêu phí năng lượng được đo ở những người không ăn trong 2 giờ là tiêu phí ngừng chuyển hóa (resting metabolic expenditure- RME) và hơn BEE khoảng 10%.
TEF là lượng năng lượng đã dùng trong và sau khi ăn. TEF trung bình khoảng 10% của BEE.
Hoạt động thể chất có tác động chủ yếu trên sự tiêu phí năng lượng. Tiêu phí năng lượng trung bình/ giờ ở người trưởng thành với những hoạt động đặc trưng được chỉ ra trong bảng.
Nhu cầu năng lượng hàng ngày khuyến cáo cho người khoẻ mạnh được đưa ra ở bảng.
Bảng. Những khẩu phần ăn được khuyến cáo hàng ngày cho người trưởng thành
Protein
Protein cần để tăng trưởng và duy trì cấu trúc, chức năng của cơ thể. Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng thường tính bằng số gam protein nhưng nhu cầu thực sự là 9 acid amin cần thiết cùng với nitơ bổ sung cho quá trình tổng hợp protein. Các acid amin cần thiết là leucin, isoleucin, lysin, methionin, phenylalanin, threonin, tryptophan, valin và histidin.
Lượng protein đầy đủ phải được đưa vào mỗi ngày để thay thế cho các acid amin cần thiết bị mất qua sự luân chuyển protein. Với chế độ ăn không có protein, một nam giới trung niên mất 3,8 g nitơ mỗi ngày, tương đương với 24 g protein, cần chú ý đến sự khác nhau trong chất lượng và sử dụng protein, và sự thay đổi ở mỗi người, RDA cho protein là 56 g/ngày với nam giới và 45 g/ngày với nữ giới.
Nhu cầu protein và năng lượng có liên quan chặt chẽ với nhau. Chế độ ăn không cung cấp đủ năng lượng sẽ cần bổ sung protein để duy trì cần bằng nitơ.
Bảng. Lượng năng lượng (kcal) tiêu thụ mỗi giờ ở người trưởng thành với cân nặng chọn lựa ở các mức hoạt động khác nhau
Chú ý: Tốc độ tiêu phí calo/ phút hoạt động (cho nam giới 70 kg hoặc phụ nữ 58 kg): Khi ngủ: 0,9 - 1,2; lúc hoạt động rất nhẹ: 1,5 - 2,5; lúc hoạt động nhẹ: 2 - 4,9; lúc hoạt động trung bình: 5 - 7,4; lúc hoạt động nặng: 6 - 12.
Bảng. Cân nặng, chiều cao trung bình và năng lượng đưa vào (REE) khuyến cáo cho người trưởng thành không có thai1
2Trong giới hạn hoạt động từ nhẹ đến trung binh, hệ số của sự thay đổi là + 20 %.
3Con số được làm tròn.
Carbonhydrat
Khi lượng protein và năng lượng được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn, sẽ không có nhu cầu đặc biệt với carbonhydrat của chế độ ăn. Một lượng nhỏ carbonhydrat - xấp xỉ 100g/ngày- là cần thiết để ngăn ngừa sự tich tụ ceton. Tuy nhiên, trong thực tiễn hầu hết năng lượng của chế độ ăn nên do carbonhydrat cung cấp. Ở Mỹ, chế độ ăn trung bình chứa 45% calo là từ carbonhydrat. Những khuyến cáo hiện nay là gia tăng lượng carbonhydrat đưa vào tới 55 - 60% tổng lượng calo trong chế độ ăn.
Các carbonhydrat trong chế độ ăn bao gồm các đường đơn, các carbonhydrat phức hợp (tinh bột) và các carbonhydrat không tiêu hóa được (chất xơ). Mặc dù đường đơn và các carbonhydrat phức hợp cung cấp lượng calo ngang nhau nhưng hầu hết các carbonhydrat của chế độ ăn nên, có nguồn gốc từ tinh bột. Các loại đường, đặc biệt là sucrose - có lượng calo cao nhưng không có các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Tiêu thụ sucrose cũng được cho là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của sâu răng. Các carbonhydrat phức hợp khi chưa tinh chế sẽ cung cấp năng lượng carbonhydrat và các vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Chất xơ trong chế độ ăn là phần thực phẩm thực vật mà ruột của người không thể tiêu hóa được. Chất xơ làm tăng khối lượng phân và dễ bài tiết ra ngoài. Chế độ ăn có nhiều chất xơ đi kèm với tỷ lệ mới mắc các bệnh tiêu hóa và tim mạch thấp. Những chất xơ khó tan như những loại có ở cám lúa mì sẽ có tác dụng lớn nhất trên hoạt động của đại tràng. Các chất xơ có thể hòa tan như những chất xơ có trong cây họ đậu, yến mạch, và hoa quả sẽ làm hạ mức đường trong máu ở những bệnh nhân đái tháo đường và làm giảm cholésterol trong máu.
Chất béo
Chất béo trong chế độ ăn là nguồn năng lượng thực phẩm cao nhất. Giống như năng lượng từ carbonhydrat của chế độ ăn, năng lượng có nguồn gốc từ chất béo có thể giúp tổng hợp protein. Chất béo trong chế độ ăn cũng cung cấp acid béo cần thiết là acid linoleic. Ngoài nhu cầu số lượng đủ acid linoleic, thì không có yêu cầu đặc biệt nào về chất béo trong chế độ ăn từ chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng có thể oxy hóa thành năng lượng. Mặc dù chế độ ăn trung bình của người Mỹ chứa từ 35 - 40% calo từ chất béo thì hầu hết những khuyến cáo hiện tại là nên giới hạn. Chất béo trong chế độ ăn xụông 30% hoặc ít hơn tổng lượng calo. Chế độ ăn có chứa 5 - 10% lượng calo từ chất béo là an toàn và dung nạp tốt.
Các chất béo trong chế độ ăn chủ yếu gồm các acid béo và cholesterol. Các acid béo hoặc không có liên kết đôi (bão hoà), một liên kết đôi (đơn chưa bão hoà) hoặc hơn 2 liên kết đôi (đa chưa bão hoà). Những lời khuyên hiện nay là giảm tổng lượng chất béo và thay thế các chất béo bão hòa bằng các acid béo đơn chưa bão hòa và các carbonhydrat phức hợp. Các acid béo bão hòa dẫn đến tăng cholesterol huyết thanh, trong khi các acid đa và đơn chưa bão hòa làm giảm cholesterol huyết thanh. Các acid béo bão hòa ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng nhìn chung có nguồn gốc từ thực phẩm động vật; các acid béo chưa bão hòa ở dạng lỏng trong nhiệt độ phòng và nhìn chung có nguồn gốc từ thực phẩm động vật.
Acid béo đa chưa bão hòa acid linoleic là chất dinh dưỡng cần thiết, cần cho cơ thể tổng hợp acid arachidonic là tiền chất chủ yếu của các prostaglandin. Thiếu hụt acid linoleic dẫn đến viêm da, rụng tóc, và chậm liền vết thương. Với người có nhu cầu năng lượng trung bình, khoảng 5g acid linoleic mỗi ngày- chiếm 1- 2% tổng lượng calo là đủ để ngăn ngừa sự thiếu hụt acid béo cần thiết.
Cholesterol là thành phần chính của màng tế bào. Nó được cơ thể tổng hợp và không phải là chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn có chứa lượng lớn cholesterol đặc biệt ức chế tổng hợp cholesterol nội sinh nhưng sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol huyết thanh vì ức chế tổng hợp các receptor của lipoprotein tỷ trọng thấp. Chế độ ăn trung bình của người Mỹ chứa khoảng 450 mg cholesterol/ngày, nhưng chỉ nên dùng khoảng 300 mg hoặc ít hơn.
Các vitamin
Các vitamin là nhóm không thuần nhất của các phân tử hữu cơ cần cho cơ thể để thực hiện các hoạt động chuyển hóa thiết yếu khác nhau. Chúng được chia thành hai nhóm là các vitamin tạn trong nước như: thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6 (pyridoxin), vitamin B12 (cobalamin), folat, acid pantothenic, biotin, vitamin C (acid ascorbic); và các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K. Những rốì loạn chuyển hóa vitamin được đưa ra ở dưới.
Các chất khoáng
Cơ thể cũng cần nhiều chất khoáng vô cơ, thường được chia thành các chất khoáng như: calci, magnesi, và phospho; các chất điện giải như natri, kali và chlorid; và các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, mangan, molybden, fluorid, iod, cobalt, crôm và selen. Những đặc tính quan trọng của các chất khoáng chủ yếu và điện giải được tóm tắt trong bảng.
Bảng. Các chất khoáng đa lượng cần thiết: Tóm tắt các đặc tính chính
2Đưa chất khoáng vào quá mức gây các triệu chứng ngộ độc. Trừ các trieuj chứng đặc hiệu, các triệu chứng goomg: nôn, ỉa chảy và kich sthichs không đặc hiệu.
Bài viết cùng chuyên mục
Rối loạn chuyển hóa Vitamin C
Biểu hiện sớm của thiếu hụt vitamin C là không đặc hiệu và bao gồm mệt, yếu. Ở những giai đoạn tiến triển hơn, biểu hiện điển hình của bệnh Scorbut (thiếu vitamin C) xuất hiện.
Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân
Hầu hết dung dịch đường tiêu hóa trộn sẵn đều cung cấp đầy đủ các vitamin, các khoáng chất cũng như lượng calo đầy đủ.
Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
Chất béo đường tĩnh mạch, cũng có thể được dùng, cho những bệnh nhân nhận hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin Niacin
Về mặt tiền sử, thiếu hụt niacin xảy ra ở những nơi khi mà ngô là nguồn năng lượng chính. Hiện tại, thiếu hụt niacin phổ biến hơn do nghiện rượu.
Chế độ ăn thay đổi độ đặc của thức ăn trị liệu
Chế độ ăn lỏng cung cấp đầy đủ nước và có thể được lập ra để cung cấp đầy đủ năng lượng và protein. Các vitamin, chất khoáng, đặc biệt là acid folic, sắt và vitamin B6.
Béo phì
Béo phì được định nghĩa như là tình trạng có quá nhiều mô mỡ. Sự xác định chính xác mô mỡ cần những kỹ thuật tinh vi nhưng lại chưa phổ biến trong thực tiễn lâm sàng.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin thiamin
Vai trò chính của thiamin là tiền chất của thiamin pyrophosphat, một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học quan trọng, cần thiết cho quá trình oxy hóa carbonhydrat.
Theo dõi bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ dinh dưỡng
Những bệnh nhân có cân bằng nitơ dương tính có thể được tiếp tục chế độ hiện tại của họ, những bệnh nhân có cân bằng nitơ âm tính thì nên tăng vừa phải lượng calo và protein đưa vào, sau đó đánh giá lại.
Chán ăn tâm thần
Có nhiều bất thường về nội tiết tồn tại ở những bệnh nhân này, nhưng hầu hết các tác giả đều cho rằng chúng chỉ là thứ phát do suy dinh dưỡng và không phải là những rối loạn tiên phát.
Các biến chứng của hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
Các biến chứng chuyển hóa của hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm xảy ra ở trên 50% số bệnh nhân. Hầu hết là nhẹ và dễ xử trí, hiếm khi cần phải ngừng hỗ trợ dinh dưỡng.
Chế độ ăn hạn chế chất dinh dưỡng trị liệu
Chế độ ăn 1000 mg muối cần hạn chế thêm nữa những thức ăn thường ngày. Hiện nay có sẵn các thức ăn có natri thấp đặc biệt để giúp cho chế độ ăn như vậy.
Suy dinh dưỡng protein năng lượng
Suy dinh dưỡng protein năng lượng xảy ra như là hậu quả của sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối năng lượng và protein.
Chế độ ăn bổ xung dinh dưỡng trị liệu
Chất xơ trong chế độ ăn là một nhóm nhiều loại thực vật khác nhau và hệ tiêu hóa của người không tiêu hóa được. Chế độ ăn điển hình của người Mỹ có khoảng 5 - 10g chất xơ từ thức ăn mỗi ngày.
Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân
Chú ý tới sở thích của bệnh nhân, thời gian của những bữa ăn, các thủ thuật chẩn đoán, sử dụng thuốc, và việc sử dụng các thức ăn do gia đình và bạn bè mang tới bệnh viện.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin Pyridoxin
Thiếu hụt vitamin B6 thường xảy ra nhất như là hậu quả của sự tương tác của các thuốc, đặc biệt là isoniazid, cycloserin, penicillamin, và các thuốc uống tránh thai hoặc ở người nghiện rượu.
Ăn vô độ tâm thần
Một số bệnh nhân bị chứng ăn vô độ cũng có dạng chán ần tâm thần ẩn với sụt cân rõ rệt và vô kinh. Khía cạnh gia đình và tâm lý nhìn chung tương tự như đối với những bệnh nhân chán ăn tâm thần.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Nên khám thực thể tập trung vào mặt dinh dưỡng trên từng bệnh nhân có nguy cơ về các vấn đề dinh dưỡng. Khám nhấn mạnh vào sự mỏi cơ, dự trữ mỡ.
Lời khuyên về ăn uống, tương tác chất dinh dưỡng và thuốc
Lượng thức ăn tính như một khẩu phần được đưa ra ở tên dưới. Nếu bạn cần ăn phần lớn hơn thì tính hơn một khẩu phần. Ví dụ, suất ăn tối bằng mỳ ý có thể tính là 2 - 3 khẩu phần tinh bột.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin E
Thiếu hụt vitamin E trên lâm sàng phổ biến nhất là do kém hấp thu nặng, không có betalipoprotein huyết di truyền hoặc ở trẻ em là bệnh gan ứ mật mạn tính, tịt đường mật hoặc xơ hóa nang.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin Riboflavin
Riboflavin, coenzym flavin mononucleotid và flavin adenin dinucleotid, tham gia vào nhiều phản ứng oxy hóa khử khác nhau và là thành phần thiết yếu của nhiều enzym khác.
Các biến chứng của hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa
Các biến chứng chuyển hóa trong hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa là hay gặp nhưng trong hầu hết các trường hợp là dễ xử trí.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin A
Thiếu hụt vitamin A là một trong những hội chứng thiếu hụt vitamin phổ biến nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở những vùng này, thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù.
Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa
Các dung dịch chứa các protein thủy phân hoặc các acid amin kết tinh có thành phần chất béo không đáng kể được gọi là dung dịch cơ bản vì các chất dinh dưỡng đa lượng.