Cây thương lục

2015-10-13 10:19 AM

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương.

Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout.

Thuộc họ Thương lục Phytolaccaceae.

Mô tả cây

 Cây thương lục

Cây thương lục

Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn, hoặc hơi có cạnh màu xanh lục hoặc hơi pha màu đỏ tím. Lá đơn, nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm.

Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5, màu trắng.

Quả mọng, hình cầu dẹt có 8-10 múi, với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu đỏ tía hay tím đen.

Mùa hoa: Tháng 5 đến tháng 7; mùa quả chín: Từ tháng 8 đến tháng 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Ngay cây thương lục tuy được di thực từ lâu nhưng cũng ít người sử dụng. Gần đây tại một vài nơi người ta thấy rễ cây hình củ hơi giống người cho nên có người sử dụng làm thuốc bổ với tên “sâm cao ly”. Sự thực rễ cây này phải sử dụng hết sức thận trọng vì có chất độc.

Đào rẽ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch để nguyên rễ đem phơi trong dâm mát cho đến khô. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi vị vị nhân sâm cho nên đem ngâm rễ vào rượu 40° có pha mật ong (1kg rễ ngâm vào 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho đến khi ngấm đều. Phơi hay sấy khô. Hoặc thái mỏng trước khi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong rễ thương lục có chất độc phytolaccatoxin rất nhiều muối kali nitrat, axít oxymiristinic và chất saponozit.

Trong rễ cây Phylolacca decandra vốn sẵn có ở Việt Nam có tinh bột, đường, một glucozit, tanin, một chất saponozit, gồm, chất sáp. Có tác giả còn chiết được một ancaloit gọi là phytolacxin. Trong quả có chất màu anthoxyanozít, axit phytolacxic.

Công dụng và liều dùng

Thương lục là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền phương đông. Người ta thấy vị thương lục được ghi chép dùng làm thuốc đầu tiên trong bộ sách 'Thần nông bản thảo''’ biên soạn vào năm 200 sau Công nguyên, nhưng được xếp vào loại hạ phẩm nghĩa là có tác dụng nhưng có độc tính.

Theo tài liệu cổ thì vị thương lục có vị đắng, tính lạnh (hàn) có độc. Vào thận kinh. Có tác dụng đại tả thùy ẩm ở phủ tạng, chuyên lợi tiểu tiện, dùng chữa những trường hợp tà khí ở trong bụng, thủy thũng thủy khí, dầy da bụng. Trong trường hợp tỳ hư mà sinh thủy thũng và phụ nữ có thai thì cấm dùng.

Hiện nay người ta thường dùng vị thương lục để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau, khó thở. Ngày dùng 3 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, dùng một vị hay phối hợp với nhiều vị khác.

Dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng đau, không kể liều lượng.

Đơn thuốc có vị thương lục ghi trong các sách y học cổ truyền

Chữa chứng trong hụng có hòn cứng, đau đớn: Lấy bông đắp lên bụng. Giã rễ thương lục tươi, vắt lấy nước tẩm vào bông hễ thấy lạnh lại thay. Đắp liên tiếp cho đến khi khỏi.

Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ thương lục nướng nóng, bọc vải chườm vào cổ.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây cỏ chỉ

Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.

Cây mã thầy

Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.

Chua me đất hoa vàng

Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Cây chỉ thiên

Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây đậu chiều

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Cây thạch vĩ

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Cây găng

Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.

Cây râu mèo

Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Nấm phục linh

Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây côn bố

Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.

Cây đậu đỏ nhỏ

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.