Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái.
Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria ìaponica. Areschong thuộc họ Côn bố (Lamìnarìaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chường thái. Eckỉonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Aỉariaceae), hoặc của một loại tảo Undarìa pinnatiỷida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae).
Côn có nghĩa là cùng, là giống, bố là vải vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Mô tả cây
Cây côn bố
Côn bố Laminaria japonica là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển, một bộ phận hình trụ nom như thân và một bộ phận dẹt và dài nom như lá. Bộ phận giống như lá của côn bố dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép mỏng thành hình lượn sóng. Phần lá dẹt của nga chưởng thái dài rộng khoảng 15-30cm, dày 1,5-2mm, hai cánh xẻ như lông chim, thùy hình lưỡi dài, mép có răng cưa nhỏ.
Phân bố thu hái và chế biến
Cho đến nay vị côn bố chưa thấy được khai thác ở Việt Nam. Ta vẫn thường nhập vị này của Trung Quốc. Theo những tài liệu của Trung Quốc thì côn bố là loại tảo mọc hoang dại chủ yếu ở những vùng biển ở Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến. Theo những tài liệu cũ ở ven biển Việt Nam có thể có loài côn bố Laminaria flexicaulis nhưng chưa thấy nói được khai thác.
Vào hai mùa hạ và thu người ta tổ chức vớt côn bố ở biển, đưa lên bờ rửa sạch bớt nước mặn và tạp chất rồi phơi khô là được.
Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu, mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.
Khi dùng người ta nhặt hết tạp chất, dùng nước rửa sạch, vớt ra để phơi hơi khô, đem cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô hẳn để dùng.
Trước đây ở châu Ắu, người ta lấy bộ phận nom như thân của côn bố đem tiện thành từng thỏi hình trụ như bút chì, rồi phơi khô tiệt trùng, đóng trong những ống thủy tinh gắn kín dùng trong khoa sản để nong tử cung. Khi gặp nước, hút nước tăng thể tích tớí 7-8 lần. Tại các hiệu thuốc tây trước đây có bán loại thuốc này với tên lamine (laminaire) dùng để nong rộng tử cung.
Thành phần hóa học
Trong côn bố có tới 60% hydrat cacbon, trong hydrat cacbon thành phần chủ yếu là angin, lactozan và pentozan. Ngoài ra còn chứa vitamin, protit và một ít chất béo. Tro toàn phần 14% trong đó có iot, kali, sắt, canxi.
Algin (do Stanfort tìm ra từ năm 1880) gồm chủ yếu là muối natri của axit anginic. Axìt anginic lại là một axit polymannuronic gồm nhiều đơn vị axit D-manuronic dưới dạng pyranoza liên kết với nhau ở 1 -4.
Công dụng và liều dùng
Côn bố được dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Trong những tài liệu cổ tính vị của côn bố như sau: Vị mặn, tính hàn hoạt, có tác dụng làm mềm các chỗ cứng rắn, tích tụ (nhuyễn kiên), lợi thủy, dùng chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ, thủy thũng, tích tụ (hòn cục), đau sưng dịch hoàn.
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Ngoài côn bố, như trên đã nói tây y còn dùng trụ thân giả của côn bố làm vật nong rộng tử cung. Nhưng hiện nay cũng ít dùng.
Tây y còn dùng bột côn bố như một vị thuốc chứa iốt hữu cơ và như vị thạch làm thuốc nhuận tràng do tác động cơ học.
Trong công nghiệp côn bố dùng làm nguyên liệu chế angin và anginat và đôi khi chế I ot.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây rau om
Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.
Cây thòng bong
Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.
Cây dứa bà
Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.
Cây đậu đen
Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.
Cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.
Cây chua me lá me
Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.
Cây mộc thông
Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.
Cây cơm cháy
Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.
Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Râu ngô
Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.
Cây dành dành
Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây lục lạc ba lá tròn
Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.
Cây tai chuột
Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.
Cây khế rừng
Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.
Cây móng lưng rồng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
Cây dưa chuột
Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.
Cây lá tiết dê
Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.
Cây thạch vĩ
Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.
Chua me đất hoa vàng
Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.