Cây lá tiết dê

2015-10-09 10:44 AM

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là cây mối tròn, cây mối nám.

Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd).

Thuộc họ Tiết dê Menispermaccae.

Mô tả cây

 Cây lá tiết dê

Cây lá tiết dê

Tiết dê là một loại dây leo, thân và cành đều mang ít nhiều lông mịn. Lá hình tim, có khi mép hơi khía tai bèo, thường mềm; dài 2-5cm, rộng 3-6cm, có 5 gân chính, hai mặt đều có lông mịn. Cụm hoa đực mọc thành ngù lưỡng phân, có cuống, mọc đơn độc hay từng đôi ở kẽ các lá bắc hình lá. Cụm hoa cái mọc thành xim lưỡng phân, gần như không cuống ở kẽ các lá bắc hình thận hay hình tròn, nhỏ, mọc mau. Quả hạch hình cầu, dẹt, đường kính 5mm và có sẹo của vòi ở gốc, màu đỏ có lông. Hạch hình móng ngựa, giữa rỗng, có những mấu sần sùi, nhân có phôi nhũ và phôi cùng dạng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây tiết dê mọc hoang ò khắp nơi đồng bàng cũng như rừng núi trong toàn Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, đảo Mactinic, phía đồng châu Phi.

Nhân dân thường hay dùng lá tươi, hầu như quanh năm, giã nát hay vò nát, lọc lấy nước để đông đạc như thạch, uống cho mát, giải nhiệt.

Một số nơi còn dùng rễ hái quanh năm về phơi khô hay sao vàng sắc uống.

Thành phần hóa học

Trong lá tiết dê có một chất nhầy, chưa thấy được nghiên cứu.

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric, bị kết tủa bởi muối amon, kali nitrat, kali iođua.

Ngoài ra Fluckiger còn lấy ra được một chất nữa, trung tính, kết tinh thành hình phiến nhỏ gọi là deyamitin. Khi trộn tinh thể deyamitin với axit sunfuric ta sẽ thấy màu xanh thẫm sau chuyển màu xanh lục, cuối cùng sang màu đỏ rồi mất dần.

Năm 1952, Bhattacharji s., Sharma V. N. và Dhar M. D. ịj. Sci. Ịndustr. Res. India) đã báo cáo chiết được từ rẽ cây tiết dê một chất ancaloit gọi là hayatin và một ancaloit nữa gọi là hayatinin; ngoài ra còn chiết được quexitol và một sterol.

Cùng trong năm 1952, các tác giả Ấn Độ khác Rey p. K., Dutta A. T., Ray G. K. và Makerji (ỉndian J. Med.Res) đã nghiên cứu tác dụng dược lý của toàn bộ những ancaloit chiết được từ rễ cây tiết dê đối với chuột nhỏ thì thấy các ancaloit đó độc với liều 50mg trên 1kg thể trọng. Nó gây dãn các cơ trơn và kích thích các trung tâm của tủy sống.

Cuối cùng các tác giả Pradhan s. N., Roy c. và Varadan K. s. (Ind. Curr. Sci. 21 (6): 172) đã nghiên cứu tính chất curaro của muối clohydrat, muối methoclorua và muối methoiođua của hayatin.

Công dụng và liều dùng

Ở Việt Nam, lá tiết dê là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân rất phổ biến để chữa những trường hợp đi tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ. Nói chung người ta cho rằng lá tiết dê là một vị thuốc “mát” có tác dụng chữa những trường hợp “nóng” như sốt, nóng, táo bón, tiểu tiện khó khãn đau buốt, ra máu. Hiện nay tại Ấn Độ người ta dùng chữa những trường hợp sồi thận và sỏi bọng đái, viêm bọng đái cấp tính và trưcmg diên, viêm thận.

Tại Ấn Độ rễ cây tiết dê được coi là một vị thuốc có tác dụng giúp sự tiêu hóa, thuốc bổ đắng, thông tiểu tiện, chữa sỏi mật.

Rễ hay lá còn được dùng giã nát đắp lên các vết loét.

Ngày dùng: Rễ 5-10g dưới dạng thuốc sắc.

Lá: Thường dùng tươi giã nát vắt lấy nước để đông lại mà uống, Ngày 40-100g lá tươi.

Tại đông châu Phi người ta dùng rễ làm thuốc kích thích tình dục, chữa tê thấp, đau bụng (theo Bally P. R .O. Native medicinal and poisonous Kew Bull. 1967: 11). Tại đảo Mactinic, lá và quả dùng duốc cá.

Đơn thuốc có lá và rễ tiết dê

Chữa tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ: Lá tiết dê tươi 50g, vò nát hay giã nhỏ, thêm ít nước chín nguội, vắt lấy nước, để một chốc cho đông lại, có thể thêm đường cho dễ uống.

Chữa chậm tiêu, đau bụng: Rễ tiết dê 4 phần, hạt tiêu 5 phần, gừng 6 phần. Tất cả trộn đều, thêm mật vào nhào thành bột nhão, viên thành viên. Ngày uống 0,20-0,30g thuốc này.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây mã đề

Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Cây sòi

Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.

Đại phúc bì

Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.

Cây côn bố

Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây đậu chiều

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Cây cỏ chỉ

Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây trạch tả

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.

Cây chua me lá me

Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây thốt nốt

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

Cây nghệ

Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Cây đậu đen

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Nấm phục linh

Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Cây tai chuột

Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.