- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, thông mật
- Chua me đất hoa vàng
Chua me đất hoa vàng
Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là tạc tương thảo, toan tương thảo, toan vị thảo, toan vị vị, chua me ba chìa, tam diệp toan.
Tên khoa học Oxaỉìs cornìculata L. (Oxalis repens Thunb, Oxalis ịavanica Blume).
Thuộc họ Chua me đất Oxalidaceae.
Mô tả cây
Chua me đất hoa vàng
Chua me đất hoa vàng là một loại cỏ mọc lan bò trên mặt đất, thân đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài, gầy, hơi có lông, gồm 3 lá chét gần như nhẵn, mềm, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng, cuống hoa gầy dài chừng l-2cm. Đài 5, tràng 5, màu vàng, nhị 10, dài ngắn khác nhau, xếp thành hai vòng, bầu 5 ô, 5 vòi. Quả nang, dài gấp 5-6 lần chiều cao của đài còn tồn tại, mở bằng 5 van. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc thành hàng rất đều. Mùa hoa: Các tháng 5-7.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Rất hay gặp ở những bãi cỏ hoang. Còn thấy mọc hoang ở châu Au, các nước khác thuộc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin).
Người ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá; thường dùng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái tốt nhất vào các tháng 6-7.
Thành phần hóa học
Mới biết trong lá và thân chua me có axit oxalic, oxalat axit kali. Các hoạt chất khác chưa rõ.
Công dụng và liều dùng
Tính chất của chua me theo đông y: Chua (toan), lạnh (hàn), không độc. Dùng làm thuốc giải nhiệt, khát nước, chữa xích bạch đới, sát trùng.
Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa viêm niệu đạo. Dùng lá đánh đồ đồng sẽ bóng sáng do chất axit oxalic.
Ngày dùng 30 đến 50g cây hoặc lá tươi, nếu dùng khô chỉ cẩn 5-10g, dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài (nước sắc hoặc giã cây tươi vắt lấy nước) để rửa các vết loét. Những người có sỏi trong bọng đái không nên dùng vì oxalat có thể làm tăng lượng sỏi. Cũng không nên dùng liều quá cao vì muối oxalat độc với liều 20-30g.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây chanh trường
Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây trạch tả
Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Cây lưỡi rắn
Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.
Đại phúc bì
Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.
Cây dành dành
Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.
Cây đậu chiều
Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.
Cây thòng bong
Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây nghệ
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.
Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)
Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.
Cây cỏ may
Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.
Cây cơm cháy
Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.
Cây dứa
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Cây dứa dại
Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.
Cây chỉ thiên
Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.
Cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây đa
Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây dây chặc chìu
Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.