Cây rau dừa nước

2015-10-01 09:29 AM

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là thủy long, du long thái.

Tên khoa học: Jussiaea repens L. (Cubospermum palustre Lour.).

Thuộc họ Rau dừa nước Oenotheraceae hoặc (Onagraceae).

Mô tả cây

 Cây rau dừa nước

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại, đầu tù hay hơi tròn, dài 4-6cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá màu trắng, cuống dài 1cm. Đài 5 răng, tràng 5, nhị 10, bầu hạ, 5 ô. Quả nang hình trụ dài 25mm, mở thành ba mảnh, trên mặt có lông. Hạt nhiều, nhỏ, hơi hình chữ nhật.

Phân bố thu háí và chế biến

Mọc hoang dại, rất phổ biến ở các ao, đầm, bờ ruộng ẩm ướt. Nhiều nơi chỉ dùng làm thức ăn cho lợn. Còn thấy mọc ở Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc.

Có thể thu hái gần như quanh năm. Hái về rửa sạch, thái ngấn, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới thấy trong thân lá có những hợp chất flavon, tanin, rất nhiều chất nhầy, rất nhiều muối Na, K.

Phân tích về mặt thực phẩm, thấy trong 100g rau dừa nước có 2,62g protit, 4,5g gluxit, 5,5g xenluloza, 1,2g tro, 153mg canxi, 2,5mg P, 0,7mg Fe, 0,26mg caroten, 52mg vitamin C.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân chỉ hay dùng rau dừa nước làm thức ăn cho lợn. Một vài nơi dùng ăn sống như xà lách.

Có người dùng cây giã nát với dầu thầu dầu rồi xát lên đầu chữa sài đầu (teigne) và một số bệnh da đầu khác. Tại một số vùng khác, nhất là đồng bào miền nam dùng sắc uống chữa sốt, lỵ ra máu, dùng ngoài chữa rắn cắn, bỏng. Tại Malaixia, nhân dân cũng dùng cây giã nát chữa bệnh ngoài da. Nhân dân đảo Angti sắc lấy nước chữa mắt và rửa vết thương cho chóng lên da.

Năm 1970, theo kinh nghiệm của lương y Phạm Công Tuyên, Tạ Trác Dụ ở Bệnh viện đông y Hà Nội đã dùng nước sắc rau dừa nước (100g khô trong một ngày, uống liên tục từ 5 đến 10 ngày) chữa 25 người (23 nữ, 2 nam) bị viêm bàng quang mà không do sỏi, hoặc lao bàng quang hay lao thận với những triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Kết quả thu được rất tốt: Sau một đến hai tuần điều trị, bệnh nhân hết đái buốt, đái rắt, nước tiểu bình thường sau 6 tháng hay hơn không thấy tái phát (Sức khỏe, 11-1970).

Các tác giả còn mở rộng điều trị 37 trường hợp đái ra dưỡng chấp (chylurie) và huyết dưỡng chấp (hemochylurie) mắc bệnh từ 1 tháng đến 1-2 năm. Bệnh nhân đi tiểu đục kéo dài, có bệnh nhân sáng dậy đái bật ra từng miếng màu trắng như thạch hoặc màu hồng như miếng thịt. Kiểm tra máu không thấy ấu trùng giun chỉ. Kết quả thu được rất tốt. Cách dùng cũng như trên: Mỗi ngày uống 100-200g rau dừa khô dưới dạng thuốc sắc (thêm 1,5-2 lít nước, đun sồi 2-3 giờ còn 0,5 lít chia hai lẩn uống trong ngày). Thời gian điều trị 4-64 ngày liên tục. Trong thời gian điều trị bệnh nhân kiêng mỡ, trứng, ít ăn mận hoặc ăn nhạt. Không những làm hết dưỡng chấp mà còn hết cả anbumin, hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây mã đề

Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.

Cây găng

Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.

Đại phúc bì

Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.

Cây thương lục

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Cây râu mèo

Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.

Cây nghệ

Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Cây cỏ bợ

Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.

Cây lục lạc ba lá tròn

Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Cây mã thầy

Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây nàng nàng

Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây đa

Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.

Cây lá tiết dê

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.