Cây hoa hiên

2015-09-25 10:22 AM

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lêlô, lộc thông.

Tên khoa học Hemerocallis fulva. L.

Thuộc họ Hành tỏi Lilìaceae.

Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây:

Rễ hoa hiên-hoàng hoa thái căn (Radix Hemerocalỉitìs) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên.

Lá hoa hiên (Polium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.

Mô tả cây

Cây hoa hiên 

Cây hoa hiên

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-10 đến 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Hoa hiên mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong Việt Nam để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa đổ máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, lá hái quanh năm; rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.

Thành phần hóa học

Khương Chi Nghĩa (Viện dược học Nam Kinh, Trung Quốc) đã chiết được từ rẽ hoa hiên của Trấn Giang 3 chất có tinh thế gọi là chất A, B và C có độ chảy 165-167°c, qua thí nghiệm dược lý thì có tác dụng ức chế đối với huyết hấp trùng nhưng có độc.

Các bộ phận khác, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) Trường đại học y khoa Hà Nôi đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy (Tạp chí đóng y số 76 (1966), trang 18-22):

Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là làm tăng tỷ lệ protrombin toàn phẩn.

Cũng như vitamin K, nước sác hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

Tiểu cầu tầng, hồng cầu tãng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.

Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.

Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Công dụng và liều dùng

Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân.

Theo đông y, hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, máu cam.

Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc,hay ép tươi lấy nước uống, Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.

Gần đây, tại Trung Quốc có nơi dùng rễ hoa hiên điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (sán máu, sán máng-schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.

Đơn thuốc có hoa hiên dùng trong nhân dân

Chữa chày máu cam: Lá hoa hiên 15-20g, nấu với 300ml nước, cô còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây côn bố

Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.

Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Cây cỏ bợ

Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.

Cây mã đề

Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)

Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây cỏ chỉ

Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Chua me đất hoa vàng

Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Cây thương lục

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Cây mã thầy

Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.

Đại phúc bì

Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.