Cây đậu đỏ nhỏ

2015-10-06 11:08 AM

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mè xích.

Tên khoa học Phaseolus angularis VVight.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Mô tả cây

 Cây đậu đỏ nhỏ

Cây đậu đỏ nhỏ

Cây loại thảo sống hằng năm, dài 1,5-2m. Lá kép gồm ba lá chét, lá chét đôi khi lại chia thành ba thùy cát nông, mặt dưới nhiều lông trắng dài. Mùa hạ ở nách lá mọc hoa màu vàng hình bướm. Quả nhỏ và dài trên mặt có lông, trong chứa hạt nhỏ. Hạt hình bầu dục, hai đầu hơi dẹt, dài 2mm, đường kính 1,5mm vỏ màu đỏ nâu, hay tía nâu trơn bóng nơi rốn ở phía bên hạt màu trắng vàng, hơi lồi lên, bóc vỏ đi thì nhân trong màu vàng lục, chất cứng dòn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Đậu đỏ vốn mọc hoang, vì cành lá nó rườm rà, dày kín cho nên người ta thường trồng nơi nào nhiều cỏ tranh khó trừ thì cành lá rườm rà che rợp nắng làm cho cỏ tranh không mọc lên được, trồng liền vài năm thì có thể trừ tiệt được giống cỏ tranh cho nên ở Trung Quốc người ta còn gọi là mao sài mễ.

Đậu đỏ chủ yếu mọc ở những vùng miền Bắc Trung Quốc như Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông. Vào mùa thu khi quả chín người ta hái lấy quả đem về đập lấy hạt. Có nơi dùng loại phan xích đậu thay, những hạt phan xích đậu rộng, ngắn không có rốn lổi cao còn hạt đậu đỏ nhỏ hẹp dàì, có rốn hơi lồi cao. Cũng không nên nhầm với hạt cam thảo dây (tương tư tử) có rốn màu đen. Khi dùng phơi hay sấy khô, tán nhỏ.

Thành phần hóa học

Trong đậu đỏ nhố có chắt protit; chất béo, gluxit, canxi, photpho, sắt, vitamin B và một số chất khác.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ đậu đỏ nhỏ có vị ngọt, chua, tính bình, vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi thủy, hành huyết tiêu thũng, bài nùng (loại mủ). Dùng trị thủy thũng cước khi (phù) tả lỵ, ung nhọt sưng tấy.

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có đậu đỏ nhỏ Xích tiểu đậu, đương quy tán (Kim Quỹ) dùng chữa đái ra máu: Đậu đỏ nhỏ, đương quy hai vị bằng nhau tán bột. Ngày uống 10 đến 20g bột này.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây nàng nàng

Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.

Cây cỏ chỉ

Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây nghệ

Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.

Cây thốt nốt

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây đa

Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây lục lạc ba lá tròn

Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Cây râu mèo

Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.

Cây thương lục

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Mật lợn mật bò

Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây mã đề

Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.