Cây mộc tặc

2015-09-25 10:24 AM

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, bút đầu thái, cỏ tháp bút.

Tên khoa học Equisetum arvense L.

Thuộc họ Mộc tặc Equisetaceae.

Mộc tặc (Herha Equiseti arvensìs) là toàn cây mộc tặc phơi khô.

Vì cây có đốt lại ráp, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, do đó có tên là mộc tặc (mộc là gỗ, tặc là giặc, giặc đối với gỗ).

Mô tả cây

 Cây mộc tặc

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một loài cỏ sống lâu năm, thân rễ dài, có đốt, nằm sâu dưới đất (60-80cm), xuất hiện lên mặt đất hai thứ cành: Cành bất thụ và cành hữu thụ. Cành bất thụ xuất hiện sau và dài hơn cành hữu thụ, có thể dài đến 20-30cm, chia thành tùng dóng, mang ở mỗi mấu một vòng lá nhỏ hình sợi đính liền vào nhau tại phía gốc thành một thứ bẹ ôm lấy cành. Cành có thể có nhiều nhánh con, những nhánh này cũng mọc vòng từ các mấu. Các dóng của cành đều rỗng, chỉ ở ngang mấu thì dày, phía ngoài có nhiều rãnh dọc mỗi rãnh ứng với một lỗ khuyết trong phần vỏ.

Cành hữu thụ (xuất hiện trước cành bất thụ vào đầu mùa xuân) thường màu nâu không phân nhánh, mang nhiều vòng bào tử diệp xếp xít lại phía đầu cành thành một bông trông giống đầu nhọn bút lông.

Ngoài cây Equisetum arvense nói trên, ở vùng Sapa (Lào Cai) và một số vùng lạnh khác trong Việt Nam, tại những nơi ẩm ở ven bờ sông, còn gặp một loài mộc tặc nữa gọi là Equisetum debile Roxb, cùng họ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Trong Việt Nam có mọc ở nhiều nơi, nhưng ít chú ý dùng làm thuốc. Hái toàn cây về, bó lại thành từng bó con phơi khô: Mùa thu hái vào tháng 9-10.

Thành phần hóa học

Trong mộc tặc có các axit silixic, chất béo, phytosterol, axit equisetic, chất saponin, gọi là equisetonin, các chất ancaloit equiselin và nicotin.

Ngoài ra còn có equisetrin (glucozit) và isoquexitrin.

Trong mộc tặc Equisetum arvense L. có các hợp chất flavon, saponin, và một ít ancaloit.

Trong bào tử mộc tặc người ta chiết được articulatin và một lượng nhỏ izoarticulatin. Thủy phân articulatin ta sẽ được glucoza và một genin. Ngoài ra trong bào tử còn một axit gọi là axit equisetolic (Bonnett R. et al. Phytochemistry, 1972, II, 2801).

Trong mộc tặc Equìsetum hiemale L. người ta cũng chiết được một lượng nhỏ nicotin, dimetylsulfon, axit cafeic, độ tro 18,2% (Hegnauer R. Chemotaxonomie der Pfỉanzen III, 1964, 251), một ít tanin và saponin (Trung Quốc kinh tế thực vật chí ,1961, 1630). Ngoài ra còn 3 loại flavon là kacmpfcrot 3,7- ldiglucozit, kaempferol 3-glucozit, 7-diglucoz.it (Saleh N. A. M. et ai. Phytochemistry, 1972, II, 1095).

Công dụng và liều dùng

Tính chắt theo tài liệu cổ: Vị ngọt hơi đáng tính bình, vào 3 kinh phể, can và đảm. Có tác dụng giải cơ, cầm máu, tan màng mắt. Dùng chữa mắt đau chảy nước mắt, trĩ, huyết lỵ, băng trung.

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Liều dùng mỗi ngày 5-15g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có mộc tặc

Mộc tặc 15g, phù bình 10g, xích đậu 100g, táo đen 6 quả, nước 600ml, sắc còn 200 ml chia 3 lán uống trong ngày, chữa bệnh phù thũng viêm thận do bệnh ngoài da (Bài thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Bài viết cùng chuyên mục

Cây cà dái dê tím

Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Cây cỏ may

Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.

Cây găng

Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây nghệ

Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây thốt nốt

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

Cây dứa dại

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.

Cây tai chuột

Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.

Mật lợn mật bò

Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây Actiso

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Cây chua me lá me

Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.

Cây mã thầy

Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.

Cây đậu chiều

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.