Cây thòng bong

2015-09-30 08:34 AM

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là bòng bong, dương vong, thạch vĩ dây.

Tên khoa học Lygodium /texuosum Sw.

Thuộc họ Thòng bong Schiiaeaceae.

Ta dùng toàn cây Thòng bong phơi hay sấy khô - Herba logodii.

Mô tả cây

 Cây thòng bong

Cây thòng bong

Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rẽ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt, trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bào tử nang.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào. Thu hái gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, mặc dầu được dùng phổ biến trong nhân dân.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Ngày dùng 12-24g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng ngoài không kể liều lượng, giã nát đắp cấc vết thương vết loét, ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng).

Bài thuốc chữa vết thương phần mền: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bầng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.

Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ qụa tươi (Cudrania cuchinchincnsis) rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: Ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng 1 lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá mỏ qụa tươi và lá bòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng 1 lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tươi, lá thòng bong, lá hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng 1 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây chua me lá me

Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.

Cây cói

Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây lá tiết dê

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.

Cây cỏ may

Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)

Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Cây tai chuột

Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.

Cây hoa hiên

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.

Cây mã đề

Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.

Cây râu mèo

Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.

Cây thốt nốt

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.