Cây thạch vĩ

2015-09-29 02:07 PM

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo.

Tên khoa học Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell, (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.).

Thuộc họ Dương xỉ Polypodìaceae.

Mô tả cây

 Cây thạch vĩ

Cây thạch vĩ

Cây thạch vĩ là một loại dương xỉ nhỏ, có thân, rễ nằm ngang, dài tới 0,50m, dày vào khoảng 4mm, có nhiều nhánh phán chia theo lối đơn lúc. Trên thân rễ có nhiều vẩy to, ở mặt dưới từng quãng có nhiều rễ hình sợi, phân nhánh mọc đối. Lá có hai loại: Lá bất thụ và lá hữu thụ. Lá hữu thụ có cuống dài tới 9cm, phiến lá hình lưỡi mác rộng, dài 11-13cm, rộng 2-3cm. Mặt trên nhẵn màu xanh lục, mạt dưới màu nâu nhạt có nhiều ổ tử nang phủ khắp trừ trên gân giữa. Nhìn qua kính hiển vì, ta sẽ thấy ổ từ nang cấu tạo bởi một đám tử nang phân cách nhau bởi những lông hình sao có cuống dài. Các lá bất thụ có cuống ngắn hơn, độ 5cm, với phiến lá hình trái xoan hơi hình mác, dài khoảng 9-11cm, rộng 3-4cm. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu lục nâu, gân lá hình lông chim. Cả hai mặt đều nhẵn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cầy thạch vĩ mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam; thường hay gặp mọc bám trên các cây to hoặc trên các bức tường cũ nát. Còn thấy mọc cả ở Trung Quốc (Phúc Kiến, Đài Loan, Triết Giang, Giang Tô, An Huy, Hoa Nam), Nhật Bản.

Người ta dùng lá, toàn cây hay thân rễ tươi hay phơi khô. Có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học

Sơ bộ nghiên cứu vị thuốc, tháy có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, những đường khử ôxy, các chất béo và các chất vô cơ (G. Herman, 1. Ciulei và Vũ Vãn Chuyên, 1960).

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên giun đất. Lấy 350g cây, dùng ete etilic lấy kiệt trong máy soxhlet. Bốc hơi êtê, sẽ được chừng 13g cao. Chất cao này không có tấc dụng trên giun đất. Bã còn lại sau khi chiết bằng ête, được chiết lại bằng cồn 900, rồi bốc hơi rượu sẽ được 14g cao mềm. Hòa tan cao này trong nước cất. Dùng dịch cao này trong nước với nồng độ 5% thử trên giun đất, làm giun chết sau 45 phút.

Phòng thí nghiệm ký sinh trùng thuộc Trường đại học y khoa Hà Nội (1960) có thử tác dụng trên nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, thì thấy có tác dụng rõ rệt đối với sán lá ruột (Fasciol- opsis buski): Ký sinh trùng chết 15 phút sau khi cho thuốc.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Vị thuốc mới thấy dùng trong phạm vi nhàn dân: Người ta dùng thạch vĩ làm thuốc lợi tiểu tiện, dùng trong trường hợp tiểu tiện ra sỏi, tiểu tiện ra máu, viêm niệu đạo, bàng quang. Còn dùng làm thuốc bổ, thân rễ dùng chữa bệnh than, ung nhọt lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh. Nấu với dầu, bôi lên nơi tóc không mọc để chữa bệnh tóc rụng.

Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây chỉ thiên

Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.

Cây tai chuột

Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.

Cây lá tiết dê

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.

Cây nàng nàng

Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây cỏ may

Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.

Cây cà dái dê tím

Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Đại phúc bì

Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây đậu đỏ nhỏ

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cây sòi

Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây cỏ bợ

Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây hoa hiên

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.