Cây mã đề
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (Thái) su ma (Thổ).
Tên khoa học Pìantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisnc).
Thuộc họ Mã để Plantaginaceae.
Theo thuyết của Lục cơ (cổ) thì loài cây này hay mọc ở vết chân ngựa kéo xe nên gọi tên (mã là ngựa, đề là móng chân).
Cây mã đé cho các vị thuốc có tên sau đây.
1. Xa tiền tử: Semen Plantaginis-là hạt phơi hay sấy khô.
2. Mã đé tháo: Herba plantagínis-là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô.
3. Lá mã đề: Folium plantaginis-là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Mô tả cây
Cây mã đề
Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân ngán, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bồng, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi đính nhau ở gốc, tràng màu nâu tổn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen. Thường trồng vào mùa xuân và mùa thu nhưng tốt nhất vào mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải, đất tốt cây rất to.
Vào thấng 7-8 quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập và giũ lấy hạt, rủy qua rây rồi phơi khỏ. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khí dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay khô.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa một glucozìt gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucuboz.it. Aucubin kết tinh với một phân tử nước, đun nóng ở 120“C thì mất nước. Độ chảy 180UC. Tan trong nước (36,5% nước 20°C), tan trong cồn 95" (1,1%), trong cồn metylic (13,8%), không tan trong ête và cloroioc.. Axit loãng hay men emunsin thủy phân cho glucoza và aucubigenin.
Có tác giả còn nói có plantagìn nhưng chưa xác định lại được.
Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vi- tamin c, vitamin K, yếu tố T (có người gọi là vitamin T), axit xitric.
Trong hạt chứa nhiều chất nhầy, axit plantenolic, adenin và cholin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng lợi tiểu
Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiều tãng, trong nước tiểu lượng urê, axít uric và muối đều tăng (thí nghiệm trên thỏ, chó và người).
Tác dụng chữa ho
Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7giờ, mạnh nhất sau khi uống 3 đến 6 giờ. Kết quả chữa ho, trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thì nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tác dụng chữa ho này không trở ngại đến sự tiêu hóa và cũng không có tác dụng phá huyết. Cho nên tác dụng chữa ho của mã đề khống giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm.
Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết, làm tăng sự bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa; tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ.
Tác dụng kháng sinh
Nước sắc mã để (toàn cây lml=lg mã đề) có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da (theo Trung hoa hì phu tạp chí, 1957, 4: 286-292).
Mã đề tán bột chế thành thuốc dầu đắp lên mụn nhọt dỡ nung mủ, đỡ bị viêm tấy (R. K. Aliev, 1945, Pharmacia).
Để lá mã đề trong tối và lạnh kiểu chế thuốc Filatov trong vài ngày có thể sinh chất biostimulin, chế thành thuốc tiêm, tiồm dưới da có thể chữa các bệnh mụn nhọt, viêm cổ họng, mắt.
Độc tính
Cho uống aucubin không thấy có triệu chứng độc (Nhật dược chí, 1992).
Tác dụng khác
Trên lâm sàng, mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả, ngày hái 20-30g cây mã đề tươi, non, thêm nước vào sắc kỹ chia 3 lần uống trong ngày theo (Thượng IIải trung y dượo lạp chí 3, 1959: 39-40).
Chữa /y cấp tính và mãn tính'. Lá mã đé tươi chế thành thuốc sác 100%, ngày uống 3 lần, mỗi lần 60-120ml nước sắc 100% nói trên. Có thể uống tới 200ml mỗi lần. Thời gian đièu trị 7-10 ngày, có thể kéo dài 1 tháng (Trung hoa nội khoa tạp chí. 1960, 8, 4: 351-353).
Công dụng và liều dùng
Từ thời cổ, mã đề được nhân dân ta và Truna Quốc dùng làm thuốc. Theo sách cổ, mã đề tính hàn, vị ngọt, không độc, vào 3 kinh can, thận và tiểu trường. Tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chữa dẻ khó, ho, trừ đờm, chỉ tả (cẩm đi ngoài), sáng mắt, thuốc bổ.
Trên thực tế, mã đề được dùng làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Ngày dùng 6 đến 12 g dưới dạng thuốc sắc. Hay dùng làm thuốc ho cho trẻ em, nhưng nhược điểm của loại thuốc này là gây cho trẻ đái dầm.
Trong sách cổ có nói: Phàm những người đì tiểu quá nhiều, đại tiện táo, không thắp nhiệt, thận hư, nội thương dương khí hạ giáng thì không nên dùng.
Dùng ngoài: Nhân dân ta và nhân dàn Liên Xô cũ dùng lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc có mã đề
Thuốc lợi tiểu: Xa tiền tủ (hạt mã đề) 10g, cam thảo 2g( nước 600ml (3 bát), sắc và giữ sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày. Chữa ho tiêu đờm: Xa tiền thảo (cây mã để) 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Đun sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, thì có thể thay bằng đường cho đủ ngọt mà uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây thương lục
Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.
Cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.
Cây đậu đen
Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.
Cây trạch tả
Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)
Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây khế rừng
Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây tai chuột
Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.
Chua me đất hoa vàng
Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cây rau om
Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.
Cây dưa chuột
Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.
Cây lá tiết dê
Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây dành dành
Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.
Cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.
Cây mần tưới
Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.